Đề tài Nghệ thuật truyền đạt kiến thức khi giảng dạy môn lịch sử THCS

Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai.

 Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, mộ lịch sử nói riêng việc cải tiến phương pháp dạy học trong đó nghệ thuật truyền đạt kiến thức khi giảng dạy môn lịch sử làm sao cho học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch sử. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghệ thuật truyền đạt kiến thức khi giảng dạy môn lịch sử THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ trong hiện tại, có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai.
	Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, mộ lịch sử nói riêng việc cải tiến phương pháp dạy học trong đó nghệ thuật truyền đạt kiến thức khi giảng dạy môn lịch sử làm sao cho học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch sử. Đây là vấn đề hết sức quan trọng.
	Những nhận thức, quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu, học tập không đúng. Hệ quả tất yếu là sự giảm sút bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
	Do vậy trong quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có một nghệ thuật truyền đạt của bộ môn làm sao đó học sinh hiểu sâu nhớ lâu kiến thức đã học.
	Với đề tài: “Nghệ thuật truyền đạt kiến thức khi giảng dạy môn lịch sử THCS” mà tô đã qua thực nghiệm nhiều năm đã giúp cho tôi rất nhiều trong việc làm cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản của từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch sử trong quá trình giảng dạy.
II. Cơ sở lý luận:
	Xuất phát từ mục tiêu giáo dục đã được Đảng và Nhà nước xác định, hoàn chỉnh, bổ sung qua các thời kỳ, chúng ta cần chú trọng đến một điểm quan trọng là phải đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà, có trình độ văn hóa cơ bản, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội những người thông minh sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt  Con người như vậy phải được rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự đào tạo.
	Việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất gồm hai khâu có tác dụng tương hổ nhau; giảng dạy và học tập. Cả việc giảng dạy và học tập đều là một quá trình nhận thức tuân theo những qui luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện ở hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được qui định trong chương trình. Với lượng kiến thức cần đạt, với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện, hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đã đề ra.
	Hoạt động nhận thức trong dạy học với học sinh là chủ thể tiếp thu, nhận những kiến thức mới bằng sự hướng dẫn, giúp đỡ tích cực của giáo viên, sự thống nhất và kết hợp dạy của giáo viên và học của học sinh trong quá trình dạy học. Sự nhận của học sinh đối với việc truyền thụ kiến thức của người thầy giáo không phải là phép phản xạ gương, phản xạ giản đơn. Nghĩa là phản ứng tất cả các hiện tượng như cai gương chiếu lại những gì đứng trước nó. Qua quá trình phản ánh chủ thể tiến hành những hoạt động phân tích tổng hợp tích cực để phát hiện được bản chất hiện tượng.
III. Cơ sở thực tiển:
	Nghệ thuật truyền thụ kiến thức của người giáo viên để học sinh lĩnh hội có nhiều cách nhưng có một điểm chung là phương pháp dạy học bao gồm một hệ thống phương pháp giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, có liên quan chặt chẽ với nhau và nhằm mục đích giúp học sinh có khả năng nhận thức những kiến thức cần lĩnh hội, thực hành trong học tập và cuộc sống những kiến thức đã học.
	Do đó cách giảng dạy giáo viên, nhồi sọ, biến giáo viên thành người thuyết trình, giảng giải và học sinh thụ động tiếp nhận những điều đã nghe, đã đọc bị lên án mạnh mẽ và dần dần bị loại trừ.
	Thực tế ở nước ta hiện nay giáo dục còn mang tính thực dụng, không ít giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để làm bài cho tốt. Điều nguy hại nhất mà chúng ta hiện nay còn vấp phải đó là “Thi gì học nấy”làm cho học vấn của học sinh bị què quặt thiếu toàn diện tình trạng mù lịch sử hiện nay ở không ít học sinh phổ thông là hậu quả của việc học lệch không toàn diện.
 IV. Nội dung nghiên cứu:
	Dạy học là một quy trình khoa học, nhưng dạy học còn là một nghệt thuật.
	Dạy học là một nghề nhưng là một nghề đặc biệt, tính đặc biệt của nghề dạy học được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
	- Một là: Đối tượng của nghề dạy học là những con người có ý thức, có khả năng sáng tạo và không ngừng biến đổi.
	- Hai là: Sản phẩm nghề và sự thay đổi sản phẩm nghề được thể hiện trong ý thức và nhận thức của con người. Nó không bộc lộ trực tiếp và tức thời.
	- Ba là: Mặc dù có sự phân biệt rõ ràng giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động của nghề dạy học. Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy học nhưng đồng thời cũng là chủ thể của quá trình nhận thức.
	Tính đặc biệt của hệ thống thao tác trong nghề dạy học được thể hiện ở chổ nó mang tính khoa học cao đồng thời mang đạm tính nghệ thuật cao. Tính nghệ thuật của người thầy giáo thể hiện ở khả năng điều chỉnh linh hoạt các tình huống sư phạm trong quá trình triển khai hệ thống thao tác. Người giáo viên trong quá trình thực hiện thao tác sư phạm luôn luôn có ý thức ảm nhận được các tín hiệu tức thời từ phía học sinh.
