Đề tài: Bồi dưỡng kiến thức CNTT cơ bản cho Giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Phúc Than - Đặng Hữu Đoan

IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trợ giúp cho giáo viên các kiến thức TH, CNTT cơ bản để vận dụng vào thiết kế kế hoạch dạy học, quản lí hồ sơ GV và HS, ĐDDH điện tử và ứng dụng vào bài giảng điện tử. Từng bước giáo viên có thể làm chủ CNTT trong công tác giảng dạy và giáo dục, quản lí học sinh. Hướng tới việc áp dụng bài giảng điện tử trong các năm tiếp theo, sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Tạo thành phong trào tự học và giúp đỡ nhau tự học, ứng dụng CNTT rộng khắp trong và ngoài trường.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Bồi dưỡng kiến thức CNTT cơ bản cho Giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Phúc Than - Đặng Hữu Đoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
há thông thạo.
3.2 Hình thức bồi dưỡng:
3.2.1 Bồi dưỡng tập trung:(số lượng người được BD nhiều) Chia làm ba giai đoạn chính sau:
* Giai đoạn 1: Kiến thức cơ bản về tắt, mở máy tính và phần mềm Vietkey(Unikey) (đối với những người lần đầu tiếp xúc với máy tính và các phần mềm cơ bản hoặc ít tiếp xúc): 1-2 tiết.
- Nội dung BD: Bồi dưỡng kiến thức (tại mục III/1/1.1)
- Cách thức tiến hành: Người bồi dưỡng phải soạn bài trên máy tính dạy bằng trình chiếu hoặc thiết kế bài giảng bằng Powerpoint (để nhiều người học quan sát và dễ nắm bắt được bài học); giảng giải trên máy tính trình chiếu và thao tác mẫu (thực hiện chậm, yêu cầu người học ghi chép_ có thể ghi chép bằng chữ Việt_ chữ English); tổ chức cho người học nêu miệng các thao tác bằng kí hiệu, ghi nhớ chữ viết; tổ chức cho người học thực hành trên máy tính(tất cả các người học đều được thực hành và thuyết trình); kiểm tra, nhận xét kết quả thực hành của người học, kiểm tra vở ghi...
* Giai đoạn 2: Bồi dưỡng kiến thức phần mềm Word và Excel: (Đối với những người học đã nắm chắc các nội dung ở giai đoạn 1) khoảng 20-30 tiết 
- Nội dung BD: Bồi dưỡng từng nội dung kiến thức (tại các mục III/1/1.2 và 1.3). 
- Cách thức tiến hành: Người BD cần soạn thành các tiết dạy cụ thể, đưa các nội dung bồi dưỡng lên trình chiếu hoặc bài giảng Powerpoint có liên kết văn bản với các tài liệu tham khảo khác để người học dễ hiểu; tiến hành giảng dạy bằng trình chiếu; hướng dẫn người học hiểu các khái niệm cơ bản; Thao tác mẫu; hướng dẫn người học thực hành(thời gian thực hành khoảng 2/3 thời gian BD, kết hợp hướng dẫn, giảng giải, thao tác trợ giúp...); ra bài tập kiểm tra kĩ năng; đánh giá, hệ thống lại kiến thức.
Lưu ý: Cần chia nội dung này thành các mảng kiến thức nhỏ để bồi dưỡng: Word(nhập trang, chọn chữ, đánh chữ, chỉnh lề; cắt, dán, xóa chữ và thư mục, tạo mới, lấy lại thư mục đã bị xóa; thêm bớt, kẻ vẽ biểu bảng và in văn bản); Excel (làm việc với bảng tính; chỉnh sửa bảng tính; tạo cột , dòng giống nhau cho nhiều trang in, in bảng tính...)
* Giai đoạn 3: Bồi dưỡng kiến thức phần mềm Powerpoint (Đối với những giáo viên đã có kĩ năng làm việc khá tốt với Word và Excel)
- Nội dung: Bồi dưỡng kiến thức (tại mục III/1/1.4)
- Cách thức tiến hành: (Tương tự cách làm ở giai đoạn 2)
Lưu ý: Nội dung cần bồi dưỡng được chia làm các mạch kiến thức sau:(tạo slide, tạo text, tạo hình vẽ; chèn văn bản, hình ảnh, âm thanh, video; Thêm hiệu ứng và trình chiếu..). Đây là nội dung khá khó nên phải bồi dưỡng trong thời gian dài.
3.2.2 Bồi dưỡng trực tiếp: (Đây là hình thức bồi dưỡng rất hiệu quả với số lượng người học ít, trình độ và nhu cầu BD không đồng nhất; BD mọi lúc, mọi nơi).
- Cách thức tiến hành: giải đáp các thắc mắc của người cần BD(hỏi đâu_đáp đấy và mở rộng các kiến thức xung quang nội dung câu hỏi); hướng dẫn thao tác mẫu; hướng dẫn thực hành ngay trên máy; giúp đỡ người học xử lí các thao tác trực tiếp (hướng dẫn lại kiến thức đã có, cung cấp kiến thức mới và các phím tắt, mẹo vặt trực tiếp)....
