Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học lớp 9

Câu 1:Gọi :A là gen qui định cà chua quả đỏ trội hơn so với gen a qui định quả vàng. Kiểu gen nào sau đây cho cà chua quả hồng.

A. AA B. Aa

C. aa D. AA x aa.

Câu 2:Phát biểu nào sau đây là đúng.

A.Nếu F1 đồng tính thì F2 thuần chủng.

B.Cơ thể có kiểu hình trội bao giờ cũng có một kiểu gen.

C.Khi P thuần chủng thì F1 có tỉ lệ kiểu hình là: 3 trội:1 lặn;tỉ lệ kiểu gen là:1AA:2Aa:1aa.

D.Cá thể có kiểu gen dị hợp 3 cặp gen phân li độc lâp với nhau thì sẽ có thể có 8 loại giao tử khác nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường :..
Lớp:................. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC.. 
Họ và tên:.......................... MÔN SINH HỌC LỚP 9(Thời gian 60 phút)
I.TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Thời gian làm bài 10 phút.
Khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng.
Câu 1:Gọi :A là gen qui định cà chua quả đỏ trội hơn so với gen a qui định quả vàng. Kiểu gen nào sau đây cho cà chua quả hồng.
A. AA B. Aa 
C. aa D. AA x aa.
Câu 2:Phát biểu nào sau đây là đúng.
A.Nếu F1 đồng tính thì F2 thuần chủng.
B.Cơ thể có kiểu hình trội bao giờ cũng có một kiểu gen.
C.Khi P thuần chủng thì F1 có tỉ lệ kiểu hình là: 3 trội:1 lặn;tỉ lệ kiểu gen là:1AA:2Aa:1aa.
D.Cá thể có kiểu gen dị hợp 3 cặp gen phân li độc lâp với nhau thì sẽ có thể có 8 loại giao tử khác nhau.
Câu 3: Kỳ nào sau đây chiếm 96 % thời gian trong chu kỳ tế bào :
A.Kỳ cuối; B.Kỳ sau; 
C.Kỳ giữa; D.Trung gian.
Câu 4: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:
A.Sự kết hợp theo nguyên tắc giao tử đực kết hợp giao tử cái ; 
B. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội ; 
C.Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và cái ; 
D. Sự phối hợp 2 giao tử cùng loại.
Câu 5: Đơn phân của ARN là :
A.Acid amin; B.Nucleotit ; 
C. Glucozo; D.Ribozo.
Câu 6 : Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?
A.Cấu trúc bậc 1; B.Cấu trúc bậc 1 và bậc 2; 
C.Cấu trúc bậc 2 và bậc 3; D.Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.
Câu7: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến nhiễm sắc thể. Đó là dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây?
A. Mất đoạn; B. Lặp đoạn; 
C. Đảo đoạn; D. Chuyển đoạn. 
Câu 8: Bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào dưới đây ?
	A. 2n + 1; B. 2n – 1;
C. 2n + 2; D. 2n – 2.
II.TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Thời gian làm bài 50 phút.
Câu 9: Điểm khác nhau giữa bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Đao và bộ nhiễm sắc thể của người bình thường ? Có thể nhận biết bệnh Đao qua đặc điểm nào ?(2 điểm)
Câu 10: Phân tử AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? Có một đoạn AND dài 5100 A0 .Tính số nuclêôtit của mỗi loại trong phân tử AND đó.Biết rằng số nuclêôtit của loại A là 300 nuclêôtit.(3 điểm)
Câu 11: (3 điểm) Ở cà chua gen A qui định màu quả đỏ , gen a qui định màu quả vàng, viết sơ đồ lai và xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình F1 trong các trường hợp sau đây:
a.P: Cây quả vàng x Cây quả vàng.
b.P:Cây quả đỏ x Cây quả vàng.
---------HẾT------------
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM :(2 điểm)
 (Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm)
Câu 1:B; Câu 2:D; Câu 3:D; Câu 4:C; Câu 5 :B; Câu 6:D; Câu 7:A; Câu 8:A.
II. Tự luận:( 8 điểm)
Câu 9(2 điểm)
	- Ở người bình thường, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Ở bệnh nhân Đao, cặp số 21 có chứa 3 NST.(1 đ)
	- Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các đặc điểm: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.(0,75 đ) Về sinh lý, bệnh nhân Đao bị si đần bẩm sinh và không có con.(0,25 đ)
Câu 10: (3 đ)
- Sự tự nhân đôi của AND theo nguyên tắc:
+ Khuôn mẫu, nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp trên mạch khuôn của ADN mẹ.(0,5 đ)
+ Bổ sung: các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào:A liên kết với T; G liên kết với X và ngược lại. (0,5 đ) 
+Giữ lại một nữa( bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, mạch còn lại mới được tổng hợp.(0,5 đ)
Phân tử AND:
+Có chiều dài(l):5100A0 à Số nuclêôtit(N) của ADN là: 
 N = 2l/3,4 = 2*5100/3,4 = 3000 (nuclêôtit) (0,5 đ)
+ Theo nguyên tắc bổ sung ta có: (0,25 đ)
 A = T = 300 (nuclêôtit) (0,25 đ)
 G = X = N/2 – (A + T) (0,25 đ)
 = 3000/2 – ( 300 + 300) = 900 (nuclêôtit) (0,25 đ) 
Câu 11(3 đ)
a.Kiểu gen cây quả vàng:aa 0,25 đ)
P: Cây quả vàng x cây qua vàng (0,25 đ)
 aa aa
GP: a a (0,25 đ)
F1: aa 
Kết luận: Kiểu hình: 100% quả vàng
 Kiểu gen: aa (0,25 đ)
b. Cây quả đỏ có 2 kiểu gen : Aa và AA (0,25 đ)
 Cây quả vàng có 1 kiểu gen:aa
Có 2 trường hợp xảy ra( 0,25 đ)
 TH1:
 P: cây quả đỏ x cây quả vàng(0,25 đ)
 AA aa
GP: A a (0,25 đ)
F1: Aa
Kết luận:Kiểu hình: 100% cây quả đỏ.
 Kiểu gen : Aa. (0,25 đ)
 TH2:
 P: Cây quả đỏ x cây quả vàng
 Aa aa (0,25 đ)
GP: A , a a (0,25 đ)
F1: Aa:aa
Kết luận: kiểu hình: 50% cây quả đỏ; 50% cây quả vàng.
 kiểu gen: 1Aa:1aa. (0,25 đ).

File đính kèm:

  • docdeKTHKI9sinh.doc
Bài giảng liên quan