Đề tài: Lịch sử văn minh

1. KHÁI NIỆM VĂN MINH:

* Văn minh là gì ?

Khi nói tới khái niệm văn minh nó đặt ra hàng loạt câu hỏi với nhiều quan niệm khác nhau về văn minh như: Người xưa đã làm gì cho nhân loại? Hay nhân loại thường nói tới những tuyệt tác, những kỳ quan thế giới, người ta sẽ nói đến để làm gì? tại sao xã hội văn minh lại có những hành vi không văn minh.

Có người cho rằng: Lịch sử văn minh loài người là toàn thể những hoạt động Tuy nhiên, khi nói tới khái niệm văn minh người ta thường động tới khái niệm văn hoá. Để định nghĩa được hai khái niệm này một cách hoàn chỉnh là một vấn đề khó và có những khái niệm đưa ra không đồng nhất. Có người cho rằng: Văn hoá là những gì mang tính người chứ không phải là của tự nhiên; văn hoá theo nghĩa hẹp là tất cả những hoạt động trên lĩnh vực tinh thần của con người. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm văn hoá, song các nhà nghiên cứu thống nhất quan điểm chung về văn hoá là toàn bộ những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển. Tức có nghĩa Văn hoá là sản phẩm của con người sáng tạo ra chứ không phải tự nhiên tạo ra nó. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa hoàn toàn chọn vẹn vì có những sản phẩm của tự nhiên tạo ra cũng được công nhận là văn hoá. Ví dụ như di sản văn hoá thế giới “Vịnh Hạ Long” của Việt Nam là sản phẩm của tự nhiên tạo ra, song vẫn được thế giới công nhận là di sản thuộc về văn hoá.

Trở lại khái niệm văn minh: Văn minh là khái niệm hẹp hơn, xuất hiện muộn hơn so với văn hoá, bởi khi nào xã hội phát triển đến một mức độ nào đó thì mới xuất hiện văn minh và khái niệm này cho đến nay vẫn chưa thống nhất.

Quan điểm của người Nga cho rằng: Văn minh là tổng các thành tựu về vật chất của con người sáng tạo trong quá trình phát triển của lịch sử loài người.

Từ điển tiến Anh: Văn minh là giai đoạn lý tưởng của xã hội loài người với những đặc trưng không còn dã man với những hành vi phi lý.

Các nhà văn minh học: Văn minh là những trật tự xã hội gợi lên sự sáng tạo văn hoá, nó bắt đầu khi tình trạng dã man, bất ổn của xã hội chấm dứt, khi đó con người bắt đầu sự hiểu biết và làm đẹp cho cuộc sống của mình.

Từ điển bách khoa Pháp: Văn minh là trình độ phát triển cao của văn hoá ở mức độ con người ý thức được vai trò của văn hoá duy lí, con người hiểu được những khả năng mà họ nắm được để giả quyết số phận của mình và thừa nhận điều kiện lịch sử đã tạo ra cho họ.

Tuy có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về văn minh. song các nhà nghiên cứu đều thống nhất coi văn minh là trình độ phát triển của xã hội thay thế cho tình trạng dã man với đặc trưng là sự xuất hiện của giai đoạn mà xã hội có giai cấp, nhà nước thay thế cho xã hội thị tộc cho phép con người sáng tạo tìm hiểu thế giới xung quanh mình, làm đẹp cuộc sống xung quanh mình.

 

