Đề tài Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non

Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Vì vậy vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giữ một vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, góp phần nâng cao sức lao động phòng chống bệnh tật đem lại hạnh phúc cho mọi người, mỗi gia đình và cộng động xã hội. Chất lượng dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng nên công tác này đòi hỏi tính liên ngành cao và là nhiệm vụ của toàn dân.

doc12 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tuần, hàng tháng họp lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và mọi người xung quanh để đúc kết kinh nghiệm cho những lần chế biến sau.
 Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thực phẩm: Nguồn gốc, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, khâu chế biến nấu nướng, khâu bảo quản vận chuyển. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, cấm các loại hàng rong bán quà xung quanh trường học khi không đủ điều kiện vệ sinh theo quy định. 
 Bồi dưỡng kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh. 
 Đưa nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ tại nhà trường.. 
	 Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
Biện pháp 5. Chỉ đạo giáo viên dinh dưỡng xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương
 Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ là một công trình lớn lao đòi hỏi các cô giáo, cô nuôi phải có thời gian, vốn hiểu biết về dinh dưỡng và tâm sinh lý trẻ. Để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ thì cần phải có những bữa ăn ngon miệng đầy đủ dinh dưỡng. 
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải đủ 3 nguyên tắc sau: 
 * Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: Bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ.
 Chất bột đường có trong thức ăn chế biến từ gạo như: Bột, cháo, cơm, mỳ.... chất này cung cấp năng lượng cho trẻ và giúp chuyển hoá chất trong cơ thể.
 Chất đạm có trong thịt, cá, tôm, cua các loại đậu ... giúp xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể.
 Chất béo có trong mỡ, dầu, bơ ... dự trữ, cung cấp cho bé năng lượng và các vitamin.
 Chất xơ có trong các loại rau củ, trái cây, giúp cơ thể bé chuyển hoá chất và tăng cường chất đề kháng cung cấp vitamin, khoáng chất.
 * Nguyên tắc 2: Nước nhu cầu nước của trẻ chiếm từ 10 – 15% trọng lượng cơ thể. Một trẻ em nặng 10kg thì trung bình cần 1-1,5lít nước/1 ngày. Mùa nóng trẻ cần lượng nước nhiều hơn mùa lạnh. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn thức ăn quá mặn hoặc không cho trẻ uống đủ nước thì sự tiêu hoá và hấp thụ của trẻ sẽ kém. 
 Nguyễn tắc 3: Thực phẩm an toàn 
 Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến thức ăn cho trẻ. Thịt, cá, rau, trái cây phải tươi sống đảm bảo không có thuốc sâu hay hoá chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng phải đậy kín.
 Đối với thực phẩm thịt, cá, rau, trái cây không nên cắt nhỏ ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau khi đã gọt sạch vỏ để giảm thiểu việc mất vitamin do các vitamin làm ngay dưới lớp vỏ .
 Để có một khẩu phần ăn cân đối cho trẻ, tôi đã phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau trong ngày ở tỷ lệ thích hợp và đảm bảo đủ năng lượng theo lứa tuổi. Nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực, nhóm giàu chất đạm, nhóm thức ăn giàu chất béo, nhóm thức ăn giàu vitamin và khoáng chất, do đó hàng ngày tôi chọn cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và thay đổi từng ngày, từng bữa để hấp dẫn trẻ. 
 Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn cho trẻ tôi còn lập kế hoạch tuyên truyền hàng tháng và cả năm học về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh vì thực phẩm vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ xảy ra ngộ độc.
 Tuyên truyền tới toàn thể các nhóm lớp, kết hợp với hội cha mẹ học sinh cho trẻ chơi “Bé tập làm nội trợ”, hoặc thông qua các trò chơi để làm cho bé luôn cảm thấy ngon miệng và phấn khích trẻ trước mỗi bữa ăn.
 Chỉ đạo nhân viên y tế phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất tại bếp ăn. Kiểm tra thực phẩm vì thực phẩm là khâu quan trọng có tính quyết định đến chất lượng và sự ngon miệng trong bữa ăn của trẻ. Người nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm có kiến thức để có thể nhận biết được các thực phẩm tươi, sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn.
Biện pháp 6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm:
 Tuyên truyền rộng rãi với các cấp các ngành mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương xã hội hóa giáo dục. Để họ nhận thức được xã hội hóa giáo dục vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mọi người. Xây dựng kế hoạch, chủ động tiến hành nội dung hoạt động xã hội hóa giáo dục, biết tận dụng vai trò của của người cán bộ quản lý, biến nghị quyết của hội đồng thành thực tế trong giáo dục mầm non. Mặt khác đa dạng hóa, chú trọng đến hiệu quả nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non . 
