Đề tài Chăn nuôi cá sấu
Nuôi cá sấu là một nghề khá mới mẻ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thế giới da cá sấu là một mặt hàng rất có giá trị dùng để sản xuất các vật dụng: xắc tay, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li.
Đặc biệt lớp da bụng là phần giá trị nhất. Do đó cá sấu trong hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng vì sự săn lùng của con người.
Vì vậy nuôi cá sấu, ngoài mục đích bảo tồn loài động vật hoang dã quí hiếm còn là nguồn lợi kinh tế; đặc biệt thích hợp vùng ven biển do lượng thức ăn (cá) có nhiều, giá rẻ.
hoặc 1 con đực/2 – 3 con cái. Các con đực và con cái sống chung với nhau suốt năm trong cùng một chuồng, tự giao phối với nhau vào khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ấp trứng -Trứng dùng để đem đi ấp phải đảm bảo có một dấu đốm mờ mờ. - Mùa sinh sản, người nuôi nên chuẩn bị cát hoặc đất thịt có độ ẩm thích hợp trong chuồng, khi cá mẹ đẻ nó sẽ tự làm ổ, đẻ xong chúng tự lấp ổ và nằm gần đó để bảo vệ ổ.* - Nếu trứng tự nở tại ổ, tỷ lệ nở rất thấp, nên ta phải xây dựng lò ấp bằng thủ công hoặc bằng điện. - Lấy trứng ra ngay sau khi sấu mẹ đẻ, vệ sinh trứng sạch sẽ và cho vào thau có lót lá hoặc rơm khô. - Đem trứng vào lò ấp, loại bỏ những trứng vỡ. - Kiểm soát nhiệt độ trong ổ 2 lần/ngày (nhiệt độ thích hợp là 28 – 32ºC ), ẩm độ trong lò ấp từ 85 – 100%. Ấp trứng(tt)- Sau 50 ngày kiểm tra loại bỏ trứng hư.* - Sau 68 ngày kiểm tra trứng, đưa vào thau nhựa có lót đất thịt, lá khô chuyển vào phòng úm chờ trứng nở hoặc giúp trứng nở (nếu sau 70 – 80 ngày trứng chưa tự nở). Ta chuyển sấu non vào thau nhựa úm ở nhiệt độ 28 – 32ºC.- Tỷ lệ trứng nở đạt từ 60 – 75% tùy thuộc vào chất lượng giống bố mẹ, kỹ thuật ấp và kinh nghiệm. Ấp trứng(tt)*3.Chuồng trạiCác loại chuồng trại - Chuồng cá sấu bố mẹ - Chuồng cá sấu dự bị - Chuồng cá sấu lứa - Chuồng cá sấu 1 – 2 năm tuổi - Chuồng cá sấu con* Cơ cấu mật độ nuôi nhốt và kích thước chuồng trại Cá sấu bố mẹ và cá sấu dự bị: Mật độ nuôi nhốt 01 con/11 m2 Loại chuồng này được xây dựng trên một diện tích lớn nhằm tạo được mặt hồ rộng và thoáng, để thuận tiện cho việc giao phối. Ngoài ra, trên bờ còn được xây dựng thành những ngăn cho cá sấu đẻ (bình quân 9 m2/ngăn). Cá sấu lứa: Mật độ nuôi nhốt 01 con/3 m2.*Cá sấu từ 1 – 2 năm tuổi: Mật độ nuôi nhốt 01 con/m2. Xây thành từng dãy chuồng, cao hơn mặt đất tối thiểu từ 0,5m, việc xây cao hơn mặt đất bao nhiêu là tùy theo điều kiện địa hình tại nơi nuôi, chuồng nuôi nhốt tối thiểu từ 0,3 – 0,4 m.