Đề kiểm tra học kỳ II môn: Ngữ văn 10

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm).

I/ Đọc kĩ các câu sau đây và chọn câu trả lời theo em là đúng.

Câu 1(0,25 điểm). Chinh phu ngâm của Đặng Trần Côn được viết theo thể thơ nào?

 A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Thất ngôn bát cú Đường luật.

 C. Song thất lục bá.t D. Trường đoản cú.

Câu 2 (0,25 điểm).Trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tác giả đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng nào?

A. Tả nội tâm qua ngoại hình, qua hành động.

B. Tả ngoại cảnh, miêu tả các hành động.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Độc thoại nội tâm, đối thoại.

 Câu 3 (0,25 điểm).Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam vào giai đoạn nào?

 A. Thế kỷ XVIII. B. Nửa cuối thể kỷ XVIII.

 C. Nửa đầu thế kỷ XIX. D. Nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn: Ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THPT Ngô Mây-Phù Cát. Năm học 2006-2007
 MÔN : NGỮ VĂN 10
 Thời gian : 90 phút
TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
I/ Đọc kĩ các câu sau đây và chọn câu trả lời theo em là đúng.
Câu 1(0,25 điểm). Chinh phu ngâm của Đặng Trần Côn được viết theo thể thơ nào?
 A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Thất ngôn bát cú Đường luật.
 C. Song thất lục bá.t D. Trường đoản cú.
Câu 2 (0,25 điểm).Trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tác giả đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng nào?
Tả nội tâm qua ngoại hình, qua hành động.
Tả ngoại cảnh, miêu tả các hành động.
Cả A và B đều đúng.
Độc thoại nội tâm, đối thoại.
 Câu 3 (0,25 điểm).Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của văn học Việt Nam vào giai đoạn nào?
 A. Thế kỷ XVIII. B. Nửa cuối thể kỷ XVIII.
 C. Nửa đầu thế kỷ XIX. D. Nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX.
 Câu 4 (0,25 điểm).Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều theo một cuốn tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân có tên là:
 A . Kim Kiều truyện. B. Kim Vân Kiều tân truyện.
 C. Kim Kiều tân truyện. D. Kim Vân Kiều truyện.
 Câu 5 (0,25 điểm). Đau đớn thay phận đàn bà,
 Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
 Hai câu thơ trên trích từ:
 A. Truyện Kiều. B. Văn tế thập loại chúng sinh.
 C. Long Thành cầm giả ca. D. Độc Tiểu Thanh kí.
 Câu 6 (0,25 điểm).Khi Kiều nói:
Phận sao phận bạc như vôi,
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
 Người đọc có thể nghe thấy được nỗi đau trong lòng nàng:
 A. Nỗi đau khi đành chấp nhận số kiếp hồng nhan bạc phận.
 B. Nỗi đau tự ý thức về thân phận con người, về phận đàn bà.
 C. Đau cho mình bao nhiêu, thương người yêu bấy nhiêu.
 D. Trao duyên cho em rồi, vẫn xót đau mãi mối tình đầu lỡ làng.
Câu 7(0,25 điểm).Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên là gì?
 A. Tả cảnh. B. Tả tình.
 C. Tả cảnh ngụ tình . D. Miêu tả nội tâm nhân vật.
Câu 8 (0,25 điểm).Trong đoạn trích Nỗi thương mình, Tống Ngọc, Tràng Khanh chỉ hạng người nào?
 A. Hạng anh hùng, hiệp sĩ. B. Hạng khách ăn chơi phong lưu.
 C. Hạng khách thương gia. D. Hạng khách giang hồ.
Câu 9 (0,25 điểm).Chọn từ viết đúng trong các từ sau.
 A. Bàn hoàng B. Bàng hoàng
