Đề kiểm tra 45' môn: Sinh học 12

Hãy chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Trong học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hoá được hiểu là gì?

A. Nhân tố tiến hoá là nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho sinh vật ngày càng tiến bộ.

B. Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số Alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

C. Nhân tố tiến hoá là các nhân tố của môi trường tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật

D. Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm cho sinh vật biến đổi ngày càng thích nghi với môi trường.

Câu 2: Những loại biến dị nào sau đây nguyên liệu chính của quá trình chọn lọc?

A. Đột biến cấu trúc NST B. Đột biến số lượng NST

C. Đột biến điểm và biến dị tổ hợp D. Thường biến do tác động của môi trường

 

doc9 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45' môn: Sinh học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nào sau đây đúng?
A. Phôi sinh học chỉ nghiên cứu những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài
B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những quan điểm khác nhau trong quá trính phát triển phôi của các loài
C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những quan điểm giống và khác nhau ở các giai đoạn phát triển phôi của các loài
D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những điểm khác nhau ở giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài
Câu 2: Để giải thích sự tiến hoá của sinh giới, quan niệm hiện đại đã sử dụng các nhân tố nào sau đây?
A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng.
B. Ngoại cảnh, tập quán hoạt động của động vật, sự di truyền các biến dị tập nhiễm. 
C. Qúa trình đột biến, giao phối, chon lọc tự nhiên, các cơ chế cách li
D. Quá trình đột biến, giao phối, chon lọc tự nhiên, phân li tính trạng
Câu 3: Đối với Lamac, nhân tố quan trọng nào đã thúc đẩy sinh giới tiến hoá?
A. Sự chọn lọc các đổi nhỏ thành các biến đổi lớn
B. Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động ở động vật
C. Xu hướng tự nâng cao mức tổ chức của sinh vật
D. Các đột biến xuất hiện trong tự nhiên
Câu 4: Tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng vẫn được coi là nhân tố tiến hoá?
A. Giao phối không ngẫu nhiên làm xuất hiện các cặp gen đồng hợp tử lặn có hại nên gây chết cho sinh vật
B. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tốc độ sinh sản vì có sự lựa chọn các cá thể trong quá trình giao phối
C. Giao phối không ngẫu nhiên tuy không làm thay đổi tấn số alen, nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gen
D. Giao phối không ngẫu nhiên đã làm giảm khả năng sinh ra các biến dị tổ hợp trong quá trình sinh sản
Câu 5: Đặc điểm của cách li sinh sản là:
A. khác nhau khu phân bố nên không gặp nhau qua giao phối
B. bộ máy di truyền khác nhau nên không giao phối được
C. giao phối được nhưng hợp tử bị chết
D. không giao phối được do khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản hoặc tập tính sinh dục khác
Câu 6: Trong sinh học hiện đại, tiến hoá được hiểu như thế nào?
A. tiến hoá là quá trình biến đổi theo chiều hướng tiến bộ của sinh vật trên Trái Đất từ thế hệ này qua thế hệ khác.
B. Tiến hoá là quá trình phát sinh và phát triển của sinh giới dưới ảnh hưởng của môi trường từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. Tiến hoá là quá trình làm thay đổi tần số Alen và thành phần KG của QT từ thế hệ này qua thế hệ khác.
D. Tiến hoá là quá trình biến đổi của sinh vật làm cho chúng ngày càng thích nghi với môi trường qua các thế hệ.
Câu 7: Nhân tố nào sau đây phân biệt sự giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi với quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình đột biến B. Quá trình giao phối C. Các cơ chế cách li D. Quá trình CLTN