3.2.3 Bồi dưỡng dây chuyền( người biết dạy người chưa biết, người biết nhiều giúp đỡ người biết ít): Đây là hình thức bồi dưỡng đem lại hiệu quả với sự phát triển rộng, giúp nhiều người có điều kiện được tiếp cận với CNTT nhanh và hiệu quả,....
- Cách thức tiến hành: Đào tạo(BD) cho đội ngũ cốt cán (các giáo viên có kĩ năng CNTT khá_tốt) về phương pháp, kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức CNTT cho người khác/ Thành lập tổ CNTT của nhà trường. Xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu BD kiến thức CNTTcho các thành viên. Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên của Tổ CNTT thường xuyên hằng tháng, hằng kì và năm học/ Đánh giá thi đua, khen thưởng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học của các thành viên tổ CNTT dựa trên hiệu quả giúp đỡ đồng nghiệp học tập nâng cao trình độ CNTT. Khen thưởng kịp thời các cá nhân học tập và ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy. 
3.2.4 Một số hình thức bồi dưỡng khác:
 Ngoài các hình thức bồi dưỡng KTCNTT ở trên còn có các hình thức bồi dưỡng khác cũng đem lại hiệu quả cao là:
- Hướng dẫn giáo viên cách tự học thông qua các tài liệu CNTT, cách thức khai thác các kiến thức về CNTT trên các Webse.
- Tư vấn trực tiếp từ các cá nhân có kiến thức CNTT tốt của Phòng GD&ĐT, các trường bạn...
- Thuê giáo viên(hoặc người có kiến thức CNTT chuyên sâu) tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng cho giáo viên của trường.
- Khuyến khích giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ CNTT ở các trung tâm dạy nghề...
* Lưu ý: Khi vận dụng các hình thức bồi dưỡng nêu trên cần căn cứ vào tình hình đặc điểm của nhà trường, nhu cầu- năng lực của giáo viên. Đặc biệt chú trọng đến thực tế của địa phương để đưa ra các hình thức bồi dưỡng cho hợp lí, tránh lý thuyết xuông.
IV/ Kết quả của đề tài.
 1/ Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài:
Tôi đã bồi dưỡng kiến thức CNTT cho giáo viên trường Tiểu học số 2 xã Phúc Than theo nhu cầu về kiến thức và hình thức bồi dưỡng do giáo viên lựa chọn. Tuân thủ đúng nội dung và hình thức bồi dưỡng đã xây dựng của đề tài. Sau khi áp dụng đề tài vào bồi dưỡng kiến thức CNTT cơ bản cho giáo viên đã thu được kết quả cụ thể sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CNTT SAU GIAI ĐOẠN 1
TT
Nội dung khảo sát
Số BD
Số đạt yêu cầu trở lên
Chưa đạt
TS
Tốt
Khá
TB
1
Cách khởi động và tắt máy
10
8
6
1
1
2
2
 Sử dụng phần mềm Fonr chữ (Vietkey, Unikey)
10
8
2
3
3
2
3
 Tìm kiếm nơi lưu trữ tập tin(File).
10
8
3
2
3
2
Đánh giá toàn diện
10
8
2
KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CNTT SAU GIAI ĐOẠN 2
TT
Nội dung khảo sát
Số BD
Số đạt yêu cầu trở lên
Chưa đạt
TS
Tốt
Khá
TB
1
Kiến thức về MicrosoftWord
Vào trang Word để soạn thảo văn bản
30
27
12
7
8
3
 Căn chỉnh lề; chọn, lấy Fonr chữ, thao tác đánh chữ, tạo các kiểu chữ.
30
26
12
6
8
4
 Kĩ thuật cắt, dán, xóa văn bản.
30
26
10
8
8
4
 Tạo thư mục, đổi tên, xóa, lấy lại thư mục đã bị xóa.
30
25
8
8
9
5
 Tạo bảng biểu; thêm, bớt cột; thay đổi độ rộng hẹp của dòng, cột.
30
24
7
7
10
6
 Tạo tiêu đề trên, dưới, đánh số trang; gói hình; tạo 1 trang word dọc, 1 trang ngang.
30
23
6
5
12
7
2
Kiến thức về MicrosoftExcel:
 Mở bảng tính, lưu bảng tính, đóng bảng tính; thêm, bớt bảng tính
30
21
10
7
4
9
 Khả năng làm việc với trang hiện hành, ô hiện thời, nhận dạng con trỏ, nhập và chỉnh sửa dữ liệu trên ô hiện thời.
30
21
6
4
11
9
 Nhập số và văn bản vào bảng tính.
30
21
6
5
10
9
 Di chuyển chữ, số đến các ô, vùng khác nhau, chỉnh sửa cột, dòng; đánh số thứ tự tự động.