 C. Bàng hoàn D. Bàn hoàn.
Câu 10 (0,25 điểm).Ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trước hết trong các lĩnh vực nào?
 A. Các văn bản hành chính, pháp luật. B. Các văn bản khoa học, chính luận.
 C. Các văn bản báo chí, tuyên truyền. D. Các văn bản thơ, văn xuôi, kịch.
II/ Chọn đáp án đúng hoặc sai.
 Câu 1 (0,25 điểm).Chủ đề trong các bài thơ được Nguyễn Du viết khi đi sứ Trung Quốc tuy thể hiện tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng cũng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời.
 A. Đúng B. Sai
Câu 2 (0,25 điểm).Chinh phụ ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu hạnh phúc lứa đôi vốn ít được thơ văn các thời kì trước chú ý.
 A. Đúng B. Sai
Câu 3(0,25 điểm).Câu văn sau đúng hay sai, xét về mặt ngữ pháp.
 Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy cuộc sống khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ.
 A. Đúng B. Sai
Câu 4 (0,25 điểm).Chức năng chính của ngôn ngữ nghệ thuật là thông tin và thẩm mĩ.
 A. Đúng B. Sai
III/ Điền vào chỗ trống từ đúng nhất.
Câu 1 (0,25 điểm).
Dạo hiên vắng thầm.. từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
 ( Chinh phụ ngâm)
 A. mơ B. đi C. gieo D.in
Câu 2 (0,25 điểm).
Làm cho ..phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
 (Truyện Kiều)
 A. xứng mặt B. rõ mặt C. ra mặt D. biết mặt.
B.TỰ LUẬN (6 điểm).
 Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ sau.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Những mình nào biết có xuân là gì.
 (Ngữ văn 10- tập I).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A.TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
I
Câu 1
D
Câu 2
C
Câu 3
D
Câu 4
D
Câu 5
B
 Câu 6
C
Câu 7
D
Câu 8 
B
Câu 9
B
Câu 10
D
II
Câu 1
B
Câu 2
A
Câu 3
B
Câu 4
A
III
Câu 1
C
Câu 2
B
B.TỰ LUẬN (6 điểm).
 * Yêu cầu cần đạt.
 -Kiến thức :Học sinh phân tích được nỗi thương thân xót phận và sự ý thức cao về phẩm giá của Kiều giữa một hoàn cảnh đầy tủi nhục, từ đó thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của Nguyễn Du: Thông cảm, trân trọng đối với nhân vật.
 - Kỹ năng: Biết cách phân tích tâm trạng nhân vật trong một đoạn thơ.
 *Yêu cầu cụ thể.
 Học sinh cần làm nổi bật các ý sau:
 -Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều trong cảnh sống ô nhục- một tâm trạng xót thương cho bản thân mình, số phận mình.
 -Kiều luôn ý thức về phẩm giá, nhân cách bản thân cũng chính là ý thức về quyền sống bản thân.Đây là một ý nghĩa sâu sắc xét về mặt tự ý thức của con người cá nhân trong lịch sử văn học trung đại.
 -Nhịp điệu thơ chuyển đổi, đứt gãy đột ngột; sử dụng điệp từ, câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm; các hình thức đối xứng được Nguyễn Du khai thác triệt để trong đoạn trích nhằm tô đậm nỗi thương thân xót phận của nhân vật.
BIỂU ĐIỂM
 - Điểm 5- 6 : Cho những bài đầy đủ các ý, văn có hình ảnh, diễn đạt cảm xúc, không sai chính tả, dùng từ.
 - Điểm 3- 4: Cho những bài đầy đủ các ý, diễn đạt tạm được, sai từ 1 đến 3 lỗi chính tả, dùng từ.
 - Điểm 1- 2 :Cho các bài trình bày được ½ các ý, sai trên 3 lỗi chính tả, dùng từ.
 - Điểm 0 :Cho các bài lạc đề, bỏ giấy trắng.
Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ THI LẠI
