Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 8 (lần 4)
1. Biết được tính chất của khí hiđrô
Biết được tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđrô.
-Tính được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm trong phần tính chất của H2
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Hóa 8 (Lần 4) Tiết PPCT: 59 Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng ở mức cao hơn TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Biết được tính chất của khí hiđrô Biết được tính chất vật lý và tính chất hóa học của hiđrô. -Tính được khối lượng chất tham gia hoặc sản phẩm trong phần tính chất của H2 Xác định chất dư dựa trên phương trình phản ứng Số câu hỏi 2 1 1(a,b) 1(c) 4 Số điểm 1 0,5 2 1 4,5 (45%) 2. Điều chế H2 phản ứng thế Biết được cách điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm. Biết được phản ứng thế. Số câu hỏi 1 1 Số điểm 0,5 0,5 (5%) 3. Nước Biết được thành phần định lượng của nước Biết được tính chất hóa học của nước Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 0,5 2 2,5 (25%) 4. Axit, bazơ, muối Biết phân loại được các loại hợp chất vô cơ Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quỳ tím Số câu hỏi 1 1 2 Số điểm 2 0,5 2,5 (25%) Tổng số câu Tổng số điểm 3 1,5 (15%) 1 2,0 (20%) 2 1 (10%) 1 2,0 (20%) 1 0,5 (5%) 1 2,0 (20%) 1 1 (10%) 9 10,0 (100%) Trường PTDTBTTHCS Liên xã ĐắcPring – ĐắcPre Họ và tên:………………………………………. Lớp: 8 KIỂM TRA MỘT TIẾT Môn: Hóa học ĐIỂM Lời phê của giáo viên: I. Trắc nghiệm (3đ). Em hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D mà em cho là đúng: 1. Trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí Hyđrô bằng cách đẩy nước do: A. Hyđro nặng hơn nước. B. Hyđro ít tan và không phản ứng với nước. C. Hyđro nhẹ hơn nước. D. Hyđro tan nhiều và phản ứng với nước. 2. Các phản ứng dưới đây phản ứng nào là phản ứng thế? A. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 B. CaCO3 CaO + CO2. C. Na2O + H2O 2NaOH. D. 2H2 + O2 2H2O. 3. Những cặp chất nào sau đây có thể được dùng để điều chế khí hyđrô trong phòng thí nghiệm? A. H2O và C . B. H2O và Zn. C. Zn và H2SO4. D. Cu và H2SO4. 4. Dung dịch nào sau đây làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ? A. MgCl2. B. HCl. C. KOH. D. CuSO4. 5. 1,5 mol nước có khối lượng là? A. 18g. B. 20g. C. 22,5g. D. 27g. 6. Cần bao nhiêu mol hyđrô để khử hoàn toàn 40g CuO? A. 0,25 mol. B. 0,5 mol. C. 1 mol. D. 1,5 mol. II. Tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) Hoàn thành phương trình hóa học theo sơ đồ sau: a. Na + H2O NaOH + H2 b. CaO + H2O Ca(OH)2 c. P2O5 + H2O H3PO4 d. 2H2 + ? 2H2O Câu 2: (2đ) Phân loại các hợp chất sau đây (oxit, axit, bazơ, muối): MgO, HNO3, KOH, SO3, NaCl, Al(OH)3, HCl, CaCO3. Oxit Axit Bazơ Muối Câu 3: (3đ) Khử 16g sắt (III) oxit bằng khí hyđro thu được sắt kim loại và nước. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng của sắt thu được sau phản ứng. c. Nếu cho cùng lượng sắt (III) oxit trên tác dụng với 8,96 lít khí hyđro (ở đktc) thì chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu mol? (Fe = 56; O = 16; H = 1) BÀI LÀM: ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Lần 4 - Tiết 59) I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B A C B D B Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ II. Tự luận: (7 điểm ) Câu 1: (2đ) HS lập đúng phương trình mỗi câu được 0,5 điểm Câu 2: (2đ) HS phân loại đúng mỗi hợp chất được 0,5 điểm Oxit Axit Bazơ Muối MgO HNO3 KOH NaCl SO3 HCl Al(OH)3 CaCO3 Câu 3: (3đ) Số mol của Fe2O3 = 16/160 = 0,1 mol (0,5đ) a/ Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (0,5đ) b/ (mol): 1 3 2 3 (mol): 0,1 0,4 0,2 (1đ) Khối lượng của Fe là = 0,2 x 56 = 11,2 (g) c/ Số mol của khí H2 là: 8,96/ 22,4 = 0,4 (mol) (0,5đ) Lập tỉ lệ: 0,1/1 số mol của H2 dư và số mol H2 dư là 0,4 - 0,3 = 0,1 (mol). (0,5đ)
File đính kèm:
- Kt 1 tiết Hóa 8, tuần 32.doc