Đề tài Một vài biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về việc xây dựng trường sở trường THCS Phước Cát 1, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng
MỤC LỤC
I.Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
1.2. Lý do chủ quan
II. Phần nội dung
A. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm
2. Vai trò của trường sở
B. Cơ sở pháp lý
1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng
2. Các văn bản pháp qui của nhà nước
C. Các yêu cầu chung về quản lý xây dựng trường sở
D. Nội dung các yêu cầu trường sở
1. Về địa điểm
2. Về diện tích đất đai
3. Về các khối công trình
a. Khối học tập
b. Khối phục vụ học tập
c.Khối hành chính quản trị
d. Khu sân chơi bãi tập
e. Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước
f. Khu để xe
4. Một số yêu cầu khác
III. Thực trạng quản lý việc xây dựng trường sở của hiệu trưởng trường THCS Phước cát 1
1. Đặc điểm tình hình
2. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
3. Thực trạng
3.1. Lập kế hoạch
3.1.1. Thực trạng
3.1.2. Phân tích thực trạng
3.1.3. Đề xuất
3.2. Tổ chức việc chỉ đạo và quản lý trường sở
3.2.1. Thực trạng
3.2.2 Phân tích thực trạng
3.2.3. Đề xuất
3.3. Kiểm tra việc quản lý trường sở
3.3.1. Thực trạng
3.3.2. Phân tích thực trạng
3.3.3. Đề xuất
IV.Kết luận
1. Đánh giá chung
2. Bài học kinh nghiệm
3. Đề xuất & kiến nghị
m của cán bộ, giáo viên và nhân viên quản lý các loại phòng chức năng. Hiệu trưởng cần bố trí lại các phòng bộ môn hợp lý hơn, dành riêng 1 phòng dùng để thao giảng bởi vì hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hầu hết các giáo viên đang sử dụng, để thuận lợi khi chuẩn bị giáo viên không phải mang theo máy projector, mà được đặt cố định và đầy đủ các dụng cụ khác . 3.3. Kiểm tra việc quản lý trường sở 3.3.1. Thực trạng “Quản lý mà không có kiểm tra thì xem như không có quản lý”vì thế Hiệu trưởng luôn coi khâu kiểm tra giám sát là khâu cơ bản là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, mọi lực lượng trong nhà trường đều phải tham gia . Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản trường sở để thẩm định được tính hợp lý khoa học khi sắp xếp bố trí các phòng bộ môn, chức năng, và giá trị sử dụng có tính đảm bảo an toàn và vệ sinh . Thực trạng trường đang xây mới việc kiểm tra quản lý trường sở của Hiệu trưởng là một vấn đề quan trọng. Hiệu trưởng phải có tầm nhìn xa để chỉ đạo sắp xếp hợp lý các khối công trình thuận lợi cho việc sử dụng của toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên trong nhà trường, có biện pháp khắc phục tạo môi trường Xanh – Sạch – Đẹp có sự phối hợp với các bộ phận công đoàn, đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội, hội cha mẹ học sinh làm tốt quản lý tài sản, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sư phạm. Kế hoạch kiểm tra trường sở của Hiệu trưởng xây dựng trong kế hoạch chung của năm học. Bản kế hoạch được sự thống nhất của ban liên tịch, thông qua hội đồng sư phạm nhà trường cùng thực hiện , và được cụ thể hoá Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra định kỳ , kiểm tra thường xuyên , đột xuất nếu cần, để phát hiện sửa chữa kịp thời những hư hỏng. Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận kiểm tra báo cáo định kỳ việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất của từng bộ phận theo từng học kỳ, để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác quản lý sử dụng cơ sở vật chất của các bộ phận. