Đề tài Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức địa lí từ bản đồ, lược đồ cho học sinh trong giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam(Khối lớp 8)

Cùng với các môn khoa học khác môn học Địa lí ở nhà trường có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.Thông qua môn học các em có những kiến thức hiểu biết cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam, các châu lục và thế giới.Qua đó giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên , con người và có cách ứng xử phù hợp với thiên nhiên, con người. Mặc dù vậy qua điều tra thực tế trên địa bàn huyện tôi thấy rằng việc dạy và học Địa lý của giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân làm han chế việc dạy và học bộ môn như: Một số giáo viên bộ môn một số trường chưa được đào tạo chuyên sâu, năng lực trình độ còn hạn chế,còn ngại sử dụng đồ dùng, một số không ít học sinh còn có quan niệm coi môn Địa lí là môn học phụ vì vậy chưa dành nhiều thời gian công sức cho việc học tập bộ môn.Trong số các nguyên nhân trên có một nguyên nhân sâu xa làm ảnh hưởng tới viêc day và học bộ môn là: Giáo viên còn thiếu phương pháp giảng dạy hiệu quả, chưa có sức hấp dẫn và hứng thú các em trong việc học tâp bộ môn.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức địa lí từ bản đồ, lược đồ cho học sinh trong giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam(Khối lớp 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Hoặc khi dạy phần khí hậu Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ giáo viên có thể đăt câu hỏi: Giải thích vì sao mùa đông của miền lại đến sớm và kết thúc muộn? Học sinh dựa vào địa hình núi thấp, hướng núi cánh cung để giải thích. c-Củng cố hướng dẫn học bài ở nhà:Với thời lượng 45 phút trong một tiết học vì vậy một số giáo viên thường dành phần lớn thời gian cho việc giảng dạy bài mới mà ít coi trọng việc củng cố hướng dẫn vè nhà.Thực tế kết quả giáo dục không chỉ phụ thuộc vào kết quả giảng dạy của thầy mà còn phụ thuộc không ít vào phương pháp học tập của trò. Mỗi một môn học đều có phương pháp đăc trưng riêng. Phương pháp đặc trưng của môn học địa lí là gắn với tư duy lãnh thổ. Giáo viên thường dùng bản đồ trong việc dạy thì bản thân học sinh cũng phải biết dùng bản đồ để học. Sau phần giảng bài mới phần củng cố bài giáo viên nên dùng bản đồ cho học sinh hệ thống kiến thức: Dựa vào bản đồ quan sát, phân tích trả lời câu hỏi hoặc xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ.Ví dụ dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam hãy xác định ranh giới các miền khí hậu và những nét đặc trưng của mỗi miền khí hậu?Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài ở nhà:Đối với học sinh môn địa lí có bài tập thực hành vì vậy để rèn luyện kĩ năng bản đồ giáo viên nên giành thời gian hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành đặc biệt là những bài khó.Giáo viên phải có thói quen hướng dẫn học sinh cách học bài cũ bằng bản đồ, lược đồ. Ban đầu có thể dùng bản đồ để học qua quan sát sau đó thoát ly bản đồ bằng cách hình thành biểu tương bản đồ trong trí nhớ để học.Trong quá trình học bài cũ gắn với bản đồ phải có thói quen luôn luôn đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Ví dụ khi học phần địa hình người học luôn đặt câu hỏi: +Nứoc ta có nhưng bộ phận địa hình nào? +Bộ phận địa hình nào chiếm ưu thế? phân bố ở đâu? +Núi nước ta chủ yếu là núi cao, trung bình hay thấp? +Hướng núi chạy theo hướng nào? +Đồng bằng phân bố ở đâu?Có những đồng bằng nào?d-Sử dụng bản đồ, lược đồ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:Theo nếp cũ giáo viên trong quá trình kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút thương ít coi trọng cho học sinh dùng bản đồ, lược đồ điều này làm cho việc rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ của học sinh bị gián đoạn giáo viên khó có cách đánh giá một cách chính xác kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ của học sinh. Theo kinh nghiệm của tôi việc kiểm tra đặc biệt là kiẻm tra 45 phút nhất thiết phải có những câu yêu cầu học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ để kiểm tra đánh giá kĩ năng bản đồ của học sinh.Ví dụ đề kiểm tra phần địa hình Việt Nam giáo viên sử dụng bản đồ treo tường hoặc in lược đồ địa hình vào bài kiểm tra yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến bản đồ như: Dựa vào bản đồ Việt Nam và kiến thức đã học nêu đặc điểm chung địa hình Việt Nam? Kể tên các dãy núi,cao nguyên,đòng bằng lớn của nước ta?