Đề tài Một số phương pháp tổ chức, quản lý học sinh của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông

Ngày nay, xu thế đổi mới giáo dục để đào tạo con người cho thế kỉ XXI đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất và năng lực, làm thay đổi vai trò và chức năng của người giáo viên, trong đó có người giáo viên chủ nhiệm lớp. Vai trò xã hội của họ lớn hơn nhiều so với chức năng truyền đạt tri thức. Ngoài việc đóng vai trò là giáo viên bộ môn giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, họ trước hết phải là nhà giáo dục, bằng chính nhân cách của mình tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của học sinh. Với tư cách là nhà giáo dục, người giáo viên chủ nhiệm cần có ý thức, trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia vào sự phát triển cộng đồng, đó là nhân cách của học sinh – thế hệ công dân tương lai, người chủ nhân của một xã hội mới.

Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm còn thể hiện ở chỗ, họ là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục. Có thể nói, người giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Họ phản ánh chính xác mọi tâm tư, nguyện vọng, quyền lợi của học sinh với Ban giám hiệu nhà trường, với các giáo viên bộ môn, với gia đình học sinh và với các đoàn thể xã hội khác. Hiệu quả của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông (THPT) phụ thuộc nhiều vào các giải pháp thực hiện liên kết giáo dục với các lực lượng xã hội khác. Huy động có hiệu quả tiềm năng của các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục học sinh không phải là một công việc đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không những có ý thức trách nhiệm cao, yêu mến học sinh mà họ còn phải là một nhà hoạt động xã hội, người giáo viên chủ nhiệm cần có hiểu biết rộng, có nhu cầu và có khả năng không ngừng tự hoàn thiện bản thân, biết vận động mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

Trong lĩnh vực công tác, mỗi giáo viên chủ nhiệm phụ trách một lớp học sinh. Họ chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu, trước Hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng đào tạo và ý thức kỉ luật của tập thể học sinh đó. Nói một cách khác, họ là những người quản lí tầm vi mô của nhà trường. Để quản lí có hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm không chỉ nắm được những số liệu mang tính hành chính như họ tên, tuổi, số lượng học sinh, gia cảnh, trình độ học sinh về học lực và đạo đức, mà họ phải biết được tâm lí, sở thích, tính cách học sinh qua đó có thể dự báo xu hướng phát triển nhân cách học sinh trong lớp để có phương hướng tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh.

Muốn thực hiện được vai trò này, người giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học và phải có hàng loạt các kĩ năng sư phạm như: kĩ năng tiếp cận học sinh, kĩ năng thiết kế các chương trình và kế hoạch giáo viên chủ nhiệm, kĩ năng thực hiện kế hoạch giáo dục, kĩ năng phối hợp các lực lượng giáo dục, kĩ năng đánh giá kết quả giáo dục và rút ra bài học kinh nghiệm,.

Để tổ chức một tập thể học tập tốt, tự quản thì người giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp tổ chức lớp tốt, lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp, chi Đoàn, tổ trưởng và lực lượng cờ đỏ của lớp có năng lực, có sự say mê, nhiệt huyết vì tập thể. Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò là người cố vấn trong các hoạt động, người trọng tài phân xử cho học sinh trong các tình huống khó khăn. Tức là giáo viên chủ nhiệm không được làm thay các công việc của đội ngũ cán bộ lớp, chi đoàn mà nhiệm vụ chủ yếu của họ là huấn luyện, bồi dưỡng khả năng tự quản cho các em, để các em có thể tự trở thành một “lực lượng quản lí và điều hành” mọi hoạt động của tập thể mình.

Trong nhiều năm liền được Ban giám hiệu nhà trường phân công công tác giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi thấy mình có sự trưởng thành nhiều, từ một giáo viên khi mới ra trường ngại tiếp xúc với mọi người, còn ngại ngùng trước học sinh, xử lí tình huống rất kém, tôi đã trở thành một giáo viên được nhiều thế hệ học sinh yêu mến và tôn trọng, được Ban giám hiệu đánh giá cao. Vậy mỗi giáo viên chủ nhiệm nên có biện pháp tổ chức lớp như thế nào để học sinh ham học, tích cực xây dựng bài và làm bài, có tinh thần trách nhiệm với tập thể hơn. Tôi xin được đề xuất một số cách thức tổ chức, quản lí lớp chủ nhiệm của mình bằng đề tại với nội dung: “Một số phương pháp tổ chức, quản lý học sinh của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông”. Hi vọng rằng với những kinh nghiệm còn khiêm tốn của mình, tôi có thể thay đổi phần nào hình ảnh người giáo viên chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay, đó là những con người giàu lòng nhân ái, yêu thương và giúp đỡ học sinh hết lòng.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số phương pháp tổ chức, quản lý học sinh của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
p của thầy cô giáo cũng như các bạn trong lớp. Đây là cách tiếp cận môn học rất tốt với học sinh.
