Đề tài Khai thác và ứng dụng một số phần mềm công nghệ thông tin trong dạy học địa lý ở bậc trung học cơ sở

Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học Địa lý ở trường Trung học cơ

sở (THCS) là việc làm rất cần thiết. Nó không những tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận

các phương tiện thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại mà còn phát huy được tính độc lập

trong học tập của học sinh.

Trong lĩnh vực dạy học Địa lý hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin chủ

yếu là khai thác các phần mềm Địa lý như Mapinfo, PC - Fact.Thông qua các phần

mềm này, giáo viên Địa lý có thể khai thác và lựa chọn thông tin cần thiết để sử dụng

cho bài giảng đạt hiệu quả cao, đồng thời mở rộng vốn kiến thức và tăng hứng thú học

tập cho học sinh.

pdf5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khai thác và ứng dụng một số phần mềm công nghệ thông tin trong dạy học địa lý ở bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 
114
114
KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM 
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 
 Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ 
ThS. HỒ TÙNG VĨNH 
Trưởng phòng Hành chính - Quản trị 
 ThS. LÊ ANH PHI 
1. Đặt vấn đề 
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học Địa lý ở trường Trung học cơ 
sở (THCS) là việc làm rất cần thiết. Nó không những tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận 
các phương tiện thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại mà còn phát huy được tính độc lập 
trong học tập của học sinh. 
Trong lĩnh vực dạy học Địa lý hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin chủ 
yếu là khai thác các phần mềm Địa lý như Mapinfo, PC - Fact...Thông qua các phần 
mềm này, giáo viên Địa lý có thể khai thác và lựa chọn thông tin cần thiết để sử dụng 
cho bài giảng đạt hiệu quả cao, đồng thời mở rộng vốn kiến thức và tăng hứng thú học 
tập cho học sinh. 
Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu về hướng khai thác một số phần mềm 
trong dạy học và vận dụng vào dạy học một bài Địa lý cụ thể ở bậc THCS. 
2. Một số phần mềm trong dạy học Địa lý 
2.1. Hướng khai thác phần mềm trọng dạy học 
Trong giảng dạy, có thể khai thác các phần mềm vi tính để minh hoạ và trình 
bày kiến thức Địa lý. Các phần mềm giúp người sử dụng khai thác nguồn thông tin hiện 
có để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với người học. Các nguồn thông tin này rất đa 
dạng. Nó có thể là hình ảnh có nội dung địa lý, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, mô hình, 
hay là những đoạn phim video clip.... nên việc lựa chọn chúng để vận dụng trong quá 
trình dạy học sao cho có hiệu quả là không đơn giản. Vì vậy, để khai thác và sử dụng 
phần mềm địa lý, đòi hỏi giáo viên ngoài chuyên môn được đào tạo cần phải có trình độ 
vi tính căn bản để có thể vận dụng các phần mềm một cách tối ưu trong quá trình dạy 
học của mình. 
2.2. Nội dung Địa lý của một số phần mềm 
2.2.1. Phần mềm PC FACT 
PC Fact là phần mềm chứa đựng các bản đồ và tư liệu Địa lý, giúp cho giáo viên 
có thêm nhiều thông tin trong dạy học Địa lý. Nội dung địa lý của phần mềm PC Fact 
gồm có: 
+ Bản đồ hành chính thế giới, các châu lục, các khu vực lớn và bản đồ của 200 
quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. 
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 
115
115
+ Bản đồ tự nhiên thế giới, các châu lục, các khu vực lớn, các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. 
+ Bản đồ các khu vực giờ Trái Đất. 
+ Bản đồ kinh tế - xã hội (Bản đồ dân số, công nghiệp, nông nghiệp, trình độ học vấn...).. 
+ Các loại bản đồ trống. 
+ Các tháp tuổi, số liệu, biểu đồ dân số, kinh tế các nước và lãnh thổ trên thế giới. 
+ Danh mục của gần 1000 địa danh trên thế giới về núi, sông, biển... 
+ Sơ đồ chỉ vị trí của khoảng 4500 thành phố trên thế giới. 
+ Quốc kỳ, quốc gia của hầu hết các nước trên thế giới. 
PC Fact được thiết kế gọn, dễ sử dụng. Với phần mềm này, giáo viên có thể khai 
thác được khá đầy đủ các tài liệu cần thiết về các nước trên thế giới, phục vụ cho việc 
soạn bài, dạy học trên lớp, soạn bài thực hành, xây dựng bài kiểm tra địa lý... Bản đồ ở 
PC Fact được thiết kế trên nền của phần mềm ARC/INFO, Mapinfo nên có thể phóng to 
hoặc thu nhỏ một cách tiện lợi. Tuy nhiên, do chưa được Việt hoá, nên phần mềm này 
có một số khó khăn cho giáo viên và học sinh trong sử dụng để dạy học. 
2.2.2. Phần mềm Mapinfo 
Mapinfo là một phần mềm dành cho quản lý thông tin dữ liệu bản đồ. Trong dạy 
học Địa lý, phần mềm Mapinfo cho phép phóng to thu nhỏ bản đồ, chọn lọc các đối 
tượng địa lý trên bản đồ thành các nhóm, loại bỏ các đối tượng không cần thiết, giữ lại 
các đối tượng chủ yếu sử dụng trong nội dung bài học, hoặc chồng xếp các lớp bản đồ 
để tạo ra một bản đồ mới, thích hợp bài dạy học. 
Mapinfo còn có thể sử dụng trong việc xây dựng và trình bày các mô hình, biểu 