doc31 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Lịch sử văn minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sau khi phục hưng, đạo Hinđu được các vương công ấn Độ hết sức ủng hộ, cho xây dựng nhiều ngôi chùa nguy nga và ban cấp rất nhiều ruộng đất.Trong các chùa ấy đã tạc rất nhiều tượng thần để thờ. Các tượng thần đạo Hinđu thường có hình thù kì dị đáng sợ như nhiều đầu, nhiều mắt, nhiều tay Trong các chùa lớn có tới hàng nghìn tu sĩ Bàlamôn và hàng nghìn vũ nữ.
25
Về tục lệ, đạo Hinđu rất coi trọng sự phân chia đẳng cấp. Đến thời kỳ này, do sự phát triển của nghành nghề, trên cơ sở 4 tầng cấp cũ (Varna) đã xuất hiện rất nhiều đẳng cấp nhỏ mới gọi là Jati. Những đẳng cấp nhỏ này có sự phân biệt về địa vị xã hội rất khắt khe, đóng kín về mọi mặt và đời cha truyền con nối. Đặc biệt, đạo Hinđu hết sức khinh bỉ và ghê tởm tầng lớp lao động nghèo khổ phải làm các nghề bị coi là hèn hạ như quét rác, đồ tể, đao phủ, đốt than, đánh cá. Đạo Hinđu còn duy trì lâu dài nhiều tục lệ lạc hậu như tảo hôn, vợ goá phải hoả táng theo chồng. Nếu không tuần tiết thì phải cạo trọc đầu và ở vậy suốt đời, không được tái giá. Ngày nay các tục lệ đó đều bãi bỏ.
Trong suốt một thời gian dài, đạo Hinđu là tôn giáo chủ yếu ở ấn Độ. Đây là tôn giáo rất “đời thường” nhưng cũng rất ấn Độ nên ở chỗ nào có người ấn Độ, có
 văn hoá ấn Độ thì Hinđu giáo đều có cơ sở bén rễ, ăn sâu, cho dù có bị hạn chế, tẩy
trừ. Một mặt nó phản ánh đời sống tâm linh cuồng nhiệt, củng cố đời sống xã hội rất tản mạn, khác biệt nhưng sùng kính phục tùng và nó đòi hỏi sự chịu đựng khổ hạnh trong khổ đẳng cấp, mặt khác khích lệ sự tự do đến phóng khoáng của bản năng con người. Hinđu giáo cũng được truyền bá sang khu vực Đông Nam á. Ngày nay ở ấn Độ có khoảng 84% tổng số dân cư theo đạo Hinđu. Ngoài ấn Độ, đa số cư dân NêPan và đảo Bali ở Inđônêxia gần 20% dân cư Bănglađet và Vaylan vẫn theo đạo Hinđu. ở nước ta, một bộ phận đồng bào Chăm cũng là tín đồ của đạo này nhưng trên cơ sở đã biến đổi nhiều.
Đạo phật:
Vào giữa thế kỷ I TCN ở ấn Độ đã xuất hiện một số dòng tư tưởng chống đạo Bàlamôn. Đạo phật là một trong những dòng tư tưởng ấy. Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo phật là Xichđacđa Gottlama (Siddharta Gâutma) con vua Sutđôdân, nước Capilavaxtu ở chân núi Himalây, sau khi thành phật được để tử tôn là Thích Ca Mâu ni (Xakia Muni).
Nội dung chủ yếu của học thuyết phật giáo được tóm tắt trong câu nói sau đây của Phật Thích Ca: “Trước đây và ngày nay ta chỉ lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giả thoát khỏi nỗi đau khổ” “Cũng như nước đại dương chỉ có một là vị mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”.
26
Cái chân lý về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy được thể hiện trong thuyết : “tứ thánh đế” bao gồm khổ đế, lâp đế, diệt đế, đạo đế. Khổ đế là chân lí về các nỗi khổ. Theo phật, con người có 8 nỗi khổ: sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa, xa người mình yêu, cần mà không được, giữ lấy 5 uẩn (sắc, thụ, hưởng, hành, thức). Tập đế là chân lí về nguyên nhân của các nỗi khổ. Nguyên nhân chủ yếu là luân hồi mà nguyên nhân luân hồi là nghiệp, sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn. Diệt đế là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ. Muốn diệt khổ phải chấm dứt luân hồi, nghiệp và từ bỏ hết mọi ham muốn. Khi đó con người sẽ đạt tới cảnh giới Niết Bàn (Nirvana). Đạo đế là chân lí về con đường diệt khổ gọ là “bát cích đạo” gồm: chính kiến (tín ngưỡng đúng đắn), chính tư duy (suy nghĩ đúng đắn) chính ngữ (nói năng đúng đắn), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính tịnh tiến (Mơ tưởng những cái đúng đắn), chính niệm (tưởng nhớ những cái đúng đắn). Nói tóm lại là suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn.
