Đề kiểm tra 1 tiết Học kỳ 2- địa lí 12- chương trình chuẩn (Đề 1)
I-Xác định mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề: địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế của chương trình địa lí 12-chuẩn.
- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí dân cư, địa lí ngành kinh tế; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
M.01 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT-HỌC KỲ 2- ĐỊA LÍ 12- CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN I-Xác định mục tiêu kiểm tra - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề: địa lí dân cư, địa lí các ngành kinh tế của chương trình địa lí 12-chuẩn. - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp. - Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí dân cư, địa lí ngành kinh tế; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS. - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể. - Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. II-Xác định hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra tự luận III-Xây dựng ma trận đề kiểm tra: ( Ma trận tổng hợp) Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao 1.Địa lí dân cư a.Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư b.Lao động và việc làm c.Đô thị hóa d.Chất lượng cuộc sống -Chính sách dân số. -Trình bày đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động. -Sự phân bố mạng lưới đô thị. -Phân tích đặc điểm dân số và phân bố dân cư -Phân tích nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, gia tăng nhanh, phân bố chưa hợp lí. -Việc làm và hướng giải quyết. -Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số. -Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về số dân và tỉ lệ dân đô thị Việt Nam -Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. 30 % tổng số điểm = 3,0 điểm 33 % tổng số điểm = 1,0 điểm 33 % tổng số điểm = 1,0 điểm 17 % tổng số điểm = 0,5 điểm 17 % tổng số điểm = 0,5 điểm 2.Địa lí các ngành kinh tế a.Chuyển dịch CCKT b.Vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp c.Vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp. d.Vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ -Trình bày được ý nghĩa của sự chuyển dịch CCKT. -Trình bày được cơ cấu của ngành NN, tình hình phát triển và phân bố NN. -Trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản -Trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp -Trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của 7 vùng NN -Trình bày được xu hướng thay đổi trong TCLTNNN -Trình bày được cơ cấu CN theo ngành, TPKT, theo lãnh thổ. Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành CN -Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành CN trọng điểm. -Trình bày được khái niệm TCLTCN. -Trình bày được đặc điểm GTVT, TTLL -Trình bày được tình hình phát triển ngành DL, sự phân bố các T. tâm DL chính. -Phân tích được sự chuyển dịch CCKT theo ngành, theo TPKT và theo lãnh thổ. -Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền NN. -Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu NN. -Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức LTNN. -Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới TCLTCN. -Phân biệt được 1 số HTTCLTCN. -Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu CN theo TPKT.... -Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu ngành nội thương, ngoại thương. -Phân tích được các loại TNDL. -Sử dụng Át lát ĐLVN để phân tích cơ cấu ngành của 1 số TTCN và phân bố của các ngành CN trọng điểm. -Giải thích mối quan hệ giữa phát triển DL và BVMT. -Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành CN. -Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng thống kê về CN năng lượng, chế biến LT-TP. -Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải. -Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê về các ngành nội, ngoại thương, du lịch 70 % tổng số điểm = 7,0 điểm 44 % tổng số điểm = 3,0 điểm 28 % tổng số điểm = 2,0 điểm 14 % tổng số điểm = 1,0 điểm; 14 % tổng số điểm = 1,0 điểm Tổng số điểm: 10 Tổng số câu: 04 40 % tổng số điểm = 4.0 điểm; 30 % tổng số điểm = 3.0 điểm 15 % tổng số điểm = 1,5 điểm; 15 % tổng số điểm = 1,5 điểm IV- Viết đề kiểm tra từ ma trận: KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II-ĐỊA LÍ 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Câu 1(2,0 điểm) Nêu đặc điểm nguồn lao động của nước ta. Vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế-xã hội lớn của nước ta và hướng giải quyết ? Câu 2 (1,0 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2005. ( Đơn vị: %) NĂM TỔNG NÔNG THÔN THÀNH THỊ 1996 100 79,8 20,2 2005 100 75,0 25,0 Nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành thị và nông thôn của nước ta qua các năm trên. Câu 3( 3,5 điểm) Trình bày tình hình sản xuất lương thực của nước ta. Vì sao nói việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp ? Câu 4 (3,5điểm) Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế). (Đơn vị: tỉ đồng) Thành phần kinh tế Năm 1996 Năm 2005 Nhà nước 74161 249085 Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) 35682 308854 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39589 433110 Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. ---------Hết-------
File đính kèm:
- Soanmatranvadekiemtra_Mau.doc