Đề tài Chất lượng giờ dạy thể dục vẫn còn thấp nhiều nơi còn chưa chú trọng đến việc giáo dục thể chất cho học sinh coi thể dục thể thao chỉ là hình thức giải trí

 Thể dục là một bộ phận của nền giáo dục cộng sản chủ nghĩa, là một mặt của giáo dục toàn diện, nó ảnh hưởng rất lớn tới các mặt giáo dục khác, nó có một vị trí hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh ra cuộc sống sản xuất và bảo vệ Tổ quốc. mục đích giáo dục thể chất là: “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống tươi vui lành mạnh”. Có nghĩa là con người chúng ta đào tạo ra phải khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần; có khả năng lao động trí óc, nhưng đồng thời cũng có khả năng lao động chân tay; sáng tạo trong sản xuất, học tập và rất mưu trí dũng cảm trong chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng

Phát triển thể chất là một quá trình hình thành và thình thái và chức năng sinh vật học của cơ thể con người; quá trình đó xảy ra dưới ảnh hưởng của điều kiện sống mà đặc biệt là giáo dục.

Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành thể dục thể thao, ngành giáo dục có vai trò quan trọng. Đó cũng chính là mục đích cơ bản, quan trọng nhất của giáo dục thể dục thể thao ở nước ta. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết trong công tác giáo dục ở nhà trường

 