- Chuồng cá sấu con: Mật độ nuôi nhốt 10 – 20 con / m2. Độ sâu của hồ ao nuôi chỉ từ 15 – 20cm và thường xây thành chuồng lớn rồi ngăn ra thành từng ô nhỏ. Cơ cấu mật độ nuôi nhốt và kích thước chuồng trại(tt)* Xây dựng chuồng trại - Cần chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, kín gió, hướng xây sao cho có thể đón nhận được ánh nắng buổi sáng từ 8 – 10h là tốt nhất cho sự phát triển của cá. - Rào chắn: Không cần phải làm rào chắn quá cao, nhưng nên chôn hàng rào ngập trong đất ít nhất 50cm. - Có thể dùng gạch chỉ, gạch patanh để xây móng chìm trong đất và xây thành tường cao lên cách mặt đất 30cm. Phía trên hàng tường này buộc gỗ hoặc lưới kim loại để rào kín. Tường rào xây cao khoảng 1,4m có thể nuôi nhốt những con cá sấu dài 2m an toàn.* - Chuồng nuôi nhất thiết phải có nước cho cá sấu đầm mình, vì vậy phải có ao hoặc bể xây. - Cần tạo cho trại nuôi có một không gian thiên nhiên hoang dã tạo cảm giác thoải mái cho cá sấu. - Cần tạo nhiều cây xanh xung quanh tăng độ che phủ, bóng mát chuồng nuôi. Xây dựng chuồng trại* - Việc xây dựng chuồng trại nếu có điều kiện nên cách ly xa nơi khu dân cư và đường đi nhằm tránh tiếng ồn xung quanh, giữ yên tĩnh cho cá sấu. Mô hình một ao nuôi cá sấu có đáy đất, bờ được xếp hoặc kè đá và xi măng, có dòng nước tự chảy vào - ra nhưng vẫn giữ được mức nước cố định... được coi là một mô hình phù hợp nhất đối với các chuồng nuôi cá sấu thương phẩm.Xây dựng chuồng trại**MỘT SỐ KIỂU CHUỒNG TRẠI 4. Thức ăn và khẩu phần ăn - Cá sấu có thể cho ăn tất cả thức ăn có nguồn gốc động vật. Tốc độ lớn của chúng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn đạm động vật cho chúng ăn. - Cá sấu không chịu ăn loại thức ăn có phối trộn nhiều thành phần đã sấy khô hoặc ướp muối. Người ta thường cho cá sấu ăn những loại thức ăn có nguồn gốc động vật như lòng, gan của lợn, bò, gà, vịt... tốt nhất là cá đồng và cá biển, chuột. - Thức ăn cho cá sấu con phải sạch tươi, không ăn thức ăn đã biến chất. Nếu thức ăn của cá sấu là cá biển tạp, chú ý lựa bỏ cá nóc. *4. Thức ăn và khẩu phần thức ăn(tt) - Đối với cá sấu con cần cho ăn các loại thức ăn có kích thước nhỏ như tép, gan heo, bò cắt nhỏ như đầu đũa. Cần bổ xung thêm VTM C và VTM tổng hợp trong thức ăn để tăng sức đề kháng. Mỗi ngày cho ăn 1 lần vào lúc chiều mát (5 - 6h). - Cá sấu trưởng thành: khoảng 2 ngày mới cho ăn 1 lần, lượng thức ăn hàng ngày xấp xỉ 1/70 trọng lượng thân và có thể dồn lại mỗi tuần cho ăn 3 lần. - Lượng thức ăn cho cá sấu cỡ 80 – 100 cm vào khoảng 100 – 150g/con/ngày. Lượng thức ăn này tăng dần theo kích thước và nhu cầu của cá sấu. * - Người ta còn trộn vỏ tôm, vỏ sò nghiền nhuyễn vào thức ăn của cá sấu để bổ sung canxi . - Cá sấu mẹ mỗi tuần nên cho nó ăn một con vịt để cá sấu mau lấy lại sức, làm cho xương cốt cá sấu thêm chắc khỏe và trứng cá sấu đẻ ra vỏ không bị mềm dể nở. 4. Thức ăn và khẩu phần thức ăn(tt)*5. Chăm sóc, nuôi