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng kiểm tra, tiến hành kiểm tra vào cuối năm học có kèm theo biên bản. Hiệu trưởng tổng hợp các số liệu , họp hội đồng kiểm tra bàn luận thống nhất lập biên bản những tài sản không còn giá trị sử dụng , lập tờ trình báo cáo về phòng giáo dục yêu cầu thanh lý , những tài sản nào cần nâng cấp sửa chữa, hoặc cần mua mới , xây dựng mới cũng phải lập tờ trình lên cấp trên để có kế hoạch sửa chữa cho năm học tới. Hiệu trưởng tư vấn động viên, khuyến khích ,các bộ phận , cá nhân trong công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất tốt. 3.3.2 Phân tích thực trạng Hiệu trưởng đã chỉ đạo công tác kiểm tra trường sở một cách chặt chẽ từ cán bộ, giáo viên đến học sinh ,từng bộ phận, từng cá nhân có nhận thức trong công tác sử dụng và bảo quản trường sở . Hiệu trưởng chỉ đạo cho ban giám sát cộng đồng( gồm chủ tịch công đoàn , ban thanh tra nhân dân, đoàn thanh niên, phụ huynh học sinh ) giám sát việc xây dựng các khối công trình đã khởi công. Hiệu trưởng thực hiện nghiêm túc trong công tác kiểm tra , nắm bắt thông tin xử lý những tình huống cấp thiết và có kế hoạch bố trí một cách linh hoạt , sửa chữa kịp thời các khối công trình để đưa vào phục vụ cho việc dạy- học trong khi chờ xây dựng kiên cố. Ban kiểm tra hầu hết các thành viên chưa được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra , vì thế hiệu quả kiểm tra còn nhiều hạn chế. Sau khi kiểm tra, họp hội đồng kiểm tra thống kê tổng hợp số liệu , triển khai trước hội đồng sư phạm để cùng nhau rút kinh nghiệm trong việc quản lý , sử dụng tài sản nhà trường và có biện pháp giáo dục học sinh có ý thức bảo quản khi sử dụng của công. 3.3.3 Đề xuất Kiểm tra trường sở nhằm mục đích tăng cườngù hiệu quả về quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường vì vậy hiệu trưởng cần phải : Chỉ đạo cụ thể cách thức kiểm tra, đánh giá đúng mức, chính xác, về tài sản hiện có, tài sản cần cải tạo nâng cấp, sửa chữa , hoặc xây dựng mới , bằng biên bản kiểm tra cụ thể, rõ ràng, và báo cáo kịp thời về cấp trên . Thường xuyên tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo để nắm các thông tin về quản lý cơ sở vật chất. Tổ chức cho các thành viên kiểm tra được bồi dưỡng nghiệp vụ để nắm được những yêu cầu cơ bản cách thức, mục đích trong việc kiểm tra trường sở. Tổ chức kiểm tra đột xuất để đánh giá việc bảo quản , sử dụng trường sở của cán bộ, giáo viên và học sinh từ đó có hướng chỉ đạo và cải thiện tốt hơn. Đánh giá một cách hiệu quả công tác kiểm tra trước hội đồng sư phạm để phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức bảo vệ của công của cán bộ, giáo viên và học sinh. Đưa công tác sử dụng cơ sở vật chất thành qui chế đánh giá cán bộ, giáo viên hàng năm, xét danh hiệu thi đua động viên khuyến khích một cách thích hợp. IV. KẾT LUẬN 1. Đánh giá khái quát về thực trạng 1.1. Hiệu trưởng căn cứ vào thực trạng sử dụng trường sở quá niên hạn, lập kế hoạch nâng cấp, xây dựng trường sở. Hiệu trưởng tổ chức quản lý trường sở theo ba cấp độ : Lãnh đạo , tổ hành chính – quản trị, người sử dụng. Hiệu trưởng chỉ đạo công táckiểm tra việc quản lý xây dựng trường sở một cách chặt chẽ để nắm bắt thông tin và kịp thời có kế hoạch sửa chữa, hoặc xây dựng mới . 