Đề tài Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý

 Mỗi một môn học đều có nét đặc trưng riêng: Môn ngữ văn có ngôn từ, môn lịch sử có sự kiện, môn địa lý có bản đồ.

 Bản đồ giáo khoa là một loại hình cụ thể trong hệ thống bản đồ địa lí; bởi vậy ngoài các tính chất đặc trưng của bản đồ địa lý ra,bản đồ giáo khoa còn có các tính chất riêng mà bản đồ khác không có. Để xác định mục đích sử dụng, người giáo viên cần coi bản đồ giáo khoa là nguồn tư liệu khoa học. Vì vậy tính chất đầu tiên của bản đồ giáo khoa là tính khoa học, biểu thị độ chính xác tương ứng về mặt địa lí. Ngoài tính khoa học còn có tính sư phạm trong dạy học địa lý, những học sinh trong lứa tuổi nhỏ, quá trình nhận thức cảm tính còn chiếm ưu thế, cho nên bản đồ cho lứa tuổi này là yếu tố trực quan cần được đề cao như: màu sắc, kí hiệu tượng hình cần được rõ và thích hợp. Bảng chú giải bản đồ ngoài tác dụng giúp nhận biết nội dung bản đồ, còn nêu được phương pháp tác dụng , chất lượng, số lượng cấu trúc của hiện tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ. Tuy nhiên khi sử dụng bản đồ giáo khoa còn gặp những khó khăn mà người sử dụng bản đồ cần tìm hiểu :

 - Tính khách quan: Bản đồ giáo khoa như cuốn sách thứ 2 trong dạy học địa lí, nhưng không được học riêng mà phải lồng vào trong quá trình dạy một bài học, cho nên yếu tố hiểu bản đồ giáo khoa, kỹ năng bản đồ là những vấn đề mà không phải học sinh nào cũng làm được. Từ đó không tạo nên sự đam mê trong việc học tập môn địa lý.

 - Tính chủ quan: Bên cạnh việc học sinh chưa hiểu bản đồ giáo khoa, chưa có kỹ năng bản đồ, thì còn hạn chế nữa là năng lực của người giáo viên, chậm đổi mới phương pháp giảng dạy trong thời kì mới, giáo viên “dạy chay” khi lên lớp dẫn đến hiệu quả thấp.