dưỡng Cá sấu bố mẹ: - Trên mặt đất chuồng cá sấu bố mẹ phải bằng phẳng không có những cục gạch đá to, khúc cây, cạnh góc, khi cá sấu rượt đuổi những thứ này có thể làm thương tổn vùng bụng, ngực cá sấu. Nếu vào mùa sinh sản, có thể làm vỡ trứng trong bụng cá sấu. - Khi thay nước (khoảng 1 tháng 1 lần) nên vệ sinh sạch sẽ đáy ao. - Thức ăn cho cá sấu bố mẹ: Tốt nhất là thức ăn còn tươi sống. Mỗi tuần 1 lần cho cá sấu ăn động vật còn xương như cá còn nguyên con, chuột, gà, vịt còn lông xương* Cá sấu con - Sát trùng rốn, da: Để tránh bị uốn ván và các mầm bệnh xâm nhập qua rốn. Dùng thuốc sát trùng thoa vào vùng bụng và cuống rốn sau đó nhúng sấu con qua nước muối loãng hoặc thuốc tím. - Cho uống thuốc phòng bệnh: Phòng các bệnh đường ruột, sau khi nở 8 -10h thả sấu con vào thau nước sạch có pha thuốc trong khoảng 20 phút. - Giữ ấm cho cá sấu con: Sấu lạnh dễ bị bệnh phổi, chết ngay hoặc bị èo uột, khó nuôi. Trong thời gian 8 tháng đầu sau khi sấu nở, nên giữ nhiệt độ của nước và không khí trong chuồng ổn định ở mức 30 - 32ºC. Khi ban đêm hay trời mưa cần sưởi ấm bằng bóng đèn tròn 90W.* - Bảo vệ cá sấu con: Cá sấu con da, rốn còn tanh mùi máu rất dễ bị kiến, chuột, rắn tấn công. Xung quanh nhà nuôi cá sấu con phải phun xịt thuốc kiến. Phải có nắp chặn cho chuột, rắn khỏi vào ăn thịt cá sấu con. - Tắm nắng cá sấu con: Phơi nắng độ 30 - 40 phút mỗi ngày vào buổi sáng để tránh các bệnh nấm da. - Thay nước cho cá sấu con: Mỗi ngày nên thay nước cho cá sấu con 1 lần, sau 1 tháng tuổi có thể thay nước 1 tuần 2, 3 lần. Nếu hồ dơ làm mầm bệnh dể phát sinh, nhất là bệnh về mắt.Cá sấu con(tt)**6.Công tác thú y Cá sấu thuộc loài có sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh, nhất là khi nuôi trong điều kiện vệ sinh thích hợp và được ăn đầy đủ. Thông thường chỉ loại cá sấu con dưới 1 năm tuổi mới có thể chết do bệnh tật. Tuy nhiên, ở miền Bắc, khi nhiệt độ hạ xuống thấp (từ tháng 11 - 3) cá sấu cũng dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở cá sấu.* Bệnh thiếu đường trong máu - Khi chuyển mùa từ tháng 9 - 10 hàng năm cá sấu thường bị giảm lượng đường trong máu một cách nghiêm trọng. - Lúc đó mắt cá sấu có hiện tượng bị giãn đồng tử, mũi hếch lên phía cao, toàn thân run rẩy và mất các phản xạ thăng bằng. - Để điều trị bệnh này, dùng ống thông để đưa đường vào miệng cá sấu với tỉ lệ 3g/1kg trọng lượng cá sấu hoặc cứ 1kg trọng lượng cá sấu cho 2g đường pha trong 12ml nước.6.Công tác thú y(tt)* Bệnh thiếu canxi - Hiện tượng thiếu canxi do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do yếu tố dinh dưỡng. - Khi bị thiếu canxi trong cơ thể, cá sấu có biểu hiện: Miệng cá sấu bị mềm, yếu, răng mọc thiếu và không đều. - Khi mắc bệnh, cần cho cá sấu ăn thức ăn có cả xương (cá, chuột... nguyên con) hoặc thức ăn có phối trộn thêm chất canxi như bột xương đã sấy khô, xương nghiền nhỏ. Bệnh do nấm Bệnh viêm phổi và các bệnh ngoài da thường kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng do nấm. Phòng trừ bệnh bằng cách hòa thuốc tím hoặc thêm sunphát đồng vào nước mỗi khi làm vệ sinh các bể nuôi.