Đề tài Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và giáo dục ở Việt Nam

 1.1 Khái niệm giáo dục

 Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người.

 Giáo dục là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội loài người.

 1.2 Khái niệm gia tăng dân số.

 Là quá trình phát triển số dân trên một lãnh thổ một quốc gia hoặc trên toàn thế giới, trong một thời gian nhất định ( thường tính từ 1 năm trở lên)

 

ppt18 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và giáo dục ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI ĐIỀU KIỆN MÔN: GIÁO DỤC DÂN SỐ- SỨC KHOẺ SINH SẢNSinh viên: Hoàng Ngọc Anh Lê Thuỳ Dung Vi Thị Dịu Trịnh Thị Hà Hoàng Thị Mai Lớp: kcMỐI QUAN HỆ GIỮA GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm 1.1 Khái niệm giáo dục Giáo dục là tất cả các dạng học tập của con người. Giáo dục là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm của xã hội loài người. 1.2 Khái niệm gia tăng dân số. Là quá trình phát triển số dân trên một lãnh thổ một quốc gia hoặc trên toàn thế giới, trong một thời gian nhất định ( thường tính từ 1 năm trở lên) 2. Các tiêu chí đánh giá- Tỉ lệ người lớn biết chữ ( trên 15 tuổi )- Số năm đi học trung bình hay tỉ lệ nhập học các cấp - Số học sinh trên 1 vạn dân - Chi phí cho giáo dục: % trong GDP hay so với tổng chi ngân sách - Số lượng giáo viên / học sinh - Trình độ trang thiết bị, đồ dùng,phương tiện dạy học →Kinh tế càng phát triển thì các chỉ số càng cao 3.Vai trò của giáo dục Giáo dục được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất nước. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của nền kinh tế. Giáo dục là nền tảng văn hoá, là điều kiện quan trọng cho một nền dân chủ, chính trị ổn định. Giáo dục là nền tảng xã hội của nền kinh tế tri thức (Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.) Muồn tiếp cận nền được nền kinh tế và kỹ thuật hiện đại, có trình độ dân trí của nhân dân và trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người lao động. Trình độ giáo dục là một đại lượng đặc trưng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. 4. Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và giáo dục Dân số là tiền đề quan trọng của sự phát triển giáo dục, dân số có tác động rất lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển giáo dục hoặc đẩy mạnh công tác giáo dục về mọi mặt hoặc kìm hãm sự phát triển giáo dục cả về số lượng cũng như chất lượng. Dân số tác động đến giáo dục bằng 2 cách: trực tiếp và gián tiếp + Trực tiếp: Dân số đông và tăng nhanh → số dân đi học đông → mở nhiều trường lớp→ đồ dùng học tập tăng → đội ngũ giáo dục tăng. + Gián tiếp: Dân số đông tăng nhanh → quy mô giáo dục → chất lượng giáo dục thông qua chất lượng cuộc sống. VD : Theo số liệu tổng cục thống kê - niên giám thống kê 1997 : Sau 14 năm học ,số lớp học đã tăng lên 139.500 lớp và số giáo viên trực tiếp giảng dạy có thêm 353,9 nghìn người. Tính trung bình mỗi năm học nước ta phải xây dựng thêm 10.000 lớp và đào tạo thêm trên 25.000 giáo viên.Tuy nhiên số giáo viên vẫn thiếu trầm trọng đặc biệt là giáo viên tiểu học ở các vùng núi, vùng dân tộc ít người.Nhà nội trúLớp học ở miền núiLớp học thành phố Dân số tăng hợp lí ,cân đối sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục cả về chất lượng cũng như số lượng Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến sự gia tăng tỉ trọng dân số trong độ tuổi đi học dẫn đến chất lượng và quy mô phát triển của giáo dục đều sụt kém do tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp của dân số. Ở một số nước công nghiệp phát triển cao có hiện tượng dân số giảm ,giáo dục cũng bị ảnh hưởng tiêu cực như phải thu hẹp quy mô đào tạo công nhân ,nhân viên cho các dịch vụ xã hội . VD: Đức hiện nay đang là quốc gia có dân số già . Điều này đã khiến cho nguồn lao động ở đây không đáp ứng được nhu cầu tuyển lao động trong các ngành nghề→ thu hẹp quy mô đào tạo. Ở nước ta dân số dưới 15 tuổi năm 1989 chiếm 38,9% đến 2005 giảm xuống còn 27%. Mức giảm này là nhờ kết quả của công tác DSKHHGĐ,song số dân trong độ tuổi đi học vẫn tăng hàng năm khoảng 1 triệu em. Số học sinh tăng nhanh xã hội và gia đình gặp nhiều khó khăn cho đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tác động của dân số đối với giáo dục còn thể hiện ở tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục, quyền lợi học tập. Quy mô gia đình lớn hay nhỏ ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng giáo dục cho con em mình. 4.2 Tác động của giáo dục đối với dân số Trình độ giáo dục dẫn đến mức sinh thấp Trình độ học vấn cao của dân cư là một trong những yếu tố tác động đến mức sinh,là cơ sở vững chắc cho sự phát triển dân số hợp lí trong quá trình phát triển.Mức sinh phụ thuộc vào trình độ học vấn của dân cư,trước hết trình độ học vấn của phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ và sắp bước vào độ tuổi sinh đẻ.phụ nữ có trình độ học vấn cao thường ít con. phụ nữ có trình độ học vấn cao+ kiểm soát được thu nhập gia đình+tiếp cận các dịch vụ sức khoẻ+biết khhgđSinh ít con Trình độ học vấn tỉ lệ nghịch với mức chết của bà mẹ và trẻ em Khả năng sống của con cái có quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn của người mẹ.phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn thường có kiến thức chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng và thường có thu nhập cao hơn .bởi vậy khả năng nuôi dạy con cái tốt hơn Tác động của giáo dục đối với dân số còn thể hiện ở trình độ học vấn trẻ em với chất lượng nguồn lao động trong tương lai với trình độ học vấn của bố mẹ, giữa giáo dục và đào tạo. 5. Chiến lược dân số tại Việt Nam từ 2001_2010 của uỷ ban quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình 5.1.Mục tiêu của chiến lược dân số 2001 - 2010 a. Mục tiêu tổng quát : Thực hiện gia đình ít con ,khỏe mạnh tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lí để có cuộc sống ấm no hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu CNH - HĐH góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững đất nước b. Các mục tiêu cụ thể : Mục tiêu 1: Duy trì xu thế giảm sinh một cách vững chắc, để đạt được mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô ,cơ cấu dân số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội vào năm 2010. Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số về thể chất trí tuệ và tinh thần, phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người ở mức trung bình tiên tiến thế giới vào năm 2010. 5.2.Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt vào năm 2010 Tổng tỷ suất sinh đạt mức thay thế Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1% Dân số cả nước không quá 88 triệu người Tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại lên khoảng 70% Hạ tỷ lệ chết sơ sinh xuống còn ( 25 phần nghìn ) Hạ tỷ suất chết mẹ xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống Giảm tỷ lệ nạo phá thai xuống bằng 50% hiện nay 5.3.Các giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược về dân số Tăng cường công tác lãnh đạo ,tổ chức và quản lý Truyền thông giáo dục ,thay đổi hành vi Chăm sóc SKSS và KHHGĐ Nâng cao chất lượng thông tin dữ liệu ,dân cư Nâng cao dân trí ,tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới Xã hội hoá ( tăng cường vai trò của cộng đồng ) Bảo đảm tài chính và hậu cần Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu cho đội ngũ làm công tác dân số 

File đính kèm:

  • pptDan so va giao duc.ppt
Bài giảng liên quan