Trường THPT Ngô Mây-Phù Cát. Năm học 2006-2007
 MÔN : VĂN 11
 Thời gian : 90 phút
I.VĂN HỌC SỬ (1 điểm).
 Cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
II.TIẾNG VIỆT (2 điểm).
 Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các câu sau.
 Em như con hạc đầu đình,
 Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.
 ( Ca dao)
2)
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
 Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
(Khóc Dương Khuê-Nguyễn Khuyến)
III.LÀM VĂN (7 điểm).
 Phân tích tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao.
-(Hết)-
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. VĂN HỌC SỬ (1 điểm).
 Hoàn cảnh ra đời bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
 Bài thơ được gợi cảm hứng từ bức bưu ảnh và lời thăm hỏi của Hoàng Cúc- người yêu đơn phương của tác giả. Xúc động và để tỏ lòng cố nhân, nhà thơ viết bài thơ này.
II.TIẾNG VIỆT (2 điểm)
 -Nghĩa tường minh: Em như con hạc ở đầu đình, muốn bay nhưng chẳng cất nổi mình mà bay.
 -Nghĩa hàm ẩn: Thân phận của người phụ nữ cùng với ý thức về sự mất tự do và khát vọng tự do của họ trong xã hội cũ.
 2) - Nghĩa tường minh: Rượu ngon nhưng không có bạn đối ẩm nên không mua.Thơ hay nhưng không có bạn chia sẻ nên không muốn sáng tác.
 - Nghĩa hàm ẩn: Tâm trạng đau đớn, cô đơn khi mất bạn của nhà thơ.
III. LÀM VĂN (7 điểm).
 * Yêu cầu về kỹ năng : Học sinh nắm vững kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự; diễn đạt trôi chảy, cảm xúc
 * Về kiến thức : Học sinh nêu và phân tích được các ý sau.
 1- Vị trí của Nam Cao trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 và nền văn học Việt Nam hiện đại.
 - Giá trị nội dung- tư tưởng của tác phẩm Đời thừa.
2- Phân tích tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ.
 - Bi kịch thứ nhất : Hộ là một nhà văn có tài năng, có tâm huyết, có ước mơ, hoài bão cao đẹpnhưng phải cho ra đời những cuốn văn viết vội, nhạt nhẽo, vô vị, không có giá trị.( Nguyên nhân của bi kịch này là vì cuộc sống cơm áo, vì xã hội bất công).
 - Bi kịch thứ hai: Hộ là một con người có lòng vị tha, cao thượng nhưng lại vi phạm lẽ sống tình thương.(Nguyên nhân của bi kịch này cũng là vì cuộc sống cơm áo, vì xã hội tàn bạo- chính xã hội đó đã xô đẩy bao con người lương thiện vào con đường đau khổ, tội lỗi, không lối thoát).
 - Và mặc dù bị rơi vào bi kịch đau đớn, dai dẳng như vậy, Hộ vẫn cố vươn lên tìm một lẽ sống tốt đẹp hơn. Thế nhưng dường như mỗi lần Hộ cố vươn lên là mỗi lần Hộ bị nhấn chìm sâu hơn vào bi kịch.
 Bi kịch của Hộ có giá trị tố cáo lớn.
3) Kết luận.
 - Đây là tấn bi kịch tinh thần đau đớn dai dẳng nhất.
 - Thể hiện tài năng phân tích tâm lý nhân vật của Nam Cao.
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 6 – 7: Bài viết đủ các ý, hành văn rõ ràng, không sai chính tả, dùng từ.
- Điểm 4 – 5: Bài viết đủ ý, hành văn tạm được, sai từ 1 đến 3 lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 2 – 3: Bài viết được ½ số ý, sai trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn nôm nội dung tác phẩm
- Điểm 1 : Bài viết được một đoạn.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
(Khi chấm, giáo viên linh động cho điểm cho phù hợp).

File đính kèm:

  • docde thi lop 10.doc