Về giới luật, tín đồ phật giáo chủ yếu phải kiêng 5 thứ: không sát sinh, không trộm cắp, không tà tâm, không nói dối, không uống rượu. Trong số đó, giới luật không sát sinh là không được giết người, còn giết các động vật thì luật cấm không khắc khe lắm. Phật giáo ban đầu không cấm tín đồ ăn thịt.
Về thế giới quan, nội dung cơ bản của học thuyết phật giáo là thuyết duyên khởi “chư pháp do nhân duyên nhi khởi” mọi vật đều co nhân duyên hoà hợp mà thành. Tâm là nguồn gốc của duyên khởi cũng là nguồn gốc của vạn vật.
Vì quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo phạt chủ trương “vô tạo giả” tức là không có vị thần linh tối cao tạo ra vũ trụ, “vô ngã” tức là không có thực thể vật chất tồn tại cố định, “vô thường” là mọi vật luôn trong quá trình sinh ra, vần động, tiêu diệt chứ không bao giờ được ổn định. Tuy vậy, phật giáo về thế giới quan vẫn là duy tâm chủ quan.
Về xã hội, đạo phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp, mọi người dù thuộc đẳng cấp nào một khi đã tu hành theo học thuyết của phật thì đều trở thành những thành viên bình đẳng của tăng đoàn. Đồng thời đạo phật mong muốn có một xã hội trong đó có Vua phải có đạo đức và dựa vào pháp luật trị nước, không được chuyên quyền độc đoán, còn nhân dân thì được an cư lạc nghiệp.
Như vậy đạo phật ban đầu là một học thuyết khuyên người ta phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để được cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức sùng bái và cũng không có tầng lớp thầy cúng.
27
Sau khi phật tịch, đạo phật được truyền bá nhanh chóng ở miền bắc, ấn Độ. Để soạn thảo giáo lí, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức, từ thế kỉ VIII TCN, đạo phật đã triệu Tập 3 đại hội ở nước Magađa. Sau đại hội lần 3, đạo phật trước tiên được truyền bá sang Xaylan sau đó truyền bá sang khu vực Đông Nam á. Đến khoảng năm 100 sau CN, đại hội phật giáo lần thứ diễn ra tại nước Cusan thông qua giáo lí của đạo phật cải cách và phái phật giáo mới đây được gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phái phật giáo cũ gọi là phái tiểu thừa. Sau đó, các nhà sư càng được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo, vì thế đạo phật đựơc truyền bá mạnh mẽ sang Trung á và Trung Quốc. Những thế kỉ sau đó, đạo phật suy tàn ngay trên chính quê hương của nó, nhưng lại phát triển ở phần lớn Châu á và trở thành quốc giáo một số nước như Thái Lan, Xaylan, Miama, Campuchia, Lào
	Đạo Jain.
	Theo truyền thuyết, người sáng lập đạo jain là một người xuất thân từ đẳng cấp Ksatơrya ở ngoại ô thành Vaixali thuộc tỉnh Biha ngày nay. Sau khi đắc đạo, ông được các tín đồ gọi là Mihariva nghĩa là “đại anh hùng” .
	Đạo jain chủ trương không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải do một đắng hoá công nào đó sáng tạo ra nhưng lại thờ tất cả các thần thánh trong huyền thoại. Đồng thời họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn và cũng tán thành thuyết luân hồi. Chỉ có những linh hồn hoàn hảo nhất mới chấm dứt được vòng luân hồi, được giải thoát vĩnh viễn và được tồn tại một cách sung sướng ở Niết Bàn
	Giới luật bao gồm 5 điều:
	- Không được giết bất cứ một sinh vật nào.
	- Không nói dối
