Đề tài Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiếm thức kỹ năng trong chương trình THCS và xây dựng kế hoach dạy học bộ môn năm học 2010-2011

Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực đó; đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động công việc, sản phẩm đó

 - Yêu cầu của chuẩn là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh; Chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng, yêu cầu có thể đo thông qua chỉ số thực hiện

 

ppt54 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiếm thức kỹ năng trong chương trình THCS và xây dựng kế hoach dạy học bộ môn năm học 2010-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 mục tiêu, nội dung, thời lượng, phương pháp và tổ chức hoạt động. Cần lưu ý không ghi chi tiết kỹ thuật động tác (chép nguyên trong sách). Phải làm sao nhìn vào giáo án có thể thấy ngay được các hoạt động được tổ chức một cách khoa học, lượng vận động, thời gian thực hiện của từng hoạt động, mạch nội dung trong cùng tiết dạy cũng như tiếp nối từ tiết trước, chuẩn bị cho tiết sau phải đảm bảo tính kế thừa. II. TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG. 1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học Thể dục. a. Thuận lợi: Một số nội dung kiểm tra dễ quan sát và đảm bảo tính khách quan. Sau khi học hết một chương GV cho HS kiểm tra để đánh giá kết quả, những HS tham gia học tập đầy đủ thường là đạt chuẩn Trong quá trình kiểm tra,đánh giá được công khai minh bạch, mọi HS đều biết và có thể hiểu được quy cách kiểm tra Các động tác chỉ cần thực hiện cơ bản đúng là đạt yêu cầu nên nhiều HS sẽ đạt yêu cầu nếu như học tập chuyên cần và luyện tập thêm ngoài giờ. b. Khó khăn : Các động tác thực hiện khi kiểm tra dễ gây hiểu chưa đúng về những mức độ thực hiện động tác, bài tập vì khi đánh giá chất lượng động tác, cần phải thống nhất trong tổ bộ môn, để đi đến yêu cầu chung thống nhất trong nhà trường. Kiểm tra kiến thức sử dụng các hình thức viết cũng không thuận lợi. Kiểm tra miệng, đôi khi HS trình bày cũng không rõ ràng mặc dù đã có kĩ năng thực hiện động tác, vì không có SGK Thể dục, khó khăn này GV thường ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan sẽ không kiểm tra được kiến thức bám sát chuẩn kiến thức. Đối với những HS có sức khỏe bình thường nhưng hình thành kĩ năng động tác còn chậm, GV cần phải nắm vững những đặc điểm cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng và yêu cầu vừa sức khi kiểm tra Khi dạy học thể dục, việc ra đề kiểm tra thường xuyên, đôi khi giáo viên không soạn đáp án và thời gian kiểm tra rất ngắn nên đánh giá vẫn bằng cảm tính thiếu khách quan. Vì không có sách giáo khoa Thể dục, HS khó khăn trong việc ôn tập bài ở nhà để nắm được kiến thức môn học. 2. Quan điểm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học Cách đánh giá một tiết dạy cần theo hướng : + Không sa đà vào phân tích quá sâu kĩ thuật và lí luận chuyên môn. + Coi trọng các yêu cầu như: nội dung có phong phú,hấp dẫn không; tổ chức giờ học đã khoa học, hiệu quả, an toàn, lượng vận động đã hợp lý và đã khai thác được tính tích cực của HS hay chưa. Về kết quả học tập môn Thể dục, cần xác định trên cơ sở kết hợp nhiều yếu tố như mức độ thực hiện kĩ thuật động tác, thành tích đạt được và sự chuyên cần, cố gắng, tiến bộ trong tập luyện của HS, tinh thần thái độ học tập, đánh giá phải theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: - Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học. a, Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở chương trình các cấp học, đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng mà HS cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp học và cấp học. b, Việc thể hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lý, chỉ đạo, đào tạo, bồi dưỡng GV. c, Chuẩn kiến thức, kĩ năng của CTGDPT có những đặc điểm sau : Chuẩn được chi tiết tường minh Chuẩn có tính tối thiểu Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình GDPT đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn sẽ tạo nên sự thống nhất trong cả nước; làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải, đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với chuẩn vào dạy học, kiểm tra, đánh giá; góp phần tổ chức kiểm tra đánh giá theo chuẩn. d, Các mức độ về kiến thức, kĩ năng : Về kiến thức: Yêu cầu HS phải nhớ, biết, hiểu các kiến thức cơ bản trong chương trình, đó là nền tảng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kĩ năng : Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, thực hành thao tác, thực hiện được, làm được... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển thể lực, trí tuệ HS ở các mức độ , từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức và vốn vận động của HS. Mức độ cần đạt được về kiến thức: Đối với HS THCS chỉ, thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận biết ,thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại Nikko gồm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao) 3. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học 3.1 Yêu cầu kiểm tra ,đánh giá: a, Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng nội dung môn học ở từng lớp; từng giai đoạn dạy học động tác. Các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. b, Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên,định kỳ; phối hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình,cộng đồng.Đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ :chính xác khách quan công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề. d, Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. e, Đánh giá kết quả học tập của HS, thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. f, Từng bước nâng cao chất lượng đề kiểm tra,đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng, vừa có khả năng phân hóa cao g, Kết hợp hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức. 3.2 Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá Đảm bảo tính toàn diện: Đảm bảo độ tin cậy: Đảm bảo tính khả thi: Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Đảm bảo hiệu quả 4. Hướng dẫn việc kiểm tra đánh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: a, Mục đích của kiểm tra , đánh giá : + Kiểm tra kiến thức, kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan tới việc xác định nội dung, PPDH môn học. + KTĐG nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng. + Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học. b, Chức năng của kiểm tra, đánh giá + Chức năng chẩn đoán + Chức năng định hướng hoạt động học + Chức năng xác nhận thành tích học tập,hiệu quả dạy học c, Hình thức kiểm tra : Kiểm tra kết quả học tập môn Thể dục có các hình thức như : Kiểm tra thực hành, kiểm tra kiến thức, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (theo Quy chế ). Trước khi kiểm tra cần biên soạn câu hỏi, đáp án trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. 5. Biên soạn đề kiểm tra : a. Xác định mục tiêu: Khi biên soạn đề kiểm tra, phải xác định rõ việc ra đề để kiểm tra mức độ hoàn thành mục tiêu, nghĩa là những yêu cầu HS cần đật về kiến thức, kĩ năng và thành tích sau khi học xong mộ chương hoặc dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định yêu cầu cần đạt sau khi học xong một bài hay một số bài b.Lựa chọn nội dung và hình thức kiểm tra: Sau khi xác định được mục tiêu của việc kiểm tra, cần phải lựa chọn nội duung kiểm tra về kiến thức hay cả kiến thức, kĩ năng và thành tích hoặc chỉ kiểm tra kĩ năng, từ đó lựa chọn nội dung kiểm tra, hình thức ra đề, những nội dung cần kiểm tra và phương pháp tổ chức tiến hành sao cho vừa sức và thuận lợi cho HS khi tham gia kiểm tra. Việc kiểm tra phải đảm bảo cho HS bộc lộ được khả năng về kiến thức, kĩ năng và thành tích. Đối với đề kiểm tra thực hành phải kèm theo các điều kiện như: yêu cầu HS tham gia kiểm tra phải được khởi động đảm bảo về sức khỏe, thể lực, phải có quá trình tập luyện đầy đủ và có hệ thống, phải chuẩn bị sân, trang thiết bị an toàn, thuận tiện, các thiết bị đo đạc cần chính xác, tin cậy. GV chuẩn bị phương án phân nhóm và những yêu cầu cụ thể để sao cho mỗi HS khi được tham gia kiểm tra có trạng thái sẵn sàng và đảm bảo an toàn. c. Xây dựng đáp án và thang điểm: - Đáp án dành cho kiểm tra thường xuyên, cần phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của một số bài học trong mỗi giai đoạn cuả quá trình dạy học, để xây dựng thang điểm hợp lý đối với từng nội dung trong đáp án. - Đáp án cho kiểm tra định kỳ về thành tích và kĩ thuật đã có trong sách, tuy nhiên đánh giá về kỹ thuật động tác, thành tích…cần phải thống nhất trong tổ bộ môn về tiêu chí dánh giá, thế nào là đúng, cơ bản đúng…có thể đề xuất thêm một số tiêu chí chuyên môn để phân hóa các mức đánh giá sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong trường. Đặc biệt lưu ý: sau khi xây dựng thang điểm (yêu cầu kĩ thuật, thành tích) GV trong tổ bộ môn đều phải được thảo luận để đảm bảo thống nhất một mặt bằng chung. PHẦN III: XÂY DỰNG KẾ HOACH CÁ NHÂN TRONG NĂM HỌC BỘ MÔN THỂ DỤC Theo hướng dẫn khung kế hoach giảng dạy của Phòng GD&ĐT Anh Sơn - Trang bìa: Kế hoạch giảng dạy năm học 20… - 20… - Trang tiếp theo: * Phần I. Sơ yếu lý lịch 1. Họ và tên 2. Ngày, tháng, năm sinh 3. Quê quán 4. Năm vào ngành 5. Nhiệm vụ được giao * Phần II. Phần chung 1. Đặc điểm tình hình ( Nêu ngắn gọn, trọng tâm) 2. Nhiệm vụ trọng tâm (Nêu nhiệm vụ chính mà bản thân đề ra trong năm học) 3. Biện pháp thực hiện: a. Thực hiện nề nếp, chương trình dạy học. b. Công tác tự bồi dưỡng c. Đổi mới phương pháp dạy học: Tập trung nội dung dạy phương pháp tự học và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện cho học sinh. 4. Chỉ tiêu phấn đấu: * Phần III. Kế hoạch giảng dạy bộ môn: - Yêu cầu trình bày theo thứ tự: Tuần/ Chương (Cụm bài, bài)/ Số tiết/ Nội dung trọng tâm/ Phương pháp, phương tiện, tài liệu/ Những lưu ý. - Tuỳ theo đặc thù bộ môn giáo viên có thể xây dựng kế hoạch theo bài, cụm bài, hoặc chương nhưng phải toát lên được kiến thức, kỹ năng theo chuẩn quy định. - Giáo viên được phân công dạy môn nào thì lập kế hoạch cho môn đó (Kể cả môn chéo). Ví dụ: Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn C1 C2 

File đính kèm:

  • pptCHUAN KIEN THUC HUNG.ppt
Bài giảng liên quan