Đề tài Biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh của giáo viên bộ môn địa lý

1.Cơ sở lý luận:

- Những năm gần đây, trước yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế tri thức đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhằm từng bước nâng cao chất lượng nền giáo dục Quốc gia, đáp ứng và phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Trong đó, định hướng chủ đạo và xuyên suốt của việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo chú trọng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, khơi gợi năng lực tự nghiên cứu, lòng say mê, ham hiểu biết và học hỏi của học sinh. Thông qua sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm đào tạo ra lớp người năng động, linh hoạt có đủ năng lực, phẩm chất, trí tuệ và hoàn thiện về nhân cách để đảm đương sứ mệnh chủ nhân tương lai của đất nước – một đất nước đang trong thời kỳ vươn mình ra biển rộng, hội nhập vào một sân chơi lớn mà ở đó ngoài việc được đối xử bình đẳng, được tiếp cận với những tiến bộ của nền kinh tế tri thức, ta còn khẳng định vị thế phát triển nước ta trên trường Quốc Tế.

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh của giáo viên bộ môn địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u liên quan để hỗ trợ cho kiến thức bài học.
- Học sinh khối 6 chất lượng thấp nhất, do đầu cấp các em chưa quen cách học ở cấp II, đồng loạt các môn học đều được đánh giá bằng điểm không như ở cấp I chỉ cho điểm môn văn toán và không kiểm tra định kỳ nhiều môn tập trung một thời điểm nhất định (có buổi học đến 3 hay 4 môn cùng kiểm tra) nên không chú trọng học bài và ít thời gian để học.
- Khi bỏ học, lứa tuổi này các em đã có thể tham gia lao động và làm ra tiền một cách dể dàng, nên không coi trọng việc học.
- Đề kiểm tra do nhà trường lựa chọn, trong mổi lớp làm 2 đề, các lớp có đề khác nhau nên học sinh không học tủ được.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 - Khi nhận lớp do mình giảng dạy để nâng cao kết quả học tập của học sinh tạo hứng thú học tập cho các em cần tiến hành các bước và biện pháp cụ thể sau:
1.Kiểm tra dụng cụ học tập bộ môn từ đầu năm:
- Ngoài sách giáo khoa và vở ghi chép còn có vở bài tập và át lát các châu lục cho lớp 7, át lát địa lý cho lớp 9.Tài liệu địa phương cho học sinh lớp 9.
- Thước kẻ, com pa, máy tính dùng trong tiết thực hành.
* Biện pháp: 
.Thường xuyên kiểm tra trong vài tuần đầu, nhắc nhở động viên các em phải mua; hoặc phải thuyết phục cho học sinh mua.
. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giám thị nhắc nhở những em cố tình không mua.
.Kiểm tra bài cũ kèm theo các bài tập như trong vở bài tập, kiểm tra vở bài tập và chấm điểm các bài làm tốt.
2.Hướng dẫn học sinh cách học tập, nghiên cứu tài liệu bộ môn địa lý: 
- Hướng dẫn học sinh cách học bài thật tỉ mĩ, đặc biệt học sinh lớp 6 cách học bài: xem bài trước khi đến lớp là đọc bài, trả lời các câu hỏi in nghiêng trong tiết học tới.
- Sau bài học phải học thuộc nội dung bài ghi trong vở, trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, và làm bài tập cuối bài hay trong vở bài tập.
*Biện pháp:
. Sử dụng nhật ký học tập: ghi chép những kiến thức khó, mở rộng mà giáo viên minh hoạ trong khi giảng bài trên lớp, khắc sâu cho một vấn đề quan trọng; hay giải thích một sự vật hiện tượng địa lý.
. Giới thiệu các phim tư liệu trên truyền hình: Như Mê- kông ký sự, các chương trình trò chơi trên truyền hình như đường lên đỉnh Olympia, ai là triệu phú, đấu trường một trăm là những kho tư liệu sống động quý giá để bổ sung kiến thức cho bộ môn và tìm hiểu các thông tin trên mạng.
. Tham khảo cuốn sổ tay địa danh Việt Nam, địa danh nước ngoài, atlat địa lý Việt Nam và các châu lục. 
3. Tổ chức lớp.