Đối với bản đồ treo tường hoặc SGK thường in màu học sinh dễ dàng xác định các đối tượng địa lí, nhưng khi coppy bản đồ, lược đồ ra tờ giấy kiểm tra chỉ có hai màu đen trắng vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức lược đồ qua bài kiểm tra giáo viên cần phải chỉnh lí thêm thắt thay đổi kí hiệu các đối tượng địa lí trên lược đồ,có như vậy lược đồ mới mang tính trực quan cao.Qua thực tế tôi thấy giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh có sử dụng bản đồ thì kết quả học tập của học sinh cao hơn nhiều so với không sử dụng bản đồ. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin bên cạnh việc sử dụng các phươpng tiện dạy học truyền thống là bản đồ treo tường nếu điều kiện nhà trường có phương tiện máy móc,giáo viên có khả năng sử dụng máy tính chúng ta có thể trình chiếu bản đồ trên máy và làm thêm hiệu ứng hình ảnh động cho bản đồ để học sinh hứng thú với việc học tập.Giáo viên cũng có thể sưu tầm tranh ảnh, những đoạn vedeo về những đối tượng địa lí mà mình cần hỗ trơ cho việc dạy học.	Ví dụ khi dạy phần vùng núi Tây Bắc giáo viên cho học sinh xem ảnh đỉnh núi Phan-xi-păngmây mù bao phủ để học sinh có biểu tượng về dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ nhất Việt Nam. C-Kết luận I- Bài học kinh nghiệm	 Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá-hiện đại hoá.để đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện.Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng đổi mới quan trọng để tạo ra một thế hệ học sinh có kiến thức, năng động thích ứng nhanh với yêu cầu của xã hội. Đối với môn học địa lí có đặc thù riêng, tư duy địa lí là tư duy lãnh thổ vì vậy việc dạy địa lí phải gắn liền với bản đồ. Tăng cường sử dụng bản đồ trong giảng dạy địa lí, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ là một trong những phương pháp hoàn toàn phù hợp với trình độ nhận thức của các em, giúp các em nắm và nhớ lâu kiến thức. Trong quá trình dạy học địa lí bản đồ cần phải được sử dụng trong tất cả các khâu: Kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố hướng dẫn học sinh và kiểm tra đánh giá học sinh.	II-Điều kiện áp dụng: Đây là chuyên đề sử dụng bản đồ, lược đồ trong giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 nhằm nâng cao hiệu quả việc học tập bộ môn, nhưng phạm vi chuyên đề có thể có thể áp dụng có thể áp dụng cho việc giảng dạy địa lí ở tất cả các khối 7,8,9.Để áp dụng có hiệu quả chuyên đề cần phải có những yêu cầu sau:Đối với giáo viên:-Tích cực học hỏi, tự học hỏi để có những hiểu biết chuyên sâu về bản đồ.-Xây dựng kế hoạch sử dụng bản đồ khoa học, phù hợp với từng bài cụ thể.-Biết khắc phục những hạn chế, thiếu hụt của bản đồ hiện có của nhà trường để bổ sung kịp thời phục vụ cho bài giảng bằng nhiều con đường khác nhau.2)Đối với học sinh:-Có đầy đủ đồ dùng cần thiết để học tập bộ môn như SGK, tập bản đồ thực hành...-Phải được trang bị kiến thức về bản đồ, lược đồ để làm việc với bản đồ trên lớp và ở nhà có hiệu quả.3)Đối với nhà trường:Phải có đầy đủ hệ thống bản đồ phục vụ cho bộ môn, thường xuyên bổ sung kịp thời những bản đồ còn thiếu, hư hỏng.Tạo mọi điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. III- ý kiến đề xuấtPhương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ trong giảng dạy là một phương pháp đặc trưng trong giảng dạy địa lí. Phương pháp này giúp học sinh hứng thú, chủ động lĩnh hội kiến thức từ đó nâng cao kết quả dạy và học bộ môn.Đề nghị Phòng Giáo Dục và Đào Tạo hàng năm cần tổ chức những chuyên đề đổi mới phương pháp cho giáo viên có điều kiện gặp gỡ trao đổi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiêp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

File đính kèm:

  • pptchuyen de dia li.ppt