Kiểm tra đột xuất các hoạt động của học sinh như truy bài đầu giờ, thể dục giữa giờ, sinh hoạt tập thể, thực hiện đồng phục, và kiểm tra đột xuất sự theo dõi của các tổ trưởng để đảm bảo tránh sự bao che. Làm như vậy cũng giúp học sinh tăng tính tự giác thực hiện các nội quy, quy định hơn.
Kết hợp tốt với giáo viên bộ môn trong việc tìm hiểu các vấn đề tồn tại của học sinh: lười học, lười soạn bài và làm bài ở nhà, ý thức giờ học không tốt, qua đó uốn nắn, điều chỉnh kịp thời hoặc thông báo để phụ huynh nắm được.
Học sinh vi phạm kỉ luật đến mức phạt lao động, giáo viên chỉ cần sử dụng phiếu báo phạt lao động giao học sinh về xin chữ kí của bố (hoặc mẹ). Phụ huynh vừa nắm được tình hình con em mình vi phạm vừa biết được thực tế tình hình lao động (do phân công hay do kỉ luật).
Để nghiên cứu hiểu học sinh, bản thân tôi cũng xây dựng một cuốn sổ theo dõi các hoạt động. Sổ theo dõi này khác với “sổ công tác chủ nhiệm”, nó đóng vai trò như một nhật kí giáo viên chủ nhiệm. Nhật kí chủ nhiệm để dùng ghi lí lịch, thông tin cụ thể từng học sinh về ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, những hiện tượng học sinh vi phạm; để lưu các biên bản trao đổi ciuar giáo viên chủ nhiệm và gia đình,. và cả theo dõi thu chi các loại quỹ.
Tổ chức các hoạt động như: Tham thăm hỏi, động viên những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, leo đơn, ốm đau hoặc có gia đình tang, Giúp các em có tinh thần đoàn kết, gắn bó hơn với tập thể.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả đạt được
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm các lớp, tôi nhận thấy việc xây dựng tập thể tự quản và đưa ra thang điểm đánh giá hạnh kiểm học sinh hàng tuần nêu trên có những thay đổi tích cực trong ý thức học tập và chấp hành kỉ luật của học sinh. Điều đó thể hiện qua kết quả các đợt thi đua và xếp loại thi đua các học kì, cuối năm do Đoàn trường đánh giá. Qua các năm học, khi chưa thực hiện được xếp loại học sinh và tổ chức tập thể tự quản, kết quả thi đua thường không thực sự tốt.
Kết quả thi đua qua các năm học do tôi chủ nhiệm các lớp được thống kê với kết quả như sau:
STT
Lớp
Năm học
Xếp thứ tự thi đua
1
10G
2002 - 2003
7/11
2
11G
2003 - 2004
13/14
3
12G
2004 - 2005
10/17
4
12G
2005 - 2006
10/18
5
12A
2006 - 2007
19/19
6
12D
2007 - 2008
5/18
7
10D
2008 - 2009
1/14
8
11D
2009 - 2010
1/21
9
12D
2010 - 2011
3/21 (học kì I)
Từ những năm học 2007 – 2008 bước đầu cải tiến cách tổ chức tập thể tự quản và đánh giá học sinh, bản thân tôi thấy có nhiều thành công bước đầu. Việc quản lí học sinh thực sự có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nếu giáo viên chủ nhiệm có phương pháp quản lí, tổ chức tốt thì hoạt động của lớp ổn định, học sinh yên tâm trong học tập. Bằng phương pháp mới vận dụng trong quản lí học sinh, từ 1 tập thể 11D yếu kém của năm học 2006 – 2007 (xếp thứ 17/18 tập thể) với nhiều học sinh cá biệt và tình trạng lười học thường xuyên, tôi đã tổ chức và điều khiển học sinh của mình vươn lên thành một tập thể vững mạnh với thứ tự xếp loại thi đua 5/18.