 Trên cơ sở những khó khăn nêu trên, đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lí” để nhằm tìm ra những biện pháp tốt trong giảng dạy môn địa lý.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ùc cho học sinh vẽ để phục vụ giảng dạy. Phân công cho lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm vẽ một bản đồ cho bài học. Cách vẽ là chọn giấy lớn, sau đó vẽ hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến trước, tuy nhiên cần tính xem phần cần vẽ phóng to bao nhiêu lần so với bản đồ cần vẽ, sau đó giáo viên chấm điểm để tăng tính thích thú chuẩn bị trong học sinh. Cuối cùng giáo viên chọn bản đồ đúng, đẹp để dạy trên lớp. Đối với học sinh ở nông thôn thì phương pháp này hiệu quả không cao, điều kiện để các em vẽ là rất khó khăn. Cách khác là giáo viên tự vẽ để phục vụ việc giảng dạy, cách này nhìn chung là hiệu quả nhất và từ đó khắc phục tối đa việc dạy không có bản đồ trực quan trên lớp.
 Thí vụ: Ở bài Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ, lớp 7 có lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ, nếu chỉ dùng kích cở lược đồ như trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không nhìn thấy, trong khi đó thiết bị trong trường không có lược đồ này phóng to. Nên khi dạy bài này giáo viên phải vẽ để phục vụ cho tiết dạy, bởi vì học sinh quan sát bản đồ mới nhận ra sự phân hóa các kiểu khí hậu và sự phân hóa các môi trường tự nhiên.
 - Trong trường hợp ở thiết bị có bản đồ đầy đủ thì trước tiên giáo viên cần luyện cho học sinh thói quen làm việc với bản đồ, theo các bước:
 3.2- Hiểu bản đồ: Vì trong chương trình giảng dạy địa lý không có giờ giảng bản đồ như một khoa học độc lập riêng cho nên phải kết hợp truyền thụ kiến thức bản đồ cho học sinh lồng vào các bài giảng địa lý cụ thể. Hiểu bản đồ địa lý phải trên cơ sở định nghĩa của nó. Trên cơ sở định nghĩa này mà học sinh hiểu được tính chất, đặc điểm của bản đồ địa lý và bản đồ giáo khoa, hiểu được các yếu tố cấu thành một bản đồ. Từ tính chất và yếu tố cấu thành mà tiến hành khai thác các kiến thức địa lý được hình thành trên bản đồ.
 Thí dụ: Từ yếu tố toán học trên bản đồ: đó là việc sử dụng phép chiếu hình bản đồ, từ phép chiếu hình bản đồ mà ta có hệ thống kinh, vĩ tuyến khác nhau trên bản đồ. Nhờ có hệ thống kinh, vĩ tuyến mà ta xác định được vị trí sự phân bố các lãnh thổ trên Trái Đất. Hệ thống kinh, vĩ tuyến là cơ sở để xác định tọa độ của các hiện tượng địa lý, thông qua đó ta có thể thấy nó chịu chi phối của những quy luật địa lý, xác định được những quy luật phổ biến và những hiện tượng cá biệt. Bên cạnh hệ thống kinh, vĩ tuyến ta cần phải chú ý đến tỷ lệ bản đồ, bởi vì tỷ lệ bản đồ ngoài ý nghĩa là một chỉ số toán học, nó còn ý nghĩa là chỉ số giới hạn của nội dung trên mỗi bản đồ, các nội dung và phương pháp đều tương ứng với tỷ lệ bản đồ. Mỗi khi thay đổi tỷ lệ phải thay đổi nội dung cho phù hợp với tỷ lệ mới. Nhờ hệ thống kinh, vĩ tuyến và tỷ lệ bản đồ mà hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ: phân tích tổng hợp, hình thành những biểu tượng, khái niệm và nắm được các quy luật vốn có trong tự nhiên, kinh tế-xã hội được biểu hiện trên bản đồ thông qua ngôn ngữ bản đồ (hay còn gọi là kí hiệu và phương pháp biểu hiện).
 3.3- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ: Việc rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ cũng phải trên cơ sở hiểu bản đồ, không hiểu bản đồ thì không đọc được bản đồ.
 Thí dụ: Không hiểu được ngôn ngữ bản đồ, hay nói cách khác là không hiểu được các đối tượng địa lý được hình thành trên bản đồ thông qua (ngôn ngữ) các ký hiệu và phương pháp biểu hiện trên bản đồ thì khó có thể khai thác, phân tích, tổng hợp khi đọc bản đồ để giảng bài cho học sinh, làm cho bài giảng sâu hơn, có chất lượng cao.
 Muốn đọc được bản đồ phải trên cơ sở các yếu tố hình thành bản đồ: yếu tố toán học, yếu tố nội dung và yếu tố hổ trợ, bổ sung (bảng chú giải) là chìa khóa để đọc được các yếu tố địa lý hay nội dung của chủ đề bản đồ được thể hiện trên đó. Bảng chú giải của bản đồ là tất cả những nội dung địa lý của bản đồ được thể hiện bằng các kí hiệu và phương pháp biểu hiện địa lý của bản đồ. 
 Đọc bản đồ không chỉ đơn thuần là kỹ năng cách đọc một đối tượng cụ thể mà phải biết khai thác, phân tích tổng hợp những kiến thức tiềm ẩn trong đó.
