Đề tài Hiệu trưởng quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh huyện Krông Păk tỉnh Đăk Lăk

PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”.

 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, trong phát biểu tại Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/4/2002 đã nêu: “ Để giáo dục có chất lượng và có chất lượng cao, phải đảm bảo đồng bộ các điều kiện về chương trình sách giáo khoa, giáo trình; về giáo viên; về cơ sở vật chất – kỹ thuật, trường lớp, thiết bị, thư viện, phòng thí nghiệm.”

 Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, tại Hội nghị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ngày 17/4/2002 đã phát biểu: “ Chúng ta phải đặc biệt quan tâm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật. Nếu tất cả các vấn đề khác chúng ta lo được nhưng cơ sở vật chất – kỹ thuật quá yếu kém thì giáo dục cũng không thể nào đạt trình độ cao, chất lượng cao được.”

 

doc21 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu trưởng quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật ở trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh huyện Krông Păk tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ời hiệu trưởng phải luôn tâm niệm rằng để xây dựng được cảnh quan môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học thì cha mẹ học sinh phải được biết các chủ trương của ngành, các cấp. Hiệu trưởng nên bố trí thời gian để đưa ban đại diện cha mẹ học sinh đi tham quan một số trường có hoàn cảnh gần giống như trưòng của mình mà họ đã làm tốt công tác huy động. Họ phải được bàn bạc cụ thể, họ được làm và kiểm tra. Nhiều khi việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất nhà trường của phụ huynh học sinh thường có tâm lý ngại đồng tiền của họ bỏ ra phải qua nhiều khâu trung gian nào đó, đặc biệt là việc xây dựng nhỏ, bổ sung cơ sở vật chất nhà trường ( như làm sân trường, xây dựng tường rào, mua bảng chống lóa). Trong điều kiện kinh tế xã hội nơi trường tôi đóng gặp không ít khó khăn, làm một lần thì không nổi mà phải làm dần từng bước. Nhưng chẳng lẽ lại huy động đóng góp một cách lắt nhắt, như vậy gây tâm lý bất lợi cho phụ huynh học sinh. Hiệu trưởng cần tổ chức họp với hội cha mẹ học sinh bàn bạc về sự cần thiết của những công trình ấy trong việc dạy và học ở nhà trường. Khi ban chấp hành hội cha mẹ học sinh đã nhất trí sẽ tổ chức họp phụ huynh toàn trường xin ý kiến đóng góp của họ. Khi họ đã thống nhất việc đóng góp, hiệu trưởng phải đưa ra được thiết kế của mỗi loại công trình, mời phụ huynh tham gia về kiểu dáng và thời gian thực hiện. Phụ huynh bàn bạc, dự trù kinh phí và cách huy động. Họ tự phân công, theo dõi kiểm tra từng loại công trình một cách toàn diện. Sau khi hoàn thành nhà trường cùng hội phụ huynh kiểm tra, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Như vậy họ thấy đồng tiền mà họ bỏ ra được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. 
3.2. Hiệu trưởng tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương
 Hiện nay, đây là mối quan hệ quan trọng nhất trong việc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nhà trường. Hiệu trưởng phải thường xuyên tham mưu tích cực với cấp uỷ, chính quyền địa phương. Mỗi lần làm việc với cấp uỷ, chính quyền địa phương Hiệu trưởng phải chuẩn bị kỹ, chu đáo nọi dung để trình bày những vấn đề toàn diện cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc. Báo cáo kịp thời những diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo những vấn đề ngoài tầm tay của mình. Mõi lần đề xuất phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện. Tạo điều kiện để cấp uỷ, chính quền địa phương đến thăm cơ sở vật chất – kỹ thuật, gặp gỡ trao đổi với giáo viên nhà trường. Luôn luôn chủ động, tranh thủ sự quan tâm của địa phương. Không nên báo cáo công việc nhà trường vào lúc cấp uỷ, chính quyền địa phương đang phải tập trung vào những việc lớn. Phải kiên trì tham mưu, một lần chưa được phải lập lại nhiều lần. Trình bày với các đồng chí chủ chốt chưa xong thì tìm gặp nhiều đồng chí trong cấp uỷ, chính quyền để dược họ ủng hộ, đồng tình đề xuất của trường. Thường xuyên và kịp thời thông tin về các chủ trương của ngành giáo dục đến với cán bộ chủ chốt của địa phương. Như vậy, trong lúc huy động phụ huynh đóng góp thì có thể xin địa phương hỗ trợ kinh phí phục vụ kịp thời cho dạy và học. Đối với người Hiệu trưởng, quan trọng là phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để tạo niềm tin cho cấp uỷ, chính quyền địa phương. Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để cấp uỷ, chính quyền tán thành những đề xuất, tham mưu của Hiệu trưởng.
3.3. Hiệu trưởng tham mưu với phòng giáo dục và các cấp
 Hiệu trưởng thường xuyên báo cáo, tham mưu với phòng giáo dục cũng như các cấp. Tranh thủ sự hỗ trợ của ngành về chuyên môn như trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, các chương trình dự án. Với đặc điểm trường có nhiều học sinh dân tộc, đói nghèo, gia đình chính sách,việc miễn giảm quỹ xây dựng nên cần có sự đầu tư của huyện, của tỉnh.
