Đề tài Làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 9

A. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đã từ lâu, kiểu bài nghị luận luôn là kiểu bài khó đối với học sinh trường trung học cơ sở và kiểu bài thường gặp trong các kỳ thi cũng như các bài viết của học sinh lớp 9 trong năm học hay học lên những năm học trung học phổ thơng hoặc vận dụng trong đời sống.

Tuy nhiên, phân môn Tập làm văn ở trung học cơ sở khá nhiều kiểu bài như giải thích, chứng minh, bình luận, phn tích . Các em lại phải tiếp xúc với thời lượng có hạn cho nên điểm đạt được trong bài làm và sự yêu thích việc làm văn của học sinh cũng chưa cao.

Đối với học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp, mặc dù học sinh chưa được học sâu các kiểu bài nghị luận ở các lớp dưới nhưng đã học về sự kết hợp sử dụng nhiều các phép lập luận. Bên cạnh đó, khả năng tự đánh giá, nhận xét về một vấn đề của học sinh còn hạn chế nhiều. Chính vì những cái khó khăn đó nên tôi chọn đề tài này giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết bài nghị luận cũng như góp phần giúp các em đạt kết quả cao trong các bài viết văn nghị luận và kỳ thi cuối học kỳII

 

doc12 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Làm văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 đội xe không kính
 . Các biện pháp nghệ thuật như thể thơ , dùng từ.
 . Nhận xét, đánh giá về hình ảnh người lính
	* Tóm lại để chuẩn bị tư liệu cần thiết để làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ học sinh cần phải có sự hiểu biết nhất định về đối tượng. Đó chính là điều kiện cần và đủ để các em viết bài nghị luận dễ dàng.
 c. Giáo viên giúp học sinh nhận biết sự khác biệt giữa các kiểu bài nghị luận trong chương trình.
	Trước tiên, giáo viên giúp học sinh thấy rõ sự khác biệt giữa hai kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu như nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc các vấn đề tư tưởng đạo lí con người nhằm khơi gợi cho học sinh đưa ra, trình bày suy nghĩ của mình đối với vấn đề đó thì nghị luận về nhân vật đoạn thơ, bài thơ không chỉ có suy lí lôgich mà còn có sự cảm thụ, liên tưởng, đồng cảm, có dấu ấn chủ quan do tác phẩm gợi lên cho nên có khi yêu cầu học sinh trình bày “cảm nhận” của mình đối với đoạn thơ, bài thơ, nhân vật văn học nhưng “cảm nhận” đây không phải là biểu cảm mà là nghị luận trên cơ sở cảm thụ.
 Ví dụ: Suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn.
 Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”
 Chính sự khác biệt này sẽ giúp học sinh giải quyết vần đề trọng tâm của đề bài và tránh được cái sai lớn nhất trong việc làm bài nghị luận sai thể loại, sai kiểu bài.
 d. Giáo viên xem trọng việc chấm bài và sửa chữa bài viết cho học sinh
 Chấm bài là công việc đánh giá, công nhận kết quả làm bài của học sinh. Còn sửa bài là những điểm hạn chế của học sinh trong quá trình làm văn 
 Khi chấm bài, giáo viên đọc kĩ bài của học sinh, không đọc lướt qua, đọc vội. Giáo viên cầm chấm chính xác thành quả lao động của học sinh công bằng và thống nhất đáp án, tránh lúc quá chặt, lúc quá lỏng lẻo để học sinh không so đo, khiếu nại về điểm số.