	Nếu chỉ tìm tại ở yếu tố khoa học, có thể chúng ta không cần người giáo viên trên bục giảng bởi rất có thể sẽ có các phương tiện máy móc hiện đại thay thế các chức năng này của người giáo viên. Nhưng dạy học còn yếu tố nghệ thuật và điều này không có phương tiện máy móc nào thay thế được. Toàn bộ sức sống của sự kiện được người giáo viên thể hiện không chỉ thông qua một yếu tố nào đúng mà đó là sức sống tổng hợp được thể hiện qua toàn bộ hệ thống thao tác của người giáo viên, toát ra từ tâm hồn và bản chất phong cách của người giáo viên và học sinh, làm xuất hiện những điều kiện tối ưu cho quá trình tự giác và chủ động tiếp thu tri thức khoa học của học sinh.
	Nghệ thuật của người thấy giáo khi truyền đạt kiến thức đến học sinh không chỉ là truyền thụ hết kiến thức cơ bản của bài học để học sinh nắm mắt. mà là con đường nào để học sinh hiểu nhanh nhớ lâu kiến thức mình nắm bắt được. Do đó trong lúc giảng dạy giáo viên phải nghiên cứu bài học, tự trả lời các vấn đề cơ bản liên quan đến nhận thức về nội dung bài học của học sinh. Điều này có nghĩa là người giáo viên phải xác định được mối liên hệ giữa sự kiện lịch sử có trong bài trước và sự kiện lịch sử ở bài sẽ dạy. Mối liên hệ aays phải được nhìn nhận trong tổng thể một vấn đề nào đó trong nội dung chương trình. Chẳng hạn sự kiện thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam được đặt trong mối quan hệ với một số sự kiện có ý nghĩa chuẩn bị cho việc thành lập Đảng qua đó làm nổi bật vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập ra chính Đảng Vô Sản ở Việt Nam.
	Nghệ thuật của người thầy giáo khi truyền đạt kiến thức rất đa dạng và phong phú. Ví dụ cùng một câu hỏi vifsao, có thể có hàng chục cách biểu đạt khác nhau, bằng các phương pháp và thao tác khác nhau và mỗi cách thức đó lại cho ta những hiệu quả khác nhau. Tính vấn đề trong câu hỏi “vì sao” cũng đạt được những mức độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào ấn tượng của câu hỏi, phụ thuộc vào sự giữa âm lượng và cách biểu hiện của giác quan và phong cách biểu hiện của thầy qua các động tác cụ thể .Cùng một đoạn tường thuật nhưng hiệu quả giáo dục và hiệu tiếp thu tri thức lịch sử hoàn toàn phụ thuộc vào các thao tác sư phạm của giáo viên khi trình bày đoạn tường thuộc đó. Nếu không có phương pháp, không có hệ thống thao tác phù hợp, đoạn tường thuật đó trở nên gò ép, rời rạc, thiếu sức thuyết phục. Ngược lại nếu có hệ thống sư phạm thích hợp, âm lượng, phong cách sự kết hợp của các giác quan được sử dụng đúng chổ, mang được hơi thở của hiện thực làm chứa được sức sống của chính bản thân sự kiện và đương nhiên hiệu quả tiếp thu tri thức lịch sử của học sinh sẽ đạt những kết quả tối ưu.
	Mỗi tri thức lịch sử đều mang hơp thở riêng của nó và nó đòi hỏi được vận động, được thể hiện qua một hẹ thống thao tác sư phạm phù hợp với bản chất của nó. Cho nên nghệ thuật truyền đạt của người giáo viên sẽ quyết định hoàn toàn đến chất lượng tiếp thu của học sinh.
Kết quả nghiên cứu:
	Thật vậy nghệ thuật truyền đạt kiến thức của người thầy giáo đến học sinh đóng vai trò quyết định đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh.
	Qua thực nghiệm giảng dạy để rút ra kết luận về kết quả sau khi nghiên cứu. Tôi thấy rằng: lớp nào dạy theo phương pháp đơn thuần, thuyết giảng, dạy theo lối “thầy đọc trò chép” thì tỷ lệ học sinh nắm được nội dung kiến thức của bài ít hơn so với các lớp mà tôi vận dụng tốt các phương pháp, vận dụng tốt nghệ thuật truyền đạt đến với từng học sinh. Xây dựng óc tư duy sáng tạo của học sinh trong mỗi bài học.
 Kết luận:
	Tính nghệ thuật trong dạy học không đồng nhất trong tất cả các môn học, nó được biểu hiện tập trung và rõ nét nhất ở các môn học thuộc khoa học xã hội, đặc biệt là văn học và lịch sử. Người ta không thể xây dựng biểu tượng về tâm hồn của một con người, một chủ thể nếu thao tác và chất liệu của biểu tượng đó không giàu sức truyền cảm của một tâm hồn. Người ta không thể xây dựng lại một bức tranh sống động, phong phú, đa dạng về một thời kỳ lịch sử đã qua, nếu người họa sĩ, người chủ nhân của bứt tranh đó (người giáo viên trên bục giảng) đã không nẻ nó bằng chính tâm hồn mình. Có thể nói đặc trưng nghệ thuật trong dạy học lịch sử là một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc và nó ảnh hưởng quyết định tới việc nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.
	Từ những quan điểm đúng về “thao tác sư phạm” đến nay những biện pháp thực hiện cụ thể để nâng cao chất lượng bài học lịch sử thông qua việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh là yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của bộ môn lịch sử ở nhà trường phổ thông THCS.
MỤC LỤC
TT
 Nội dung
Trang
1
2
3
4
5
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiển
Nội dung nghiên cứu – kết quả nghiên cứu
Kết luận
 **********************************
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học lịch sử - Tác giả : Phạm Ngọc Liên và Trần Văn Trị - Nhà xuất bản Hà Nội năm 1992 .
Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy Học sinh làm trung tâm – Hội giáo dục lịch sử - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 1996 .
 ****************************

File đính kèm:

  • docSKKN môn sư2010.doc