30
20
4
4
12
10
 Thêm đường viền cho vùng, ô bảng tính; tạo cột, dòng giống nhau cho nhiều bảng tính.
30
20
6
3
11
10
KẾT QUẢ KHẢO SÁT BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CNTT SAU GIAI ĐOẠN 3
TT
Nội dung khảo sát
Số BD
Số đạt yêu cầu trở lên
Chưa đạt
TS
Tốt
Khá
TB
Kiến thức về Microsoft Powerpoint:
1
Cách mở trang Powerpoint; tạo slide, tạo text, tạo hình vẽ...
10
3
0
2
1
7
2
Chèn văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.
10
3
0
1
2
7
3
Thêm hiệu ứng và trình chiếu...
10
3
0
1
2
7
2/ Đánh giá kết quả:
Sau hơn ba tháng áp dụng đề tài vào bồi dưỡng kiến thức CNTT cho giáo viên của trường tôi thấy rằng: Trên 90% giáo vên đã nắm được các kĩ năng cơ bản để làm việc với máy tính và phần mềm chữ viết, tìm kiếm được thư mục lưu trữ tập tin. Cơ bản đã nắm được các thao tác làm việc với phần mềm Word và Excel ( trên 77%) và làm quen với phần mềm Powerpoint. Nhiều giáo viên đã có kiến thức cơ bản về CNTT để áp dụng vào việc thiết kế kế hoạch bài dạy và quản lí hồ sơ, thống kê báo cáo... Chất lượng hồ sơ và hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt.
 Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đạt được kết quả như mong đợi, nguyên nhân chủ yếu : do tuổi tác cao, gia đình chưa có điều kiện mua máy tính, khả năng ghi nhớ các kí tự bằng tiếng English còn yếu. Với hiệu quả cao từ hình thức bồi dưỡng dây chuyền, bồi dưỡng trực tiếp và tư vấn đồng nghiệp... Trong thời gian tới, chắc chắn tỉ lệ giáo viên biết và sử dụng tốt các phần mềm cơ bản sẽ còn phát triển hơn hiện nay.
PHẦN KẾT LUẬN
I/ Những bài học kinh nghiệm: Trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng đề tài, muốn thành công cần làm tốt các việc sau: 
- Xây dựng nội dung bồi dưỡng phải cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu, dựa trên nhu cầu và năng lực hiện có của giáo viên.
- Biện pháp, cách thức tiến hành bám sát vào khả năng vận dụng của giáo viên và điều kiện thực tế của đơn vị.
- Phương pháp bồi dưỡng linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với tất cả các đối tượng được BD.
II/ Ý nghĩa của SKKN: SKKN đã giải quyết được bài toán ứng dụng rộng rãi CNTT vào trường học theo yêu cầu của thời kì CNTT hiện nay. Cung cấp các kiến thức CNTT cơ bản và cần thiết giúp giáo viên dễ tiếp nhận và ứng dụng vào thực tế công tác. Đồng thời gợi ý một số biện pháp, cách thức bồi dưỡng giúp nhà trường, tổ chuyên môn tiến hành bồi dưỡng CNTT cho giáo viên của mình có hiệu quả. 
III/ Khả năng ứng dụng, triển khai:
1/ Khả năng ứng dụng: Đề tài này có thể ứng dụng rộng rãi vào công tác bồi dưỡng kiến thức CNTT cho tất cả các giáo viên chưa biết hoặc biết ít về máy tính và tin học trong các trường học. Có thể bồi dưỡng bằng các hình thức, nội dung cơ bản khác nhau theo định hướng của đề tài. 
2/ Khả năng phát triển: SKKN có thể mở rộng theo định hướng: Kiến thức CNTT cơ bản được mở rộng dần và nâng cao theo nhu cầu của người được bồi dưỡng dựa trên kiến thức CNTT cơ bản ( đối với TH & THCS phát triển thêm phần mềm công thức toán học và đồ họa). Bồi dưỡng lại và bồi dưỡng chuyên sâu cho giáo viên dựa trên nội dung kiến thức CNTT cơ bản và mở rộng (căn bản vẫn áp dụng các phương pháp và hình thức bồi dưỡng theo định hướng của đề tài).
IV/ Đề xuất và kiến nghị: Để triển khai có hiệu SKKN vào công tác bồi dưỡng CNTT cho giáo viên tôi đề nghị: 
- Sở GD&ĐT tổ chức diễn đàn trao đổi kinh nghiệm BDCNTT trên trang Web của Sở.
- Phòng GD&ĐT thành lập Webste riêng, cử cán bộ giúp đỡ các trường BDCNTT cho giáo viên, khen thưởng kịp thời các giáo viên, các trường thực hiện tốt công tác ƯDCNTT.

File đính kèm:

  • docDETAIBDKTTHCOBAN.10-11(DOAN).doc
  • docBia.doc
  • docPhuluc.detaiBDKTCNTT.Doan.10-11.doc