 Đôi khi với công việc chấm bài là sửa bài bởùi vì kĩ năng làm bài bài văn của học sinh còn nhiều hạn chế, giáo viên cần sửa cụ thể, chi tiết không nên gạch chân cho có lệ rồi không sửa chữa, không nêu hướng giải quyết cho học sinh. Đối với lỗi sai quá quan trọng, cá biệt giáo viên phải sửa ngay vào bài cho học sinh như lỗi chính tả, lỗi dùng từ và lỗi diễn đạt. Khi sửa bài giáo viên không cùng một lúc sửa hết sai sót của học sinh mà chỉ chọn những cái khái quát, tiêu biểu để sửa. Cho nên khi sửa bài học sinh sẽ thấy được cái sai của chính mình và cái sai của các bạn trong lớp để các em tránh được ở các bài làm tới. Như vậy việc sửa chữa bài cho học sinh là công việc quan trọng của giáo viên.
 Điều cần thiết sau cùng là khi chấm bài, giáo viên cần có sổ lưu để ghi chép, hệ thống ngay những lỗi sai, cách sửa chữa theo từng mục, từng phần để làm tư liệu hướng dẫn học sinh khi trả bài viết và không mất thời gian khi soạn tiết trả bài kiểm tra
 e. Giáo viên tiến hành trả bài viết khoa học và hiệu quả:
 Tiết trả bài viết cần tránh sự qua loa, sơ sài và chung chung. Có thể tiến hành theo trình tự sau:
	- Nhận xét chung về bài viết ở mức độ, các ưu điểm và hạn chế.
	- Giáo viên cho học sinh phân tích lại đề bài. Chú ý yêu cầu về nội dung, thể loại, về tư liệu có liên quan.
	- Giáo viên nêu dàn ý chung, có thể là các ý chính một trong ba phần của bài viết.
	- Hướng dẫn học sinh sữa lỗi sai. Đây là bước quan trọng trong tiết trả bài viết. Ngoài việc hướng dẫn học sinh sửa lỗi sai về lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt , giáo viên còn phải giúp học sinh phát hiện các đoạn văn nghị luận có nêu bật được luận điểm, các luận cứ có làm sáng rõ được luận điểm hay không Giáo viên có thể ghi ở bảng phụ các câu, đoạn văn có các lỗi sai tiêu biểu cho từng phần để không mất thời gian và học sinh tiện theo dõi, phân tích sai và ghi vào tập, giáo viên cần cho học sinh tham gia sửa lỗi sai, tránh ôm đồm. Những lỗi sai khi phát hiện giáo viên cần gợi ý dẫn dắt để các em phát hiện, hỗ trợ để các em sửõa đúng và hay. Nên tránh việc chê bài học sinh viết 
dở, viết tệ để khuyến khích học sinh sửa bài và động viên tin thần làm văn cho học sinh.
 Ví dụ: Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng nổi tiếng mà con người hiện tại ai cũng biết. Đó là vứt rác ra ngoài đường và nơi công cộng. Chính hiện tượng ấy đã làm cho môi trường cất tiếng kêu cứu. Những con sông đầy rác lẫn lục bình trôi nổi khắp nơi. Những nhà máy, xí nghiệp thải ra muôn vàn chất độc hại. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ môi trường
 - Giáo viên cho học sinh xác định lỗi dùng từ sai từ nổi tiếng	
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định luận điểm và cách sắp xếp các luận cứ có phù hợp trong cách diễn đạt chưa.
- Giáo viên cho học sinh sắp xếp lại các luận cứ cho phù hợp
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố nội dung và phương pháp làm kiểu bài để khắc sâu hơn.
	- Đọc bài hay cho học sinh tham khảo (có thể là đoạn hay) của học sinh trong lớp. Việc làm này có tác dụng chốt lại vấn đề để các em nắm vững hơn về kĩ năng làm văn tốt hơn trong thời gian tới.
 f. Giáo viên động viên nhắc nhở học sinh thường xuyên tự rèn luyện năng lực viết văn nghị luận và rèn chữ viết trong cách trình bày.
	Ngoài những bài nghị luận và sách ngữ văn cung cấp trong những tiết tìm hiểu và cách làm những dạng bài nghị luận thì giáo viên cũng thường xuyên nhắc nhở học sinh rèn năng lực viết văn cho mình bằng cách tham khảo những bài văn mẫu ở các sách tham khảo nhưng không được sao chép vào bài làm của mình vì văn nghị luận nào cũng đòi hỏi học sinh phải nêu được cảm nhận, trình bày suy nghĩ mang màu sắc cá nhân của các em.