- Chọn cán sự bộ môn: theo đề cử của lớp, cán sự môn học phải đảm bảo là người học giỏi, say sưa, có nhiều sáng tạo trong môn học, có trách nhiệm đối với việc tổ chức giúp các bạn học yếu môn này. Nhiệm vụ giúp các bạn giải đáp những vấn đề khó: bài tập , câu hỏi, là cầu nối truyền các thông tin ngược chiều cho giáo viên bộ môn.
- Huy động vai trò cán bộ lớp: tranh thủ thời gian truy bài đầu giờ kiểm tra các bạn trong tổ mình phụ trách như dò bài, kiểm tra bài tập, bài soạn nhắc nhở giúp các bạn yếu.
 4. Đảm bảo chất lượng soạn giảng tiết học:
4.1 Chuẩn bị cho tiết dạy hằng ngày thật tốt, giúp học sinh tiếp thu dể và say mê trong giờ học.
* Biện pháp:
- Đầu tư kỹ cho tiết dạy, đủ nội dung, đúng trọng tâm, rèn kỷ năng cần thiết theo mục đích yêu cầu.
- Dụng cụ trực quan tốt đầy đủ, đồ dùng dạy học, các bảng số liệu phóng lớn.
- Lựa chọn phương pháp thích hợp với đối tượng học sinh từng lớp: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học cá nhân, nhóm, hay cả lớp cùng làm việc.
- Liên hệ những hiện tượng địa lý xảy ra trong tự nhiên vào nội dung bài học.
Ví dụ: địa lý 6 có động đất ngoài khơi Vũng Tàu năm 2007 ở Chí Công chịu dư chấn; dự báo sóng thần phải di dân năm 2007, trường ta là địa điểm di dân khi có bão lớn.
- Hệ thống câu hỏi thể hiện rõ 3 mức độ: nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới dành cho các học sinh yếu, kém có điều kiện tham gia xây dựng bài.
. Giải thích, phân tích mối quan hệ nhân quả. So sánh sự giống và khác nhau của hai vấn đề; cho học sinh trung bình, khá.
. Sử dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống mới, nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh khá, giỏi.
- Bước củng cố và dặn dò :
.Củng cố có thể thay đổi hình thức bằng trò chơi, tạo sự lôi cuốn sinh động cho học sinh sau 40 phút suy nghĩ.
.Dặn dò rất quan trọng vừa định hướng những nội dung trọng tâm bài vừa học , đồng thời định hướng nội dung trọng tâm của bài mới cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà tranh thủ được thời gian.
4.2 Chuẩn bị cho tiết ôn tập: rất quan trọng vì tiết sau kiểm tra 45’
- Hệ thống hoá đầy đủ các nội dung trọng tâm của bài,chương.
- Rèn luyện các kỷ năng theo yêu cầu của bài, của chương: đọc, hiểu bản đồ, tính khoảng cách, nhiệt độ , lượng mưa, hướng gió, các đai áp.
- Nhận biết vị trí các châu lục, biển đại dương, các tỉnh thành phố.
*Biện pháp:
- Dành nhiều thời gian hướng dẫn cho các em yếu, kém.
- Đối với học sinh lớp 6 cần soạn hệ thống câu hỏi riêng, những nội dung trong giới hạn đề kiểm tra để các em học bài, hướng dẫn cách làm bài đối với từng câu hỏi luôn, vì đề kiểm tra đã được quy định rõ nội dung 3 đề, mỗi lớp sẽ làm 2 đề nên khối lượng kiến thức đó đối với các em lớp 6 là rất lớn.
5.Kiểm tra, đánh giá, cho điểm:
- Thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá cho điểm:
*Biện pháp:
.Bằng nhiều hình thức nhằm khuyến khích tinh thần học tập của học sinh: kiểm tra kiến thức cũ, kỹ năng địa lý, giải thích mối quan hệ nhân quả, hay cho điểm những học sinh học tập tích cực trong một tiết học: thực hành, ôn tập để khuyến khích các em tập trung xây dựng bài.
. Sau bài kiểm tra cần quan tâm giúp đỡ những học sinh dưới điểm trung bình: tạo điều kiện lấy điểm miệng cao hơn với những câu hỏi kiến thức vừa sức, nhằm khích lệ tạo động lực để các em có sự vươn lên, có hứng thú học tập.
. Khi học sinh không thuộc bài cho kiểm tra lấy điểm vào lần khác với các mức độ kiểm tra khác nhau, hoặc cho kiểm tra giấy, làm bài tập để lấy điểm. Động viên các em cố gắng năng nổ hơn trong tiết học sau.
- Thay đổi cấu trúc đề kiểm tra để giảm thời gian học bài, nâng tính tư duy, rèn kỹ năng.
- Biết 30%, Hiểu 30% đến 40%, Vận dụng 40% hay 30%.
- Đưa hình ảnh vào đề giúp học sinh rèn kỹ năng đọc, hiểu bản đồ: vị trí quốc gia, tỉnh thành.
- Lớp 7,8,9 đề đều có vẽ biểu đồ tối đa 3 điểm.