đồ, ảnh... và chúng có thể kết hợp các phần mềm tính toán trong trao đổi, lưu trữ, tính 
toán số liệu thống kê Địa lý. 
Ngoài ra, Mapinfo còn được sử dụng trong việc xây dựng và trình bày bản đồ 
địa lý, hỗ trợ cho giáo viên trong soạn giáo án, biên tập tài liệu, trình bày trên lớp. 
2.2.3. Encarta Reference Library (thư viện tham khảo điện tử của hãng 
Microsoft) 
Encarta và World Atlas là những phần mềm chứa đựng một khối lượng lớn kiến 
thức địa lý, lịch sử, văn hoá khổng lồ của nhân loại. 
Hệ thống bản đồ trên Encarta phong phú và có thể được phóng to, thu nhỏ dễ dàng, 
có thể trải trên mặt phẳng hoặc bề mặt cong của quả địa cầu, có thể in ra giấy rất thuận tiện. 
Phần thống kê của Encarta có rất nhiều nội dung cụ thể về dân số, thu nhập, giáo dục, tuổi 
thọ, kinh tế, thương mại... của các nước. Các thông tin này được thường xuyên cập nhật từ 
các nguồn Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc (UNFPA).. 
3. Sử dụng phần mềm Encarta Reference Library vào dạy học 
Bài 9. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa (Lớp 6) 
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 
116
116
a. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh phải: 
- Biết được hiện tượng ngày, đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận 
động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 
- Có khái niệm về các đường: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc và 
vòng cực Nam. 
-Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. 
b. Phương tiện dạy học 
- Tranh về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. 
- Quả Địa cầu 
- Phần mềm Encarta Reference Library 
c. Hoạt động 
Hoạt động 1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. 
(Hoạt động theo nhóm) 
Quan sát hình 24 trong sách giáo khoa. 
+ Giáo viên thao tác sử dụng phần mềm Encarta, cho HS xem hình. 
Trả lời các câu hỏi sau: 
- HS phân biệt được đâu là đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đâu là đường 
phân chia sáng tối (ST)? 
- Vào ngày Hạ chí (22/6), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời và có diện tích 
được chiếu sáng rộng nhất? 
- Vào ngày đó, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ 
tuyến đó gọi là gì? 
Hoạt động 2. Ở hai miền cực, số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi 
theo mùa. 
+ GV thao tác sử dụng phần mềm như mục 1. 
+ HS xem hình và trả lời các câu hỏi sau: 
- Vào ngày 21/3, Mặt Trời chiếu thẳng góc trên Mặt Đất ở đường xích đạo. Hãy 
so sánh độ dài của ngày và đêm của mọi điểm trên đường xích đạo? 
- Mọi địa điểm từ vĩ tuyến 66033’B lên đến cực Bắc, chỉ có ngày mà không có 
đêm. Vĩ Tuyến đó là đường gì? 
- Vào các ngày 21/3 và 23/9, độ dài của ngày đêm ở cực Bắc sẽ như thế nào? 
- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài của ngày đêm ở cực Bắc và cực Nam sẽ ra sao? 
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 
117
117
4. Kết Luận 
 Qua ứng dụng một số phần mềm trong dạy học Địa lý, chúng tôi có một số nhận xét sau: 
- Các phần mềm Địa lý là một trong những nguồn tư liệu quý giá không chỉ giúp 
cho giáo viên bổ sung nội dung bài giảng thêm phong phú mà còn là các phương tiện 
dạy học – đóng vai trò như là nguồn tri thức để học sinh chủ động khai thác kiến thức. 
- Việc khai thác và sử dụng các phần mềm trong dạy học sẽ kích thích sự hứng 
thú học tập của học sinh trong học tập bộ môn Địa lý. 
- Khai thác các phần mềm trong dạy học Địa lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm có hiệu quả hơn. 
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của việc khai thác các phần mềm trong dạy 
học Địa lý cũng còn một số hạn chế nhất định như: giá thành thiết bị đắt, các phần mềm 
đúng theo nội dung sách giáo khoa còn hạn chế. Việc khai thác các phần mềm này cần 
phải có thời gian, giáo viên phải chuẩn bị, lựa chọn, hình thức khai thác khá công phu 
và phù hợp với nội dung bài học. 
Khai thác các phần mềm trong dạy học Địa lý, do vậy luôn đặt ra yêu cầu cao 
đối với giáo viên nhằm giúp cho học sinh tự mình lĩnh hội tối đa kiến thức nhằm giải 
quyết tốt yêu cầu nội dung của một tiết học Địa lý. 
Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 
118
118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Thị Xuân Thuỷ, Ứng dụng công nghệ phần mềm trong dạy học Địa lý, 
CĐSP Huế, 2005. 
[2] PGS- TS Nguyễn Đức Vũ, Sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại trong dạy học 
Địa lý phổ thông, NXB GD, năm 2005. 
[3] Nguyễn Dược, sách giáo khoa và sách giáo viên địa lý lớp 6, NXB GD, năm 2003. 
[4] Trần Quốc Đắc, Sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH ở 
truờng phổ thông. Tạp chí Giáo dục số 5, 6/2001. 
[5] Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu tập huấn “ Ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học”. Hà Nội 2006. 
[6] Trần Bá Hoành, Đổi mới Phương pháp dạy học, chương trình SGK. NXB 
Đại học Sư phạm, Hà Nội- 2007. 

File đính kèm:

  • pdfUng dung CNTT day hoc Dia ly.pdf
Bài giảng liên quan