Câu 8: Nội dung nào sau đây sai đối quan niện của Đacuyn?
A. CLTN là động lực thúc đẩy sinh giới tiến hoá 
B. CLTN là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất với môi trường sống.
C. CLTN là quá trình tạo ra các nòi và thứ mới trong phạm vi một loài
D. CLTN là quá trình tích luỹ các biến di có lợi, đào thải biến dị có hại đối với sinh vật
Câu 9: Tác động của di- nhập gen là gì?
A. Di-nhập gen làm xuất hiện các tổ hợp gen mới trong quần thể
B. Di- nhập gen lam mất đi một hoặc một số gen của sinh vật
C. Di- nhập gen làm tăng sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên
D. Di- nhập gen làm thay đổi tần số các alen trong quần thể
Câu 10: Giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến kết quả nào sau đây?
A. Thay đổi tần số gen theo hướng giảm dần các kiểu gen dị hợp tử.
B. Thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
C. Thay đổi kích thước quần thể theo hướng tăng số lượng cá thể.
D. Thay đổi kích thước cá thể theo hướng làm giảm số lượng cá thể.
Câu 11: Trong học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, nhân tố tiến hoá được hiểu là gì?
A. Nhân tố tiến hoá là nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho sinh vật ngày càng tiến bộ.
B. Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số Alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Nhân tố tiến hoá là các nhân tố của môi trường tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật
D. Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm cho sinh vật biến đổi ngày càng thích nghi với môi trường.
Câu 12: Những loại biến dị nào sau đây nguyên liệu chính của quá trình chọn lọc?
A. Đột biến cấu trúc NST 	 B. Đột biến số lượng NST
C. Đột biến điểm và biến dị tổ hợp D. Thường biến do tác động của môi trường
Câu 13: Người đặt nền mống đầu tiên về tiến hoá là:
A. Aristôt	B. Xanh Hile	C. Lamac	D. Đacuyn
Câu 14: Tồn tại chủ yếu của Lamac là:
A. chưa hiểu rõ cơ chế của biến dị và di truyền
B. chưa giải thích được sự tiến hoá từ đơn giản đến phức tạp bằng khuynh hướng tiệm tiến vốn có của sinh vật
C. chưa giải thích được cơ chế xuất hiện các đột biến
D. chưa giải thích được cơ chế tác động của ngoại cảnh và cho rằng thường biến có thể di truyền được
Câu 15: Thực chất của CLTN là:
A. quá trình tạo loài mới B. quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
C. quá trình hính thành các nòi mới và thứ mới
D. quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các KG khác nhau trong quần thể 
Câu 16: Cơ quan tương đồng là những cơ quan:
A. có hình thái tương tự nhau
B. có cùng vị trí nhưng không phát triện đầy đủ ở cơ thể trưởng thành
C. nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể và có kiểu cấu tạo giống nhau cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên
D. có nguồn gốc khác nhau nhưng lại đảm nhận các chức năng giống nhau
Câu 17: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc là:
A. đột biến gen	B. đột biến xôma	 C. đột biến giao tử	D. đột biến tiền phôi
Câu 18: Trong cùng một khu phân bố địa lí, các QT của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau hình thành nên loài mới. Đây là phương thức:
A. hình thành loài mới bằng con đường địa lí	 
B. hình thành loài mới bằng con đường sinh thái
C. hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá
D. hình thành loài mới bằng con đường hoá học
Câu 19: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường được sự dụng ở:
 A. động vật nguyên sinh B. động vật bậc thấp C. động vật bậc cao D. thực vật
Câu 20: Đột biến NST nào sau đây có thể dẫn đến hình thành loài mới một cách nhanh chóng?
 A. Đột biến mất đoạn. B. Đột biến đa bội. C. Đột biến thêm đoạn. D. Đột biến lệch bội.
