Đề Cương Tuyên Truyền Phòng, Chống HIV/AIDS

Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với nhân loại. Nhận thấy tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS và đã thu được những kết quả nhất định, kiềm chế được tốc độ gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.

I. NHỮNG THUẬT NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

1. HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

2. AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.

3. Nhiễm trùng cơ hội là nhiễm trùng xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch vì bị nhiễm HIV.

4. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

 

doc15 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Tuyên Truyền Phòng, Chống HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ình họ;
+ Người tiêm chích ma tuý, bán dâm, mua dâm và bạn tình họ;
+ Nhóm người di biến động;
+ Phụ nữ mang thai;
+ Thanh thiếu niên;
+ Người sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
* Các hoạt động thông tin tuyên truyền:
- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi:
+ Đẩy mạnh công tác thông tin – giáo dục – truyền thông cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả vùng đô thị lẫn nông thôn, vùng biên giới trên một số phương tiện thông tin, tạp chí trung ương và địa phương tập trung thông tin - giáo dục - truyền thông chuyển đổi hành vi và thực hiện các hành vi an toàn. 
+ Chương trình thông tin - giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi: mở rộng diện bao phủ thông tin, cung cấp tài liệu tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS tới tất cả các cấp, ngành và người dân, đặc biệt là những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao. Thiết kế các mô hình phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù; tổ chức tốt việc truyền thông chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, đặc biệt với trẻ em. 
+ Huy động 100% cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền thông sẵn có của các ngành, các cấp, đoàn thể, nhân dân cùng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
+ Tập trung hướng dẫn hành vi an toàn tình dục, khuyến khích sử dụng bao cao su, an toàn trong tiêm chích dưới hình thức cung cấp bao cao su qua các kênh không truyền thống và trao đổi bơm kim tiêm
+ Các xã, phường trọng điểm trong khuôn khổ của các dự án quốc tế triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, đẩy mạnh công tác truyền thông trực tiếp chuyển đổi hành vi góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng.
+ Các ngành, các cấp, chủ động đưa nội dung chương trình phòng chống HIV/AIDS vào chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, vào các phong trào vận động quần chúng, các loại hình câu lạc bộ
+ Tất cả các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở đều có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục về HIV/AIDS với nội dung phù hợp.
+ Tăng cường tuyên truyền, cổ động trực quan bằng các tài liệu truyền thông như các tranh, áp phích, tờ rơi, khẩu hiệu phù hợp với từng đối tượng, củng cố và xây dựng thêm các cụm panô ở những địa điểm như cụm dân cư, bến tàu xe, vùng biên giới có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS.
- Tăng cường hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông và truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi của các nhóm trong cộng đồng:
+ Ngành y tế phối hợp với các ngành có liên quan phổ biến các tài liệu hướng dẫn, chăm sóc và hỗ trợ của xã hội cho các đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS.
+ Tăng cường xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên bán chuyên nghiệp từ lực lượng sẵn có của các ngành, cần có kế hoạch đầu tư thiết bị và kinh phí cho các đội truyền thông phòng chống AIDS, các đội văn nghệ lưu động tuyến huyện, thị. 
 + Ngành y tế phối hợp với các ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông, tư vấn, can thiệp tích cực phòng lây truyền HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy, mại dâm và phạm nhân ở các trại giam, trường giáo dưỡng; xem đây là nội dung cơ bản trong hoạt động can thiệp giảm tác hại, đồng thời khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Tăng cường các hoạt động can thiệp trong những nhóm người làm việc lưu động tại các công trình đang xây dựng và các hoạt động can thiệp truyền thông tại các cửa khẩu biên giới: xây dựng cụm panô, tập huấn kiến thức cho cán bộ nhân viên ở cửa khẩu 
+ Lồng ghép các nội dung tuyên truyền phòng chống AIDS với các chương trình, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng như lồng ghép các nội dung tuyên truyền về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa mới của ngành Văn hóa - Thông tin, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và các ngành có liên quan thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Triển khai công tác giáo dục giới tính và giáo dục phòng chống HIV/AIDS trong các trường đại học, cao đẳng và phổ thông trung học trên cơ sở kế hoạch cụ thể của chuyên ngành mà có chương trình phù hợp với mục tiêu của ngành:
Về giải pháp hoạt động:
+ Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng tổ chức và tham gia hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi.
+ Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ làm công tác truyền thông các cấp.
+ Lồng ghép thông tin - giáo dục - truyền thông phòng, chống HIV/AIDS với phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống AIDS tại cộng đồng dân cư” và phong trào dựa vào cộng đồng khác.