Từ các năm học 2008 → 2011, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10D (nay là 12D), với việc đổi mới toàn diện cách quản lí học sinh lớp chủ nhiệm so với các năm trước đã mang lại những điểm nhấn trong công tác giáo dục học sinh của mình. Từ việc tổ chức tập thể tự quản với trọng tâm là mô hình “kiềng ba chân”, áp dụng đánh giá học sinh bằng điểm số, việc quản lí sĩ số, ý thức học sinh thông qua trao đổi bằng điện thoại với gia đình, đặc biệt là áp dụng đổi mới các giờ sinh hoạt bằng các hoạt động chủ điểm và các cuộc thi kiến thức, kết hợp với sự quan tâm, gần gũi của một người giáo viên chủ nhiệm với học sinh, qua các đợt thi đua, thành tích đạt được của tập thể thể hiện rất tốt:
- Năm học 2008 – 2009: 
+ Thi đua đợt 20 – 11: 1/14 tập thể
+ Bí thư chi đoàn, lớp trưởng xuất sắc.
+ Chi đoàn vững mạnh toàn diện.
+ Văn nghệ 20 – 11: 1/29 tập thể
+ Thi đua đợt 26 – 3: 1/14 tập thể.
+ Thi rung chuông vàng: 1 giải nhì cá nhân.
+ Giải bóng đá mini: giải ba toàn trường.
- Năm học 2009 – 2010: 
+ Thi đua đợt 20 – 11: 2/21 tập thể
+ Bí thư chi đoàn, lớp trưởng xuất sắc.
+ Chi đoàn vững mạnh toàn diện.
+ Thi báo bảng: 1 giải nhất môn toán.
+ Thi rung chuông vàng: 1 giải nhất cá nhân.
+ Văn nghệ 20 – 11: 1/32 tập thể
+ Thi đua đợt 26 – 3: 1/21 tập thể.
+ Giải bóng đá mini: giải ba toàn trường.
- Học kì I năm học 2010 – 2011: 
+ Thi đua đợt 20 – 11: 1/21 tập thể
+ Bí thư chi đoàn xuất sắc – được tặng bằng khen của huyện đoàn.
+ Chi đoàn vững mạnh.
+ Văn nghệ 20 – 11: 3/32 tập thể
+ Giải thể dục (kéo co): giải ba toàn trường.
+ Thi báo tường đợt 20 – 11: giải khuyến khích.
+ Thi báo bảng: 3 giải nhất các môn văn hóa.
Điều đặc biệt là trong năm học đầu tiên chủ nhiệm lớp 10D (năm học 2008 - 2009), mọi hoạt động của lớp, các phong trào Đoàn chủ yếu do giáo viên chủ nhiệm tổ chức, cán sự lớp, cán sự Đoàn chỉ đóng vai trò nhất định. Nhưng cùng với sự thay đổi, điều chỉnh trong cách đánh giá, xếp loại học sinh, tổ chức các cán bộ tổ theo dõi các công việc của các tổ và của lớp, dần dần các hoạt động đã đi được vào nề nếp. Học sinh đã biết tự điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo nội quy, quy định đề ra.
Về kết quả đạt được của việc đánh giá, xếp loại học sinh bằng điểm số: đa số học sinh tự giác thực hiện tốt các quy định đề ra. Việc xây dựng bài của học sinh rất sôi nổi và mang lại sự hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy – học. Số tiết mà lớp được các thầy cô chọn để thao giảng trong các đợt thi đua nhiều hơn hẳn so với các lớp khác. Kết hợp với việc đánh giá bằng điểm số của mỗi học sinh là các phần thưởng kịp thời mà chi hội phụ huynh thưởng cho các học sinh xuất sắc nhất mỗi tháng đã dậy lên không khí thi đua đạt nhiều điểm tốt, thi đua xung phong xây dựng bài và cả thi đua làm nhiều việc tốt trong các em. Nhiều gương mặt học sinh xuất sắc được biểu dương thường xuyên từ phía hội cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm đã góp phần khích lệ rất nhiều với các em.
Việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm quản lí sĩ số đã hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học hoặc mạo chữ kí bố mẹ để bỏ học đi chơi. Mọi thông tin của học sinh, kể cả ốm hay việc riêng đều được phụ huynh thông báo kịp thời và do đó không có tình trạng học sinh bỏ học, bỏ tiết trong suốt khóa học. Việc trao đổi thông tin học sinh ở trường kịp thời cho gia đình cũng hạn chế tình trạng học sinh vi phạm nề nếp.