- Tính các số liệu về khoảng cách, phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa hay nhận xét biểu đồ, xác định hướng gió.
6. Thái độ tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Phải khai thác động lực học tập trong bản thân người học.
- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân người học.
- Thu hút được các em tập trung vào môn học.
*Biện pháp:
. Luôn dành những câu hỏi thích hợp nhưng phải hay, kích thích tư duy như đố vui phù hợp với đối tượng học sinh yếu, kém, hoặc lười suy nghĩ.
. Khuyến khích, động viên thành tích học tập của học sinh; kịp thời khen ngợi sự cố gắng của các em học yếu hay có hoàn cảnh khó khăn dù chỉ những phát biểu ý kiến đơn giản.
. Có thể sửa điểm miệng đối với em đã nhiều lần kiểm tra bài cũ nhưng chưa có điểm cao mà tiết học này có nhiều tiến bộ.
7. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cùng các lực lượng trong nhà trường.
- Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm: để nắm tình hình học tập năm học trứơc của học sinh qua kết quả thống kê của giáo viên chủ nhiệm và phối hợp giáo dục.
*Biện pháp:
 .Biết chất lượng học tập của mỗi lớp có phương pháp dạy phù hợp.
 . Phối hợp :kịp thời phản ánh tình hình lớp học trong tuần như báo tên những em không thuộc bài, mất tập trung, thụ động hay những biểu hiện sa sút của các em để tranh thủ việc quản lý của giáo viên chủ nhiệm, uốn nắn những khuyết điểm cần thiết.
- Liên hệ các đoàn thể như:
+ Giám thị: để giải quyết những sự cố trong giờ học.
 *Biện pháp:
.Đối với những em thường xuyên không thuộc bài đã cho chép phạt rồi vẫn tái phạm phải nhờ vào giám thị cho làm kiểm điểm hay nhắc nhở thêm.
.Hoặc có em có thái độ phản ứng không hay trong giờ học phải nhờ giám thị tìm hiểu nguyên nhân để biết được những khó khăn đang tác động đến học sinh mà lựa chọn phương pháp tư vấn phù hợp để giải quyết mâu thuẩn.
+ Đoàn, Đội, ban giám hiệu: để tranh thủ giáo dục đạo đức toàn diện theo tiêu chuẩn của từng lứa tuổi.
. Kết hợp tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ của học sinh: tổ chức trò chơi “ Rung chuông vàng”, “ câu lạc bộ em yêu thích bộ môn địa lý”.
*Biện pháp:
.Khi đội, hay ngoài giờ tổ chức trò chơi cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi sát nội dung bài học, gần gũi với đời sống thực tế.
.Liên hệ các nội dung đó trong phần củng cố, nhắc nhở cho các em chuẩn bị để khi tham gia phải trả lời được
- Phối hợp với các giáo viên bộ môn trong lớp:
.Để nắm bắt chương trình liên quan giữa các bộ môn cùng khối lớp: giáo dục dân số trong môn công dân, ý thức bảo vệ môi trường trong môn sinh, các giai đoạn tiến hoá của lịch sử loài người trong bộ môn sử để tạo sự kết hợp lôgic trong chương trình dạy học, để các em thấy được vai trò của bộ môn địa lý cũng gần gũi và phổ biến trong cuộc sống.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN
 A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà kết quả bộ môn qua thống kê chất lượng đạt trên trung bình như sau:
*Năm 2007-2008:
Khối 9 đạt tỉ lệ : học kỳ I 89.4% đến cuối năm tăng lên 90%.
Khối 6 đạt tỉ lệ 68% đến cuối năm tăng75%.
*Năm 2008- 2009:
Khối 9 đạt tỉ lệ : học kỳ I 78% đến cuối năm tăng lên 91%.
Khối 6 đạt tỉ lệ 58% đến cuối năm tăng 75%.
*Năm 2009- 2010
Khối 9 đạt tỉ lệ : học kỳ I 82% đến cuối năm tăng lên 92%.
Khối 6 đạt tỉ lệ 69% đến cuối năm tăng 78%.
- Toàn bộ học sinh lớp 9 đều sử dụng át lát khi có tiết địa lý.
- Tỷ lệ môn địa lý luôn cao hơn so với bộ môn sử.
B. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN
- Biện pháp này có thể áp dụng cho các bộ môn thuộc bài như sử, địa, sinh, công nghệ, công dân để nâng cao chất lượng bộ môn và thu hút học sinh.
 Chí Công ngày 15 tháng 4 năm 2010
 Người viết
 TRẦN THỊ HOÀNG PHI

File đính kèm:

  • docBien phap nang cao ket qua hoc tap cua hoc sinh monDia ly.doc
Bài giảng liên quan