	- Không lấy bất kỳ một vật gì của kẻ khác nếu không phải là tặng phẩm.
	- Không dâm dục.
	- Không được tích luỹ của cải quá nhiều, phải sống khổ hạnh, từ chối mọi thứ vui xã hội.
	Do quan niệm của đạo jain về thế giới và nhân sinh như vậy nên đạo jain chống lại uy quyền của kinh Vêđa, đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp khắc nghiệt.
28
	Đến khoảng thế kỉ I SCN, đạo jain chia làm hai phái: phái Svetambara là phái áo trắng và phái Đigambara là phái áo trời tức khoả thân. Về sau tín đồ phái Đigambara cũng mặc quần áo bình thường, chỉ có đạo sĩ thì hoàn toàn không mặc quần áo kể cả khi ra đường.
	Đền thờ của đạo jain mang tính chất quần thể, thường gồm nhiều ngôi đến giống nhau, trong đền có rất nhiều cột, có đền có tới hơn 1000 cột và đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc sinh động.
	Vì là tôn giáo khắt khe và có phần kì quặc nền truyền bá không đựơc rộng rãi. Những đạo jain vẫn tồn tại ở ấn Độ suốt chiều dài lich sử và ngày nay số tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số ấn Độ, Tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam.
	Đại Xích (Sikh). 
	Đến cuối thế kỉ XV đầu XVI, dựa trên giáo lí đạo Hiuđu và đạo hồi, ở ấn Độ xuất hiện một giáo phái mới gọi là đạo Xích, do Nanac Đep (1469- 1538) sáng lập. Đạo Xích chỉ tin vào một vị thần tối cao duy nhất, chống việc thờ các tượng thần,
 phản đối sự cuồng tín của đạo Hinđu và đạo hồi , không hành hương đến các con sông như đạo hinđu.
	Khi thánh của tôn giáo này là Gran Sahep bao gồm tác phẩm của 10 giáo sĩ đạo Xích cùng với kinh đạo hin đu và đạo Hồi.
	Ngôi đền thờ lớn nhất của đạo Xích là đền vàng ở bangPugiap. 
	Về xã hội, đạo Xích chống chế độ đẳng cấp, thực hiện sự khoan dung và yêu mến mọi người, hiếu khách, sẵn sàng giúp đỡ những người đến nương náu trong đền thờ của họ.
	Đến thế kỉ XVIII, giáo sĩ Gôbin Xinh quy định 5 đặc điểm của tín đồ đạo Xích là:
	- Không cắt tóc, không cạo râu
	- Luôn luôn mang theo lược trải đầu bằng gỗ hoặc ngà .
	- Mặc quần ngắn
	- Đeo vòng tay bằng sắt
	- Mang kiếm ngắn hoặc dao găm.
	Ngày nay số tín đồ đạo Xích chiếm khoảng 2% dân số ấn Độ.
29
phần c
Kết luận
	Trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhân dân ấn Độ bằng bàn tay và khối óc đã tạo dựng nên một nền văn minh rực rỡ, huy hoàng, đã tạo nên một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Những thành tựu trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, tôn giáoKhông chỉ là sản phẩm của nền văn minh ấn Độ mà còn có giá trị bất diệt với thời gian, tác động mạnh mẽ đến tiến trình văn minh nhân loại, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong sự giao tiếp đa dạng hàng bao thế kỉ, ấn Độ vẫn giữ được bản săc văn hoá của mình Thời Trong lịch sử ấn Độ, có những giai đoạn đất nước chia cắt, khủng hoảng, rồi chịu sự thống trị của ngoại bang sang không vì thế mà văn minh ấn Độ tàn lụi. Nó vấn tồn tại và thậm chí những giá trị của nền văn minh lâu đời ấy lại trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Trên cơ sở đó, ở thế kỉ XX, XXI, văn minh ấn Độ tiếp tục đi lên và đã đạt được những thành tựu nhất định.
	Khác với các nền văn minh khác, văn minh ấn Độ cũng đạt được nhiều thành tựu lớn song nó lan toả sự ảnh hưởng ra bên ngoài không phải bằng bạo lực, chiến tranh mà là con đường truyền bá hoà bình. Vì thế văn minh ấn Độ, không chỉ biểu hiện ở ấn Độ, mang màu sắc ấn Độ mà còn ảnh hưởng rộng lớn, mang nhiều sắc thái sinh động thông qua sự tiếp biến với các nền văn minh khác.

File đính kèm:

  • docLSVAN MINH.doc