 Thí dụ: Đọc một con sông trên bản đồ thì phải biết con sông bắt đầu ở đâu và kết thúc ở đâu, gồm có những phụ lưu, chi lưu nào, chiều dài, hướng chảy của sông. Đồng thời phải biết được những bản chất bên trong như: ở thượng nguồn (độ dốc, ghền thác), ở hạ lưu của sông (thuyền, bè lớn có qua được không và có tác dụng bồi đắp phù sa hay không)của một dòng sông. Chẳng hạn như xác định sông Amadôn ở Nam Mĩ. Giáo viên chỉ bản đồ cho học sinh thấy đây là con sông có diện tích lưu vực và lượng nước lớn nhất thế giới, với hơn 500 phụ lưu lớn nhỏ, nằm ở cả nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. Chỉ cho học sinh thấy nơi bắt nguồn là các vùng núi cao An đét và trên các sơn nguyên Guy-a-na, Braxin, đồng thời cho học sinh thấy lượng phù sa bồi tụ ở cửa sông là rất lớn 
 Có như thế khi dạy một bài học địa lý cụ thể mới làm cho học sinh hiểu sâu hơn, nắm chắc hơn, nhớ kỹ và lâu hơn một hiện tượng địa lý được học.
 Đọc bản đồ giáo khoa địa lý cũng phải được tiến hành tuần tự theo các nội dung được đề cập trong bảng chú giải của bản đồ giống như đọc một cuốn sách vậy (cũng phải đọc hết chương mục này sang chương mục khác) trên cơ sở mà hiểu sâu số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực của hiện tượng địa lý được trình bày trên bản đồ. Từ đó mà phân tích tổng hợp, khái quát các đối tượng, hình thành những khái niệm và nắm các quy luật vốn có của các đối tượng được thể hiện trên bản đồ.
 4. Kết quả ứng dụng và thực tiễn:
 Qua một thời gian thực hiện “cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học địa lý” tôi nhận thấy rằng:
 - Thông thường thì khi giảng bài ở lớp, giáo viên đưa ra những câu hỏi để học sinh suy nghĩ, quan sát trên bản đồ để tìm ra câu trả lời. Đây là loại câu hỏi mà nội dung câu trả lời đã có trong bản đồ, cho nên giáo vên cần chú ý đến cơ sở bản đồ giáo khoa và bản đồ treo tường để học sinh sử dụng cho câu trả lời. Giáo viên cần quan sát xem những học sinh ngồi cuối lớp có nhìn rõ bản đồ không? Nội dung câu trả lời có thể nhận thấy đối với những em học sinh ngồi cuối lớp không? Đã có trường hợp câu hỏi đưa ra chỉ có 5 đến 10 học sinh ngồi ở bàn đầu lớp chuẩn bị, còn hầu hết các học sinh khác ở trong lớp ngồi chơi. Học sinh học địa lí chưa sôi nổi và nhận định sai lệch về mối quan hệ địa lí, các đối tượng địa lí, dẫn đến kết quả thấp.
 - Sử dụng tốt phương pháp bản đồ khi truyền thụ bài giảng tại lớp, học sinh càng tích cực nhiều hơn trong môn học địa lí, ít tốn thời gian và có điều kiện để phát triển tư duy nữa. Học sinh hiểu được nguyên tắc của bản đồ học, biết được hệ thống ký hiệu bản đồ, phương pháp thể hiện bản đồ và sử dụng thành thạo bản đồ trong quá trình học địa lý. Biết xác định được đặc tính số lượng của các hiện tượng địa lý trên bản đồ giáo khoa, biết thành lập các biểu đồ, đồ thị để so sánh giá trị số lượng của các hiện tượng. Học sinh có thể tính chiều dài của con sông, đường giao thông, tính diện tích một khu vựcthông qua các buổi thực hành về bản đồ.
 - Kết quả đạt được trong thời gian thực hiện từ ba năm trở lại đây (2006-2009) cho thấy: Nếu dùng đúng cách sử dụng bản đồ trong sách giáo khoa thì học sinh tích cực học tập, lớp học sôi nổi, mức độ hứng thú trong học tập sẽ được nâng cao. Từ đó học sinh nhận định đúng đắn về các đối tượng địa lý, kiến thức bộ môn sẽ được nắm chắc, những kỹ năng cần thiết của phân môn được học sinh tiếp nhận một cách chắc chắn, từ đó chất lượng học tập của học sinh được nâng cao. Qua các năm học sự tiến bộ trong học tập của học ngày một rõ nét hơn. Trong bốn năm có 13 học sinh đạt giải học sinh giỏi vòng huyện và 6 học sinh đạt giải học sinh giỏi vòng tỉnh. Trong thời gian tới tăng cường hơn nữa biện pháp này để đạt kết quả cao hơn.
III. Kết luận:
 Qua thời gian thực hiện đề tài “cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong giảng dạy địa lý” tôi nhận thấy có những kết quả khả quan, học sinh rất tích cực học tập địa lý, biết vẽ bản đồ giáo khoa, hiểu được bản đồ giáo khoa, đọc được bản đồ địa lý, nhận định đúng đắn về các đối tượng địa lý, giải quyết tốt các bài tập địa lý, từ đó tạo ra niềm say mê học tập địa lý trong học sinh. Từ những kết quả như vậy, tôi nhận thấy bản đồ giáo khoa vô cùng quan trọng trong việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong thời kì mới.
 Với kết qua sau ba năm thực hiện đề tài “cách sử dụng bản đồ giáo khoa trong giảng dạy địa lý” tôi rút ra một số kinh nghiệm nêu trên. Nhìn chung về kinh nghiệm trình bày sáng kiến không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp nhằm hoàn chỉnh hơn để đề tài được ứng dụng có hiệu quả trong giảng dạy.
Ngày tháng..năm 2009.
 Người viết.
 Nguyễn Quốc Cường 

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM DIA 7 (08-09).doc
Bài giảng liên quan