Việc cán sự lớp báo cáo kịp thời tình hình của lớp với giáo viên chủ nhiệm đã giúp giáo viên chủ nhiệm kịp thời xử lí các hiện tượng vi phạm cũng như ngăn chặn các hành vi tương tự xảy ra. Do đó, trong suốt quá trình học tập của học sinh, rất ít các vi phạm về nề nếp xảy ra với tập thể lớp do tôi chủ nhiệm.
2. Kiến nghị
Công tác chủ nhiệm là một trong các công tác trọng tâm, quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật, hình thành nhân cách của học sinh do vậy qua đề tài của mình tôi cũng xin mạn dạn đưa ra một số kiến nghị với các đồng chí lãnh đạo các cấp như sau:
Để có được một tập thể học sinh tốt, bên cạnh vai trò quan trong của người giáo viên chủ nhiệm thì sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn và Ban quản sinh trong việc giáo dục đạo đức, ý thức kỉ luật của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng.
Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt bàn về phương pháp chủ nhiệm để mọi giáo viên có thể đưa ra ý kiến, phương pháp của mình, qua đó sẽ hoàn thiện phương pháp công tác của người giáo viên chủ nhiệm phù hợp với đặc trưng của nhà trường.
Ban giám hiệu quan tâm hơn đến công tác chủ nhiệm của giáo viên, kể cả việc dự giờ tiết sinh hoạt để nhận xét, rút kinh nghiệm về công tác tổ chức của giáo viên, nhất là giáo viên trẻ mới ra trường.
Có những động viên, khen thưởng kịp thời cho các giáo viên thực hiện tốt công tác giáo viên chủ nhiệm nhằm khích lệ ý thức, trách nhiệm của mỗi giáo viên.
Ngành giáo dục mở rất nhiều các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng chưa có các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, kính đề nghị các đồng chí lãnh đạo cấp trên lưu tâm hơn về hoạt động này.
Các trường nên hạn chế việc thay đổi giáo viên chủ nhiệm nhiều lần, đặc biệt là với lớp 12. Việc thay đổi giáo viên chủ nhiệm chỉ thực hiện khi giáo viên chủ nhiệm lớp thiếu phương pháp quản lí học sinh dẫn đến tập thể quá yếu kém.
PHỤ LỤC: MỘT SỐ MẪU THEO DÕI ĐƯỢC SỬ DỤNG
PHỤ LỤC 3:BIÊN BẢN TRAO ĐỔI VỚI PHỤ HUYNH:
TRƯỜNG ..
-v-
Số: /..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....&....
BIÊN BẢN TRAO ĐỔI, LÀM VIỆC VỚI PHỤ HUYNH
I. Thời gian: ....... giờ........ phút, ngày ......... tháng ........ năm 20.......
II. Địa điểm: ...............................................................................................................................................................
	GVCN lớp  (thầy/cô ..) đã trao đổi với bác ................... .................................................., là phụ huynh em ...................................................................... - học sinh lớp .. - Trường THPT , để thông báo về tình hình học tập và ý thức tổ chức kỷ luật của em ...........................................
III. Nội dung:
1. GVCN thông báo với phụ huynh học sinh về tình hình học tập và kỷ luật của em ...................................................... kể từ ........................................... đến nay ( / / 20). Mặc dù đã nhiều lần GVCN nhắc nhở, cảnh cáo hoặc kỷ luật song em .......................... vẫn không có sự tiến bộ, các vi phạm cụ thể như sau:
1. Ngày / /201 - vi phạm:
2. Ngày / /201 - vi phạm:
3. Ngày / /201 - vi phạm:
4. Ngày / /201 - vi phạm:
5. Ngày / /201 - vi phạm:
6. Ngày / /201 - vi phạm:
2. Ý kiến của GVCN đối với trường hợp em
3. Ý kiến và cam kết của phụ huynh học sinh:
Nam Sách, ngày ... tháng... năm 20...
 Chữ kí xác nhận của phụ huynh 	 Giáo viên chủ nhiệm
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docMot so phuong phap to chuc quan ly hoc sinh cuanguoi giao vien chu nhiem o truong THPT.doc
Bài giảng liên quan