 Đối với các bậc phụ huynh thì phải nhận thức thấy rõ việc ăn uống là một nhu cầu cấp bách hàng ngày của trẻ ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực, trí tuệ phát triển tốt giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi.
 Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức, thực hiện 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc nuôi dưỡng.
 Tham mưu với nhà trường có kế hoạch mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến thực phẩm đảm bảo cho việc nuôi dưỡng chăm sóc nuôi dưỡng các cháu hàng ngày, hàng tháng có kiểm kê đánh giá chất lượng đồ dùng thiết bị nhà bếp có đảm bảo an toàn, đảm bảo vệ sinh trong các khâu chế biến hay không, có đánh giá khen thưởng kịp thời. 
 * HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
 Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên đã thực sự đem lại hiệu quả, sự chuyển biến rõ rệt trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Kết quả được thể hiện:
Nhà trường đã được Trung tâm y tế dự phòng huyện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bếp đạt vệ sinh an toàn thực phẩm 2/2 bếp. 100% giáo viên, nhân viên phục vụ tại bếp đều tham gia tập huấn và được cấp chứng nhận VSATTP.
Trong năm học nhà trường không có trường hợp ngộ độc dịch bệnh nào xảy ra, 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng, được cân đo theo dõi biểu đồ phát triển 3 lần/năm, khám sức khỏe theo định kỳ 2 lần/năm. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm. Cụ thể: Về cân nặng giảm 2,9% về chiều cao giảm 2,9% so với đầu năm. 
Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. 
Nhà trường thực hiện tốt mô hình phòng chống suy dinh dưỡng như thông qua việc khám sức khỏe, cân đo theo dõi biểu đồ, tiêm chủng phòng bệnh. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, kết quả đạt được thông qua bảng tổng hợp sau:
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Cân nặng bình thường
Suy dinh dưỡng độ 1
Suy dinh dưỡng độ 2
Cao bình thường
Thấp còi độ 1
Thấp còi
 độ 2
Sl
Tỷ lệ %
Sl
Tỷ lệ
%
Sl
Sl
Tỷ lệ
%
Sl
Tỷ lệ
%
Sl
Nhà trẻ
75
69
92,0
6
8,0
70
93,3
5
6,7
Mẫu giáo
205
190
92,6
15
7,3
189
92,2
17
8,3
Cộng:
280
259
92,5
21
7,5
258
92,2
22
7,8
 3. PHẦN KẾT LUẬN
 Qua nghiên cứu, tìm tòi, trao đổi và trải nghiệm thực tế đã chỉ ra một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non. Dù kết quả đạt được chưa được nhiều nhưng bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt là toàn thể phụ huynh, cộng đồng và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường.
 3.1. Ý NGHĨA:
 “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” của bản thân tôi qua một năm thực hiện bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể đây chính là động lực thúc đẩy đội ngũ trong nhà trường cần cố gắng nhiều hơn nữa, đồng thời cũng là địa chỉ đáng tin cậy để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.
Với điều kiện thực tế hiện nay bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục mầm non vấn đề mấu chốt là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. 
Là một cán bộ quản lý tôi đã mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm” đã được triển khai và áp dụng tại nhà trường, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và có thể áp dụng rộng rãi tại một số trường mầm non trong toàn huyện.
 3.2. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
 	Đối với nhà trường:
 Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương để làm tôt công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường.
 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 
 Tạo nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường 
 Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, giúp cán bộ quản lý làm giàu tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo.
 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho trường mầm non.
 Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được đi học các lớp về nghiệp vụ nuôi dưỡng trong nhà trường, tổ chức tập huấn giáo dục dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường nhằm thúc đẩy giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ. 
 Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non” trong lĩnh vực quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chia sẻ của các đồng nghiệp để sáng kiến áp được áp dụng rộng rãi trong các trường mầm non đạt hiệu quả cao vào những năm tiếp theo.

File đính kèm:

  • docMot so bien phap quan ly, chi dao nang cao chat luong giao duc dinh duong ve sinh ATTP trong truong.doc
Bài giảng liên quan