doc14 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chất lượng giờ dạy thể dục vẫn còn thấp nhiều nơi còn chưa chú trọng đến việc giáo dục thể chất cho học sinh coi thể dục thể thao chỉ là hình thức giải trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
sau, có độ dài bước chạy đầu tiên hợp lý phát triển được sức nhanh, sức mạnh trong chạy xuất phát và xây dựng cho người tập cảm giác về tính bội phát.
IV- Phương pháp tập luyện:
Các phương pháp sử dụng trong bài tập là:
Phân tích, giảng giải
Quan sát kỹ thuật ( tranh ảnh mẫu)
Đồng đều liên tục 
Biến đổi
Lặp lại
Trò chơi
Kiểm tra thi đấu
Phần III
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
I - Kết luận.
Từ những bài tập và phương pháp tập luyện trên tôi đưa vào áp dụng huấn luyện cho 60 em học sinh khối 9 năm học 2008 - 2009 trường THCS Thuận Lợi và đã rút ra kết luận như sau..
	Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát là:
+ Sức mạnh tốc độ
+ Khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu
+ Mức độ hoàn thiện kỹ thuật
Vì vậy quá trình nghiên cứu của đề tài tôi đã lựa chọn được 12 bài tập phát triển 3 nhóm yếu tố trên, gồm các bài tập sau:
1- Nhóm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
	+ Chạy đạp sau
	+ Chạy nâng cao đùi
	+ Bật đổi chân độ cao 25 cm
	+ Chạy lên dốc
	+ Chạy tốc độ cao 30, 60, 80, 100m
2- Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu
	+ Chạy theo tín hiệu
	+ Xuất phát theo hiệu lệnh
	+ Trò chơi vận động về phản xạ
3- Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật:
	+ Bài tập thực hiện toàn bộ kỹ thuật
	+ Xuất phát thấp chạy lao trên vạch kẻ sẵn ( 30m)
	+ Xuất phát thấp chạy lao xà ngang đặt chếch ( 30m)
	+ Xuất phát trong hố cát có người tỳ vai
 Các bài tập trên chỉ thể hiện tính hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu sau thời gian tối thiểu là 3 tháng( Được tính từ Tuần 01 theo PPCT đến tuần 12 theo PPCT)
II - Kết quả.
Để xác định hiệu quả chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu là 60 học sinh.
	Nhóm đối chiếu: 30 em ( 15 nữ và 15 nam): Tập theo PPCT quy định
	Nhóm thực nhiệm: 30 em ( 15 nữ và 15 nam) : Áp dụng những bai tập đã lựa chọn được ở trên vào quá trình giảng dạy ( thời gian môn chạy 60m)
	Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong thời gian như sau ( từ tháng 9/2008 đến tháng 11/2008) gồm 12 tuần, mỗi tuần tập 2 buổi, mỗi buổi kéo dài 90 phút chia làm 2 tiết.
Để đánh giá kết quả một cách khách quan tôi tiến hành kiểm tra 2 nhóm trước thực nghiệm với cự ly 60m nam, nữ để lấy kết quả so sánh
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm:
Thông số kiểm tra
Đối chiếu A
Thực nghiệm B
Đối chiếu A 30 em.
Thực nghiệm B 30 em
Tổng số
Thời gian(s)
Đạt %
Tổng số
Thời gian(s)
Đạt %
Nam 15 em
4
8”00 – 8”55
26,7%
5
8”00 – 8”55
 33,3%
11
8”56 – 9”00
73,3%
10
8”56 – 9”00
66,7%
Nữ 15 em
3
 8”43 – 9”00
20%
3
8”43 – 9”00
20%
12
9”01 – 9”55
80%
12
9”01 – 9”55
80%
Bảng 1: Trước thực nghiệm
Qua bảng 1 cho ta thấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa 2 nhóm chênh lệch nhau về thành tích là không đáng kể (tính theo thành tích cao nhất của các em đạt được)
Số lượng các em nam đạt mức thời gian 8”00 – 8”55 giữa 2 nhóm chênh lệch nhau là 6,6%
Số lượng các em nữ đạt mức thời gian 8”43 – 9”00 giữa 2 nhóm là như nhau
Như vậy chúng ta so sánh thấy rằng sự chênh lệch nhau ở 2 nhóm về trình độ, kỹ thuật, thành tích là gần ngang nhau.
Kết quả sau thực nghiệm
Sau khi tôi kiểm tra trước thực nghiệm giữa 2 nhóm xong tôi tiến hành đi vào thực nghiệm chương trình huấn luyện như đã trình bày ở trên.
Nhóm A: áp dụng các bài tập thông thường theo phân phối chương trình.
Nhóm B: áp dụng theo phương pháp và các bài tập mà tôi đã đưa ra ở trên.
Để đánh giá các bài tập và phương pháp tôi đưa ra, tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra sau khi thực nghiệm được 12 tuần với cự ly 60m cho cả nam, nữ kết quả đạt được như sau:
Thông số kiểm tra
Đối chiếu A
Thực nghiệm B
 Đối chiếu A 30 em.
Thực nghiệm B 30 em
Tổng số
Thời gian
Đạt %
Tổng số
Thời gian
Đạt %
Nam 15 em
7
7”63 – 8”55
46,7%
9
7”63 – 8”55
60%
8
8”56 – 9”00
53,3%
6
8”56 – 9”00
40%
Nữ 15 em
6
7”89 – 8”45
40%
8
7”89 – 8”45
53,3%
9
8”46 – 9”43
60%
7
8”46 – 9”43
 45,7%
Bảng 2: Sau thực nghiệm:
Qua bảng 2 sau thực nghiệm cho ta thấy kết quả kiểm tra sau khi áp dụng các bài tập ở nhóm B và không áp dụng các bài tập đã chọn ở nhóm A đã có sự chênh lệch.(tính theo thành tích cao nhất mà các em đạt được)
Số lượng các em nam đạt thành tích thời gian là: 7”63 – 8”55 giữa 2 nhóm đối chiếu A và thực nghiệm B chênh lệch nhau là 13,7%
Số lương các em nữ đạt thành tích thời gian là: 7”89 – 8”45 giữa 2 nhóm đối chiếu A và thực nghiệm B chênh lệch nhau là 13,3%
Như vậy chúng ta thấy sự chênh lệch đã có khác biệt nhau rất lớn. Để xem xét kết quả của việc áp dụng các bài tập và phương pháp huấn luyện tôi so sánh kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của 2 nhóm được như sau:
Ở bảng 1: Nhóm đối chiếu A trước thực nghiệm thành tích trung bình cao nhất của nam chiếm tỉ lệ là 26,7% còn sau thực nghiệm bảng 2 thành tích trung bình cao nhất của nam chiếm tỉ lệ là 46,7%.
Như vậy sự chênh lệch nhau về thành tích ở nhóm đối chiếu A là 20% khi chưa áp dụng bài tập và phương pháp tập luyện.
Ở bảng 1: Nhóm đối chiếu A trước thực nghiệm thành tích trung bình cao nhất của nữ chiếm tỉ lệ là 20% còn sau thực nghiệm bảng 2 thành tích cao nhất đối với nữ chiếm tỉ lệ 40%.
Như vậy sự chênh lệch nhau về thành tích ở nhóm đối chiếu A là 20% khi chưa áp dụng bài tập và các phương pháp tập luyện.
Vậy chúng ta thấy nhóm đối chiếu A cả nam và nữ đều phát triển về thành tích là chưa được cao. Tỉ lệ chênh lêch chỉ 20% ( vì chưa áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện ).
Còn đối với nhóm thực nghiệm B thì ở bảng 1 trước thực nghiệm đối với nam có thành tích trung bình cao nhất chiếm tỉ lệ 33,3%. Sau thực nghiệm ở bảng 2 thành tích của nam trung bình cao nhất chiếm tỉ lệ là 60%.
Như vậy sự chênh lệch nhau về thành tích sau khi áp dụng các bài tập và các phương pháp tập luyện chênh lệch nhau là rât cao tỉ lệ là 26,7%.
Ở bảng 1: Nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm với nữ có thành tích trung bình cao nhất chiếm tỉ lệ là 20%. Sau thực nghiệm ở bảng 2 thành tích của nữ trung bình cao nhất chiếm tỉ lệ là 53,3%.
Như vậy sự chênh lệch nhau về thành tích của nữ sau khi áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện đã có sự chênh lệch nhau rất lớn chiếm tỉ lệ là 33,3%.
Vậy chúng ta thấy nhóm thực nghiệm B sau khi áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện đã có sự chênh lệch nhau về thành tích của cả nam và nữ chiếm tỉ lệ khoảng 30% sau khi tập luyện được 12 tuần. Đây là sự chênh lệch rất lớn và ta có thể khẳng định rằng các bài tập và phương pháp tập luyện tôi đưa ra đã có tác dụng rất lớn đến việc phát triển sức bền chuyên môn cho các em.
Tóm lại: 
Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đã cho ta kết luận như sau: Qua 12 tuần tập luyện nhóm đối chiếu A tập theo các bài tập thông thường thành tích có phát triển hơn so với thành tích ban đầu là đã cao. Nhưng khi so với nhóm thực nghiệm B đã áp dụng các bài tập và phương pháp tập luyện thì nhóm A thành tích vẫn còn thấp hơn nhiều so với nhóm B. chứng tỏ rằng những bài tập và phương pháp tập luyện tôi đưa ra là có hiệu quả, có tác dụng, đồng thời phù hợp và khoa học với lứa tuổi của các em.
PHẦN IV
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I/ KẾT LUẬN
Vấn đề phát triển thể lực cho học sinh là một đặc điểm quan trọng trong tất cả các môn thể thao, việc phát triển sức bền chuyên môn trong thể thao là một trong những yếu tố quyết định đến mọi thành tích trong thi đấu. Vậy nên để thực hiện được việc này chúng ta cần phải lựa chọn được các bài tập, các phương pháp sao cho phù hợp để áp dụng huấn luyện và giảng dạy cho các em. Các bài tập này phải dựa trên cơ sở về chế y. sinh học, tâm lý học, các phương pháp tập luyện và nguyên tắc tập luyện. Qua sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi xét thấy: 
Ưu điểm: Các bài tập bản thân tôi đưa ra qua thực tiễn đã đem lại hiệu quả và tác dụng rất tốt cho việc phát triển sưc bền chuyên môn, nó được chứng minh qua sự so sánh các giai đoạn có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa.
Hạn chế :Sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ thu hẹp ở phạm vi áp dụng cho học sinh khối 7 lứa tuổi 12 – 13 cấp THCS.
 II/ KIẾN NGHỊ
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này mang tính chất ứng dụng nên có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và huấn luyện trong các trường. Việc nghiên cứu, tìm kiếm ứng dụng các bài tập nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và huấn luyện là rất cần thiết được quan tâm. Để nâng cao chât lượng giảng dạy bộ môn chạy cự ly trung bình trong nhà trường cho học sinh khối 7 từ đó làm nền tảng cho các em tập luyện ở các lớp 8, 9 rất mong được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đưa sáng kiến kinh nghiệm này vào áp dụng rộng rãi trong trường THCS trong huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS.TS Trịnh Trung Hiếu - Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao, NXBTDTT Hà Nội 1991.
PGS Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân – Chạy tiếp sức, cự ly trung bình, cự ly dài, việt dã, NXB GD 1998.
PTS Dương Nghiệp Chí – Võ Đức Phùng – Phạm Khắc Thụ – Tuyển tập điền kinh tập I, II, NXB TDTT 1996
Sách thể dục lớp 9, tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT trong trường THCS.
* ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN MÔN PHÒNG GD:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docSKKN bai tap phat trien suc ben.doc
Bài giảng liên quan