Đề kiểm tra học kì II Lớp 10
Câu 1. ( 2 điểm)
Thế nào là đề tài, chủ đề của Văn bản văn học?
Nêu đề tài của “ Chinh phụ ngâm”
Câu 2 ( 2 điểm)
Phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau đây:
a. khắc giờ đằng đẳng như niên
Mối sầu dằng dặt tựa miền biển sa.
b. Qua tác phẩm “ Truyện Kiều” đã cho thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10 ( CTC )Thời gian: 90 phútCâu 1. ( 2 điểm)Thế nào là đề tài, chủ đề của Văn bản văn học? Nêu đề tài của “ Chinh phụ ngâm”? Câu 2 ( 2 điểm) Phát hiện và chữa lỗi trong các câu sau đây: a. khắc giờ đằng đẳng như niên Mối sầu dằng dặt tựa miền biển sa. b. Qua tác phẩm “ Truyện Kiều” đã cho thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du. Câu 3: (6 điểm) Phấn tích đoạn trích sau để thấy được tình cảnh trớ trêu của Kiều và tấm lòng nân đạo ssau sắc của Nguyễn Du: “Biết bao bướm lả ong lơi, Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa”. (Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMCâu 1: HS nêu được khái niệm đề tài, chủ đề + Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản (0,5)+ Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống (0,5)Nêu được đề tài của "Chinh phụ ngâm": chiến tranh phong kiến và nỗi khổ của những người phụ nữ ( cụ thể người vợ lính) (1đ)(Nếu HS chỉ nêu được 1 trong hai ý, cho 0,5 đ) Câu 2: Hs gọi tên được lỗi và sửa đúng lỗi:Lỗi chính tả (0,25đ)- Đằng đẳng: → "đằng đẵng" (0,25đ) - Dặt → dặc (0,25đ); sa → xa (0,25đ) b. Lỗi ngữ pháp, câu thiếu chủ ngữ (0,5 đ)Sửa: HS có thể sửa theo hai cách: hoặc thêm chủ ngữ hoặc chuyển phần trạng ngữ chỉ cách thức thành chủ ngữ đều được, sửa đúng được 0,5đQua tác phẩm "Truyện Kiều", ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn DuTác phẩm "Truyện Kiều" đã cho ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn DuCâu 3: Đề bài đã có định hướng rõ ràng: phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ 2 ý: tình cảnh trớ trêu của Kiều và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du.HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nắm được vị trí đoạn trích và những gì đã diễn ra trước đó, đảm bảo được các ý cơ bản sau:* Về mặt nội dung:- Tình cảnh trớ trêu của Kiều (hay cuộc sống chốn lầu xanh): + Kiều trước đó đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ nhưng cuối cùng nàng đã mắc bẫy của Tú Bà và Sở Khanh và buộc phải tiếp khách + Cuộc sống lầu xanh nhìn bên ngoài rất "đông vui, tấp nập" với bướm ong lơi lả, lá gió cành chim...nhưng thực chất bên trong lại xô bồ, trác táng, trụy lạc với những cuộc say, trận cười, những hành vi lả lơi... + Sống trong cảnh đó, Kiều không hề vui sướng mà ngược lại chỉ thấy tủi hổ ê chề, bẽ bàng, cay đắng...tự thương xót cho chính mình- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du (thể hiện qua 2 phương diện): + chọn người kĩ nữ (Kiều) làm nhân vật chính nhưng vẫn thể hiện được tính cách của nhân vật, vẫn nói lên được sự tự ý thức, sự đau khổ, thương thân xót phận của nhân vật + thái độ trân trọng, sự cảm thông của Nguyễn Du đối với Kiều, không chỉ trong đoạn trích này mà còn nhất quán trong toàn bộ tác phẩm.* Về mặt nghệ thuật:- Bút pháp ước lệ với những hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười; những điển tích, điển cố như Tống Ngọc, Trường Khanh...đã giúp Nguyễn Du vừa miêu tả chân thực cuộc sống chốn lầu xanh vừa giữ được chân dung cao đẹp của Kiều...- Các hình thức đối xứng ( tách từ, đối xứng giữa hai câu thơ lục bát...) được khai thác triệt để nhằm tô đậm nỗi thương thân, xót phận của Kiều- Điệp từ "mình" thể hiện sâu sắc nỗi niềm thương thân, xót phận và nỗi đau không thể chia sẻ cùng ai của Kiều...* Lưu ý: Đáp án chia ra nội dung, nghệ thuật để thấy rõ các ý nhưng tốt nhất trong bài làm của HS cần phân tích kết hợp giữa nghệ thuật và nội dung, không nên tách rời.* Thang điểm:- Nội dung (5 đ):+ Bài làm đầy đủ các ý, phân tích kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc (5 đ)+ Bài làm đầy đủ ý, có phân tích nội dung và nghệ thuật, còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt (4,5 đ)+ Bài làm nêu được hai phần ba ý,có phân tích cả nội dung lẫn nghệ thuật, có một số lỗi (3,5đ)+ Bài làm nêu được một nửa số ý, có phân tích nội dung, nghệ thuật.. (3đ)+ Bài làm lạc đề, chỉ nêu được một hoặc một vài ý, chỉ phân tích nội dung, không có nghệ thuật và ngược lại (0 => 2,5đ)- Hình thức (1đ):Dành cho những bài làm sạch sẽ, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, có sáng tạo...
File đính kèm:
- De_kiem_tra_hoc_ki_1_lop_10_ky_II_matran.ppt