	Ơû nhà học sinh có thể viết những bài văn, đoạn văn mà giáo viên đã hướng dẫn ở lớp. Việc thường xuyên luyện tập sẽ giúp em dễ dàng hơn khi viết và không sợ làm văn, văn viết sẽ đạt yêu cầu và ngày một hay hơn. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng làm văn cho học sinh.
	Việc quan trọng trong viết văn là chữ viết, cách trình bày khi làm văn, giáo viên buộc học sinh phải rèn chữ cho rõ ràng, đúng chính tả, cách trình bày sạch đẹp, khoa học.
	Hiện nay chữ viết của một số học sinh ở lớp 9A3, 9A4, 9A5 ở một số em rất xấu thậm chí không đọc được làm ảnh hưởng đến bài làm của mình. Chính vì vậy, giáo viên cần nhắc nhở học sinh rèn chữ viết cho rõ ràng, cẩn thận khi viết và khắc phục dần sự cẩu thả của học sinh.
 * Kết quả cụ thể:
 Năm học 2008-2009 thực hiện biện pháp vừa nêu trên trong các tiết dạy tập làm văn ở mỗi lớp. Tính đến thời điểm hiện nay thì kết quả như sau:
Lớp
NH 2007- 2008
NH 2008- 2009
9A3
55.2
63.4
9A4
57.8
66.9
9A5
56.5
64.9
 * Tự đánh giá kết quả:
 Qua việc rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9A3, 9A4, 9A5 của trường kết quả bước đầu chưa cao nhưng với biện pháp cụ thể trong các tiết dạy, tiết làm bài viết học sinh đã có sự thay đổi và tích cực hơn trong việc học và làm văn. Các em biết định hướng cụ thể bài viết, mạnh dạn trong phát hiện và sửa sai sót khi trả bài viết. Điều quan trọng hơn, học sinh đã thấy được tầm quan trọng của bài nghị luận. Với khả năng của mình, tôi sẽ cố gắng giúp các em rèn kĩ năng làm văn phân tích tác phẩm để đạt kết quả cao trong các bài viết sắp tới.
C. KẾT LUẬN
 1. Bài học kinh nghiệm:
	Một trong những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực là tổ chức cho học sinh hoạt động. Để làm tốt một đoạn văn, một bài văn nghị luận, giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định luận điểm, các luận cứ, sắp xếp các luận cứ theo một trật tự nhất định để làm sáng rõ luận điểm 
	Khi làm đoạn văn, bài văn nghị luận, giáo viên cần nhắc nhở học sinh cách dùng từ ngữ nêu bật được những ý kiến, nhận định, quan điểm của mình về vấn đề nghị luận
	Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sửa lỗi diễn đạt văn nghị luận cho học sinh trong mỗi bài học.
	Muốn đạt hiệu quả cao, cần có hệ thống câu hỏi cụ thể giúp học sinh thảo luận phát triển tư duy viết văn nghị luận
 2. Hướng phổ biến:
 Với đề tài “Biện pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh lớp 9A3, 9A4, 9A5 trường trung học cơ sở Bàu Năng” chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót vì năm học này là năm học đầu tiên tôi thực hiện dạy học sinh lớp 9. Nhưng bước đầu có thể áp dụng hiệu quả trong các tiết dạy về dạng bài nghị luận cho học sinh lớp 9.
 Đề tài có thể áp dụng được tại các trường THCS trong huyện
 3. Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
 Là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi sẽ tiếp tục áp dụng đề tài mình nghiên cứu vào các năm tới để các tiết dạy có hiệu quả hơn. Tôi rất mong được sự hỗ trợ của Phòng giáo dục Dương Minh Châu, Ban giám hiệu trường THCS Bàu Năng để tôi có điều kiện nghiên cứu thành công vấn đề trong đề tài hơn phục vụ việc giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng học tập của các học sinh.

File đính kèm:

  • docĐề tài văn nghị luận 9.doc