+ Phối hợp các loại hình truyền thông để chuyển tải kiến thức phòng, chống HIV/AIDS cho mọi người, đặc biệt là các nhóm đối tượng ưu tiên.
+ Đa dạng hóa hình thức truyền thông: Câu lạc bộ, hội thi, liên hoan văn nghệ, các tiểu phẩm, tọa đàm
+ Đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại nơi làm việc, di biến động và phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.
Về nội dung tuyên truyền:
+ Hướng dẫn kỹ năng thực hành sử dụng bao cao su và sử dụng bơm kim tiêm sạch.
+ Truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi thông qua các nhóm cộng tác viên, giáo dục viên đồng đẳng, nhân viên tiếp cận cộng đồng và các câu lạc bộ...
+ Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
+ Thực hiện các buổi tọa đàm trực tiếp và các phóng sự truyền hình về HIV/AIDS.
+ Tuyên truyền và quán triệt sâu rộng luật phòng, chống HIV/AIDS của Ban Thường vụ Quốc hội và Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong hệ thống Nhà nước và nhân dân. 
+ Tăng cường dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
III- NHỮNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 
1- Các giai đoạn phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS 
- Giai đoạn 1: Nhiễm HIV cấp (hay còn gọi thời kỳ cửa sổ - thời kỳ chuyển đổi huyết thanh).
- Giai đoạn 2: Nhiễm HIV không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn.
- Giai đoạn 3: là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng nhẹ, tiến triển (còn gọi là giai đoạn cận AIDS). 
 - Giai đoạn 4: là giai đoạn nhiễm HIV có triệu chứng lâm sàng nặng (còn gọi là giai đoạn AIDS). Ở người nhiễm xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh nặng, như: Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân).
2- Các đường lây truyền và yếu tố lây nhiễm HIV
Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn lây truyền duy nhất của HIV, không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác. HIV chỉ được lây truyền qua các đường:
- Đường máu.
- Đường tình dục.
- Đường truyền từ mẹ sang con.
Các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (máu, dịch sinh dục và sữa mẹ của người nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV phụ thuộc vào một số yếu tố như: diện tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, tần suất tiếp xúc, tình trạng nơi tiếp xúc và nồng độ HIV trong dịch tiết...
3- Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV
3.1- Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu
- Về nguyên tắc chung: tránh mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết sinh học (mủ, các chất dịch tiết ra từ vết thương hở...) của người khác. 
- Các biện pháp dự phòng: Chỉ truyền máu khi thật cần thiết; mọi dụng cụ xuyên chích qua da dùng trong tiêm, chích, thủ thuật, phẫu thuật chữa bệnh và chỉnh hình... đều dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng đúng cách; dùng riêng mọi dụng cụ có khả năng dính máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu..., mang găng tay hoặc khẩu trang khi cấp cứu bệnh nhân có chảy máu; không dùng ma túy hoặc chích ma túy...
3.2- Phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục
- Về nguyên tắc chung: tránh mọi sự tiếp xúc với dịch sinh dục của người khác.
- Các biện pháp dự phòng: không quan hệ tình dục với người mà ta không biết chắc chắn người đó có bị nhiễm HIV không; xét nghiệm HIV trước khi kết hôn; sống chung thủy, hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người; không quan hệ với người bán dâm, mua dâm; sử dụng bao cao su đúng cách; áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn... 
3.3. Phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con
- Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ đang có chồng, phụ nữ mang thai và bạn tình của họ.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV và xét nghiệm lại cho những người được coi là phơi nhiễm với HIV.
- Tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ và bạn tình của họ; thực hành tình dục an toàn cho cả nam và nữ, bao gồm khuyến khích sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; trì hoãn quan hệ tình dục, đặc biệt là trước hôn nhân.
- Tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai để đảm bảo rằng người phụ nữ nhiễm HIV có thể quyết định về sức khoẻ sinh sản của họ với đầy đủ thông tin; tư vấn và xét nghiệm HIV trong các dịch vụ sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. 
- Chăm sóc phụ nữ khi mang thai và khi đẻ: Tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ trong chăm sóc thai nghén, xét nghiệm lại trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai ở những nơi có tỷ lệ nhiễm HIV trong phụ nữ mang thai cao trong cộng đồng; đánh giá giai đoạn lâm sàng và miễn dịch thông qua đếm tế bào CD4 của phụ nữ mang thai nhiễm HIV; cung cấp thuốc ARV cho những phụ nữ mang thai nhiễm HIV đủ điều kiện, trẻ em bị phơi nhiễm; thực hành đỡ đẻ an toàn và tư vấn nuôi dưỡng trẻ sau sinh.
HIV/AIDS là căn bệnh nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bởi vậy, việc phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để hạn chế đến mức tối đa tình trạng lây nhiễm căn bệnh này, đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các biện pháp tuyên truyền và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ Trung ương tới địa phương.
 BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ ĐỒNG THÁP

File đính kèm:

  • docĐề cương TT PC HIV- AIDS.doc
Bài giảng liên quan