Đề kiểm tra học sinh yếu- Môn Ngữ văn 8

Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn :

 “ Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng”.

 ( Trích Tức nước vỡ bờ- Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

a. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về hoạt động của người.

b. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về bộ phận trên cơ thể người.

Câu 2: (3 điểm)

Vì sao có thể nói chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác? (1,5 điểm)

Câu 3: (5 điểm)

Thuyết minh về cái phích nước

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học sinh yếu- Môn Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
đề kiểm tra học sinh yếu- môn ngữ văn 8
Năm học 2010- 2011
(Tính đến 30/ 11/ 2010)
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn :
 “ Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng”.
 ( Trích Tức nước vỡ bờ- Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
a. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về hoạt động của người.
b. Thống kê các từ cùng trường từ vựng về bộ phận trên cơ thể người. 
Câu 2: (3 điểm) 
Vì sao có thể nói chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác? (1,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm) 
Thuyết minh về cái phích nước
Hướng dẫn chấm
kiểm tra học sinh yếu- môn ngữ văn 8
Năm học 2010- 2011
(Tính đến 30/ 11/ 2010)
Câu 1:
Học sinh thống kê được:
- Trường từ vựng chỉ hoạt động của người: ngáp, chống, rên, ngỏng, cất, kề, tiến.
- Trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể người : vai, tay đầu, miệng.
Câu 2:
Học sinh lí giải được: chiếc lá thường xuân cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác, vì:
+ Vẽ giống như thật-> Giôn -xi tưởng là lá thật . 
+ Đem lại sự sống cho Giôn- xi.
+ Sản phẩm của tài năng nghệ thuật,tình yêu thương, đức hi sinh.
Câu 3:
* Yêu cầu chung:
Học sinh cần xác định được
+ Kiểu bài: Thuyết minh
+ Đối tượng: Phích nước
+ Nội dung: Cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, công dụng, cách bảo quản, sử dụng
 	+ Hình thức: Bài viết có bố cục ba phần
* Yêu cầu cụ thể
A. Mở bài: Giới thiệu vị trí của phích nước trong sinh hoạt
B. Thân bài: 
+ Nguồn gốc, xuất xứ: 
+ Cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt:
Cấu tạo: 2 bộ phận
- Vỏ phích: Chất liệu nhựa, kim loại
 Màu sắc đa dạng, in hoa văn, trang trí đẹp. Thân có tay cầm, quai xách
 Có tác dụng bảo vệ ruột phích
- Ruột phích: Bình thuỷ tinh có 2 lớp.
+ Giữa 2 lớp, không khí được hút hết hình thành trạng thái chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt
+ Trong ruột có 3 chấm đen là 3 hạt a- mi - ăng bịt giữa ruột phích làm 2 lớp thuỷ tinh trong & ngoài giữ khoảng cách để bảo vệ ruột phích, nâng cao hiệu quả giữ nhiệt
+ Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt 
- Nắp phích: 
+ Nắp trong bằng loại gỗ đặc biệt có bịt vải xung quanh 
+ Nắp ngoài: bằng nhựa hoặc kim loại được xoáy vào miệng phích 
- Công dụng: Đựng nước đã đun sôi trong thời gian 6 giờ
- Cách sử dụng, bảo quản:
+ Phích mới: cho nước ấm vào tráng một lượt sau đó đổ nước sôi
+ Tránh va đập, không để ở nơi dễ rơi, vỡ. Không để ở chỗ trẻ em dễ lấy. Luôn xoáy nắp ngoài thật chặt để không gây nguy hiểm cho trẻ em.
C. Kết bài:
Khẳng định lại công dụng của phích nước

File đính kèm:

  • dochoc sinh yeu.doc