3.4. Phối hợp với các tổ chức xã hội và các đơn vị sản xuất kinh doanh
 Bản thân Hiệu trưởng cùng với chính quyền địa phương gặp gỡ động viên các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn nhà trường ủng hộ kinh phí để xây dựng các công trình nhỏ. Thông báo những “ mạnh thường quân” trên loa phát thanh của xã, đồng thời làm biển ghi công của họ gắn lên công trình mà họ ủng hộ. Địa phương, nhà trường, quân dân chính các thôn cùng nhau bàn bạc việc huy động đóng góp xây dựng. Thông qua danh sách những học sinh chưa nộp quỹ, con của ai? Ở thôn nào? Để cán bộ thôn, các đoàn thể nắm bắt được. Thông qua các cuộc họp ở khu dân cư họ sẽ động viên, nhắc nhở để phụ huynh hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà trường.
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHẬN ĐỊNH CHUNG
 Qua phân tích thực trạng quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật và một số biện pháp cải tạo, sửa chữa trường sở ở trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh, ta thấy Hiệu trưởng đã có những quan tâm và tổ chức tốt công việc này. Tuy nhiên, thời gian trước đây công tác tham mưu, phối hợp với các cấp, ngành chưa thật sự tốt. Cơ sở vật chất đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Xác định được trường sở có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình giáo dục, do đó phải hết sức nỗ lực, quyết tâm bảo quản, cải tạo trường sở và đó là nhiệm vụ không thẻ thiếu của người Hiệu trưởng.
 Người Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược, dự đoán tốt và đề ra nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể, sát thực với điều kiện hoàn cảnh nhà trường cũng như địa phương.
 Hiệu trưởng phải là hạt nhân , tập hợp được mọi người trong trường cùng tham gia công tác này. Phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho mỗi cá nhân, bộ phận và phù hợp với vị trí công tác, năng lực của họ. Luôn luôn chỉ đạo, kiểm tra, động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời.
 Xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Phối hợp tốt với các lực lượng bên ngoài như: chính quyền địa phương, công an xã, các hộ dân xung quanh trường. Tranh thủ sự hỗ trợ của các ban ngành, cá nhân và Hội cha mẹ học sinh.
 Quản lý, sử dụng đất đai, tài sản, trang thiết bị có hiệu quả, nhất là phải bảo đảm đúng quy định của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc những quy định về xây dựng cơ bản.
 Có sự đoàn kết nhất trí của toàn trường dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, của lãnh đạo trường. Huy động trí tuệ tập thể để xây dựng chủ trương, kế hoạch,Từ đó có những biện pháp đồng thuận cao trong cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường, vừa phát huy được tính tập thể vừa phát huy được tính sáng tạo của cá nhân.
 Điều quan trọng và chủ yếu là bản thân người Hiệu trưởng phải năng nổ, nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ cùng với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, thống nhất để đưa trường ngày càng khang trang, sạch đẹp và kết quả giáo dục ngày càng phát triển.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 
 Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp cần có nghị quyết về xây dựng trường lớp cụ thể, đầu tư có trọng điểm, không đầu tư dàn trải.
 Có chính sách hỗ trợ cho những trường có đông học sinh dân tộc, họcsinh nghèo,trong việc xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất.
 Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác phòng cháy chữa cháy trong thời gian gần nhất.
 Bằng các nguồn vốn dự án, chương trình, ngân sách đầu tư xây dựng cho nhà trường các phòng chức năng để đáp ứng yêu cầu dạy và học trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX về Giáo dục và Đào tạo.
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 – khoá VIII
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 của Đảng
Nghị định số 43/2000 NĐ – CP Ngày 30/8/2000 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một ssó diều của Luật Giáo dục.
Quyết định số 159/2002 QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học.
Quyết định 355/QĐ-BXD ngày 28/3/2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về thiết kế mẫu nhà lớp học phục vụ kiên cố hoá trường, lớp học của Chính phủ.
Bài giảng cơ sở vật chất - kỹ thuật ở trường phổ thông của thầy Trần Quốc Bảo.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3978-84.
Điều lệ trường Tiểu học ban hành theo Quyết định 51/2007 QĐ-BGD&ĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần mở đầu  1
I. Lý do chọn đề tài........1
II. Mục đích nghiên cứu  2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu..2
IV. Giới hạn đề tài..2
Phần nội dung.3
I. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý..3
II. Thực trạng và phân tích thực trạng........8
1. Đặc điểm chung của nhà trường......8
2. Thực trạng và phân tích thực trạng12
III. Một số biện pháp cải tạo trường sở.15
Phần kết luận..19
I. Nhận định chung..19
II. Bài học kinh nghiệm.19
III. Đề xuất kiến nghị19
Tài liệu tham khảo..21

File đính kèm:

  • docTTH Uoc Daklak.doc