Đề Kiểm Tra 45 Phút Lịch Sử Lớp 7 Trường THCS TT Khe Tre

ĐỀ 1

Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 -1423?

Câu 2: ( 3 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 3: ( 2 điểm) Nhân xét nông nghiệp Đàng Trong và nông nghiệp Đàng Ngoài ở thế kỉ XVI-XVIII?

 

doc6 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Kiểm Tra 45 Phút Lịch Sử Lớp 7 Trường THCS TT Khe Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 7
 Thời gian làm bài 45 phút 
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ 
MỨC ĐỘ 
Nhận
 biết
Thông hiểu
Vận
 dụng (1)
Vận dụng(2)
 nếu có
Tổng số
TL
TL
TL
TL
1 . CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
BÀI 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Câu 1
5 điểm
Câu 1
5 điểm
Câu 2
3 điểm
3 câu
13 điểm
Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ
Câu 1
5 điểm
1 câu
5 điểm
2. CHƯƠNG V ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII
Bài 22: Sự suy yếu nhà nước phong kiến tập quyền(thế kỉ XVI- XVIII)
Câu 3
2 điểm
1 câu
2 điểm
BÀI 23: 
Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI- XVIII
Câu 3
2 điểm
1 câu
2 điểm
Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Câu 2
3 điểm
1 câu
3 điểm
BÀI 25: 
Phong trào Tây Sơn
Câu 2
3 điểm
Câu 3
2 điểm
2 câu
5 điểm
TỔNG SỐ
3 Câu
15 điểm
50%
 3Câu
9 điểm
30%
3Câu
6 điểm
20%
9 câu
30 điểm
100%
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 7
 Thời gian làm bài 45 phút 
ĐỀ 1
Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 -1423?
Câu 2: ( 3 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Câu 3: ( 2 điểm) Nhân xét nông nghiệp Đàng Trong và nông nghiệp Đàng Ngoài ở thế kỉ XVI-XVIII?
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 7
ĐỀ 1
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Do lực lượng còn mỏng và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn
- Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rất nhiều khó khăn, gian khổ,
- Nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn và tiếp tục hoạt động.
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
1
1
1
1
1
2
* Nguyên nhân:
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng nghĩa quân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - thời Lê sơ.
0,5
1
0,5
0,5
0,5
3
- Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triền là do: (chiến tranh giữa các thế lực PK; do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều...do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi...); 
- Nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: (diện tích không ngừng được mở rộng - khai hoang, lập ấp...điều kiện tự nhiên thuận lợi...)
1
1
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 7
 Thời gian làm bài 45 phút 
ĐỀ 2
Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày quá trình nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An, Tân Bình ,Thuận Hóa từ cuối 1424 – 1426?
Câu 2: ( 3 điểm) Nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII??
Câu 3: ( 2 điểm) Nhận xét gì tình hình chính trị - xã hội nước ta ở thế kỷ XVI – XVIII ?
------------HẾT---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 7
ĐỀ 2
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận,
- Ngày 12 - 10 -1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân. 
- Trên đà thắng lợi, tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
- Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa,
- Vùng giải phóng của nghĩa quân đã kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
1
1
1
1
1
2
*Nguyên nhân bùng nổ:
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền vua Lê - chúa Trịnh quanh năm hội hè, yến tiệc vung phí tiền của. Quan lại, binh lính ra sức đục khoét nhân dân.
- Quan lại địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, sản xuất nông nghiệp đình đốn, thiên tai, hạn hán xảy ra liên tiếp; công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn. Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, nhiều người phải bỏ làng đi phiêu tán.
*Ýnghĩa
- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử, nhưng cũng đã góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.
1
1
1
3
- Về chính trị : không ổn định do chính quyền luôn thay đổi , chiến tranh liên tiếp xảy ra .
- Về xã hội : Mâu thuẫn giữa nhân dân với địa chủ và nhà nước phong kiến ngày trở nên gay gắt , đời sống nhân khổ cực.
1
1
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 TRƯỜNG THCS TT KHE TRE Môn : LỊCH SỬ Lớp 7
 Thời gian làm bài 45 phút 
ĐỀ 3
Câu 1: ( 5 điểm) Trình bày tình hình kinh tế nước Đại Việt thời Lê sơ?
Câu 2: ( 3 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn?
Câu 3: ( 2 điểm) Phong trào Tây Sơn đã có những cống hiến to lớn gì đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771- 1789? Em có nhận xét và đánh giá như thế nào về vua Quang Trung? 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 7
ĐỀ 3
Câu
Đáp án
Điểm
1
*Nông nghiệp:
- Nhà Lê đã cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất đồng thời kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
- Đặt một số quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ... thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
- Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
* Công nghiệp, thương nghiệp.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất; hình thành các công xưởng do nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền...; khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
- Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý... là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
1,5
1
0,5
1
1
2
a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Nhờ có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. 
b. Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước hàng trăm năm. Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của dân tộc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
0,75
0,75
0,75
0,75
3
- Phong trào Tây Sơn đã có những cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771- 1789: 
 + Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. 
 + Đánh bại quân xâm lược Xiêm,Thanh bảo vệ độc lập dân tộc.
 - Nhận xét và đánh giá : Quang Trung là lãnh tụ kiệt xuất, là nhà quân sự – chính trị thiên tài là anh hùng dân tộc vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỉ XVIII.
0,5
0,5
1

File đính kèm:

  • docSU 7 TUẦN 26.doc
Bài giảng liên quan