Câu 21: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. thường biến	B. đột biến gen	C. biến dị tổ hợp	D. đột biến NST
Câu 22: Cơ quan thoái hoá là những cơ quan:
A. xuất hiện ở giai đoạn trước, về sau hoàn toàn biến mất.
B. chỉ xuất hiện ở giai đoạn phát triển phôi và chỉ còn dấu vết khi mới sinh ra.
C. chỉ xuất hiện khi sơ sinh, lúc trưởng thành sẽ bị thoái hoá.
D. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành và chỉ còn lại vết tích xưa kia của chúng.
Câu 23: Quan niệm hiện đại đã:
A. bác bỏ hoàn toàn học thuyết của Lamac và Đacuyn
B. chỉ bác bỏ học thuyết của Lamac
C. có nội dung hoàn toàn độc lập với thuyết tiến hoá cổ điển.
D. không bác bỏ mà còn bổ sung thêm để làm sáng tỏ học thuyết của Đacuyn
Câu 24: Tiến hoá nhỏ:
A. sự tiến hoá của vật nuôi, cây trồng do tác động của chọn lọc nhân tạo.
B. quá trình hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi và cây trồng
C. quá trình hình thành nòi mới và thứ mới
D. Là quá trình biến đổi thành phần KG của quần thể (QT) so với QT gốc và hình thành loài mới
Câu 25: Nhờ quá trình giao phối, nguồn nguyên liệu sơ cấp trở thành nguồn nguyên liệu thứ cấp. Nguyên liệu thứ cấp ở đây là:
A. đột biến gen được nhân lên nhiều hơn 	 B. đột biến NST được nhân do nguyên phân
C. các biến dị tổ hợp	 D. những nguyên liệu thứ yếu không quan trọng đối với tiến hoá 
Câu 26: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường sinh thái thường gặp ở:
A. động vật bậc cao	B. các loài giao phối
C. thực vật và động vật ít di chuyển	D. tất cả các dạng sinh vật 
Câu 27: Loài sinh học là:
A. tập hợp các cá thể giống nhau về nhiều đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí, sống trong một lãnh thổ cụ thể, có khả năng giao phối tự do với nhau cho ra đời con hữu thụ.
B. một hoặc một nhóm QT gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên cho ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản nhưng cách li sinh sản với các quần thể khác.
C. một tập hợp một số QT ở các khu vực sống khác nhau, nhưng có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí và các đặc điểm thích nghi với môi trường sống cụ thể giống nhau.
D. một tập hợp các cá thể có thể giao phối với tự do với nhau cho ra con có khả năng sinh sản, phân bố trong những khu vực địa lí có đặc điểm về địa hình, nhiệt độ, độ ẩm...giống nhau.
Câu 28: Thay đổi tần số alen khi kích thước của quần thể giảm là do:
 A. CLTN B. yếu tố ngẫu nhiên. C. đột biến của sinh vật. D. di- nhập gen.
Câu 29:Tiến hoá lớn là:
A. quá trình hình thành loài mới khác với loài ban đầu.
B. quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở môi trường sống mới.
C. quá trình chọn lọc, diễn ra trong toàn bộ sinh giới.
D. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
Câu 30: Đóng góp nổi bật nhất của Đacuyn là:
A. là người đầu tiên hiểu được cơ chế của di truyền và biến dị.
B. phát hiện vai trò sáng tạo của chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.
C. phát hiện đặc điểm thích nghi của sinh vật chỉ có tính tương đối.
D. đề xuất khái niệm về biến dị cá thể và biến dị xác định.
Sở giáo dục đào tạo quảng bình
 Trường thpt bc bố trạch
 đáp án đề kiểm tra 45'
Môn: Sinh học 12
Thời gian: 45'
Đề I
Từ câu 1- 20 mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.
Từ câu 21- 30 mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.
1b
2c
3c
4c
5d
6d
7c
8a
9a
10b
11c
12b
13c
14d
15b
16d
17b
18d
19d
20b
21c
22c
23c
24c
25c
26b
27d
28c
29a
30d
Đề II
Từ câu 1- 10 mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.
Từ câu 11- 30 mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.
1c
2c
3b
4c
5d
6c
7c
8c
9d
10a
11b
12c
13c
14d
15d
16c
17a
18b
19d
20b
21b
22d
23d
24d
25c
26c
27b
28d
29d
30b

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet sinh 12 k2.doc
Bài giảng liên quan