1.2. Hiệu trưởng cần phải tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn hướng dẫn giáo dục học sinh có ý thức về việc sử dụng, bảo quản tài sản nhà trường một cách tốt hơn. Cần bố trí sắp xếp các phòng bộ môn khoa học tạo điều kiện cho sự chuẩn bị của các tiết thao giảng ứng dụng công nghệ thông tin ,không làm mất thời gian của giáo viên và học sinh trước khi thực hiện tiết học. Phát động phong trào thi đua ý thức tự giác bảo vệ của công, và đưa vào nội dung đánh giá cán bộ công chức vào cuối năm học. 2. Bài học kinh nghiệm Trường sở là yếu tố quan trọng trong nhà trường .Vì vậy người quản lý trường học phải biết tổ chức sử dụng và bảo quản sao cho có hiệu quả và không lãng phí thời gian tiền bạc và nhân lực. Do đó đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, có quan điểm đúng đắn, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cao để không ngừng đáp ứng qui mô phát triển giáo dục mà xã hội đang đòi hỏi hiện nay. Nhà quản lý luôn tư duy về công tác quản lý phải trên cơ sở ý thức tự giác của mọi người trong phạm vi quản lý và ngoài xã hội. Phải biết tranh thủ sự quan tâm của chính quyền và ngành, hội cha mẹ học sinh và các mạnh thường quân. Phải thực hiện một cách dân chủ công khai phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể .Nêu cao cách trách nhiệm của người đứng đầu từng bộ phận, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, hoặc đột xuất để nắm những thông tin chính xác về cách sử dụng và bảo quản trường sở, đồng thời phát hiện những trường hợp không đúng qui định để cóù biện pháp chấn chỉnh kịp thời . 3. Đề xuất và kiến nghị Đối với trường THCS Phước Cát 1 + Khi lập kế hoạch chỉ đạo quản lý cơ sở vật chất của nhà trường mang tính lâu dài , tránh trường hợp thay đổi di chuyển gây lãng phí tiền của và thời gian. + Lập kế hoạch xây dựng trường sở cần thường xuyên liên hệ đề xuất cấp trên nhanh chóng phê duyệt thực hiện đúng thời gian . + Xây dựng nội qui , qui định chế độ sử dụng, giữ gìn bảo quản trường sở, thiết lập các loại hồ sơ sổ sách, ghi chép cụ thể và theo dõi tình hình sử dụng các loại tài sản hiện có của nhà trường . + Cải tạo nâng cấp bàn ,ghế, bảng chưa phù hợp tiêu chuẩn nhà trường hiện nay. + Dành khoảng kinh phí đầu tư thêm cho thiết bị dạy học. Đối với chính quyền địa phương + Tạo điều kiện về kinh phí để sửa chữa kịp thời một số cơ sở vật chất hư hỏng , cũ. + Tổ chức lập qui hoạch đất đai đảm bảo đủ chuẩn theo yêu cầu . + Vận động nhân dânvà các thành phần kinh tế đóng góp xây dựng trường sở đảm bảo đủ chuẩn. Đối với sở Giáo dục và đào tạo + Thường xuyên tổ chức kiểm tra để có phương án đầu tư nâng cấp cải tạo ở các trường đúng theo yêu cầu sự nghiệp giáo dục và theo chuẩn hoá trường học hiện nay. + Cấp vốn kịp thời theo kế hoạch xây dựng( khi sở có dự án đầu tư) + Thường xuyên đặt vấn đề với huyện theo hướng xây dựng trường THCS Phước Cát 1 thành trường chuẩn quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết 14 của Bộ chính trị về cải cách giáo dục 2. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII 3.Nghị quyết TW 2 khoá VIII 4. Luật giáo dục - năm 2005 5. Điều lệ trường Trung học năm 2007 6. Tiêu chuẩn Việt Nam trường học phổ thông - TCVN 3978 – 84 7. Qui chế công nhận trường Trung học đạt chuẩn quốc gia 8. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010. 9. Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần IX về giáo dục đào tạo 10. Bộ tài liệu của thầy Trần Quốc Bảo và cô Lê Hồng Quảng giảng viên trường CBQLGD thành phố Hồ Chí Minh
File đính kèm:
- TTH X HUONG LDong.doc