* Bệnh do vi khuẩn - Vi khuẩn có thể gây cho cá sấu viêm ruột non, viêm đường hô hấp, viêm mõm, viêm họng, viêm mắt liệt tay chân..... - Để điều trị bệnh viêm ruột, trộn chlorhydrat oxytetra-cycline vào thức ăn với lượng 500mg/1kg thức ăn, cho ăn 3 ngày liên tục. - Khi bị viêm đường hô hấp cá sấu thường ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Chữa bằng cách lau nhẹ nhàng miệng cá sấu, rửa xúc bằng nước ôxy già và nước muối: bôi sulphadimidine hoặc streptomycine. Tiêm chloramphenicol vào miệng hoặc tiêm vitamin C trong 7 ngày.* Bệnh kí sinh trùng - Ở cá sấu mới nở còn yếu dễ bị bệnh đi kiết có máu kèm theo. Do động vật nguyên sinh thuộc nhóm Coccidia gây ra. - Để trị bệnh trộn 1,5g sulphochloropyrazine vào 1kg thức ăn, cho ăn liên tiếp 3 bữa. - Trong dạ dày cá sấu thường có giun tròn kí sinh, chúng rất dễ gây ra các vết loét. Để tẩy giun tròn có 2 loại thuốc: Loại thuốc bột vẫn thường dùng để tẩy giun cho chó trộn vào thức ăn cho cá sấu hoặc trộn fenbendazole vào thức ăn với lượng 200mg/kg cá sấu và cho ăn 2 bữa liên tiếp.*7.Giá trị và thị trường Thịt cá sấu rất ngon và bổ dưỡng, các món ăn chế biến từ thịt cá sấu có tác dụng lọc máu giải độc, tăng cường sức khoẻ. Thịt cá sấu nuôi có màu trắng hồng, sớ thịt gần giống thịt bê nhưng ngọt, mềm, dẻo và có mùi thơm tự nhiên. Thịt cá sấu có 21-22% lượng đạm, 1-1,4% mỡ, 1,3% khoáng và 75-76,6% nước. * Da cá sấu được dùng làm túi sách, ví bỏ túi, thắt lưng, giày dép, va li và rất nhiều mặt hàng khác nhau dùng để xuất khẩu, các sản phẩm này có giá trị kinh tế rất cao.* Tuy nhiên nuôi cá sâu đòi hỏi chi phí chuồng trại, con giống và thức ăn khá cao. Thị trường tiêu thụ chưa lớn, việc xuất khẩu da cá sấu ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn và bị canh tranh từ nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillippines và Campuchia. * Để nghề nuôi cá sấu phát triển hiện nay nước ta đang xây dựng tập trung các trại nuôi, phát triển theo hướng trại vệ sinh có nghĩa là các trại nuôi sẽ cung cấp con giống cho các hộ gia đình nuôi gia công và sẽ tiến hành mua lại của các hộ với giá thỏa thuận giữa hai bên theo hợp đồng. Làm ăn theo mô hình trên sẽ tạo được việc làm cho dân, đảm bảo được nguồn thu bền vững, tránh được rủi ro cho đầu ra.*cảm ơn thầy và các bạn đã theo dõi
File đính kèm:
- Ky thuat nuoi Ca Sau p2.ppt