Đề tài Nghiên cứu các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang

Điền kinh ở nước ta có quá trình phát triển lâu đời, nó được nhân dân ta tập luyện để tăng cường sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và chống ngoại xâm. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe cho nhân dân, thực hiện theo lời Bác Hồ “Dân cường thì nước thịnh”. Với phương châm “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, vì thế môn điền kinh đã trở thành nội dung chính trong các trường phổ thông về giáo dục thể chất và nâng cao tinh thần cho học sinh và là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các tầng lớp nhân dân, từ đó phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.

 

ppt30 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang”. PHẦN MỞ ĐẦU 	Điền kinh ở nước ta có quá trình phát triển lâu đời, nó được nhân dân ta tập luyện để tăng cường sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và chống ngoại xâm. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe cho nhân dân, thực hiện theo lời Bác Hồ “Dân cường thì nước thịnh”. Với phương châm “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, vì thế môn điền kinh đã trở thành nội dung chính trong các trường phổ thông về giáo dục thể chất và nâng cao tinh thần cho học sinh và là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các tầng lớp nhân dân, từ đó phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. 	Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, trang thiết bị và điều kiện sân bãi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chưa đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường. Do đó công tác tham gia thi đấu các môn thể thao nói chung và điền kinh nói riêng, thành tích đạt được rất khiêm tốn. 	Muốn giải quyết các vấn đề nêu trên để nâng cao thành tích và áp dụng các bài tập bổ trợ vào thực tế giảng dạy môn Điền kinh và nội dung nhảy cao là hết sức quan trọng, rất có giá trị và cần thiết trong giai đoạn hiện nay đó là một công việc hết sức khó khăn. Với tầm quan trọng trên chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang”. Mục đích đề tài trên nhằm lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang. Để đạt được mục đích trên chúng tôi đề ra và giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Lựa chọn các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang. Mục tiêu 2: Kết quả ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TÍCH MÔN ĐIỀN KINH 	 	 1.2 KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU "BƯỚC QUA" 	Kỹ thuật nhảy cao gồm 4 giai đoạn: 	 	 - Chạy đà. - Giậm nhảy. - Trên không. - Rơi xuống đất. 1.3. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA 	 1.4. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT THỂ LỰC LỨA TUỔI 13 – 14 MỜI HỘI ĐỒNG XEM TRONG LUẬN VĂN CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 	2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu 	2.1.2 Phương pháp quan sát sư phạm 	2.1.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm 	2.1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 	2.1.5 Phương pháp toán thống kê 2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 	Khách thể nghiên cứu: 105 học sinh nam khối lớp 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang, được chia làm 2 nhóm. 	- Nhóm thực nghiệm: 52 Học sinh nam lớp 8A1, 8A2 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang được tập luyện với hệ thống bài tập được xác định từ nhiệm vụ 1. 	- Nhóm đối chứng: 53 Học sinh nam lớp 8A3, 8A4 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang, tập luyện theo chương trình giảng dạy đang thực hiện tại trường. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM KHỐI LỚP 8 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN PHÚ HOÀ, TỈNH AN GIANG. 3.1.1 Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua của các tác giả trong và ngoài nước 	Qua tổng hợp tài liệu, chúng tôi tổng hợp, tuyển chọn lại một số bài tập đặc trưng phân theo từng giai đoạn kỹ thuật như sau: 	- Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 5 bài tập. 	- Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy: 7 bài tập. 	- Các bài tập bổ trợ động tác trên không: 6 bài tập. 	- Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất: 3 bài tập. 	- Các bài tập phối hợp: 4 bài tập. 3.1.2 Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang 	Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu 30 huấn luyện viên, các nhà chuyên môn, các huấn luyện viên, giáo viên, các chuyên gia điền kinh là những người có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện vận động viên điền kinh về các bài tập nâng cao thành tích nhảy cao. Từ kết quả phỏng vấn chúng tôi lựa chọn những bài tập có tổng số điểm phỏng vấn trên 75% tổng điểm tối đa (trên 67.5 điểm). Từ những kết quả trên chúng tôi đã chọn được các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua ở học sinh nam khối 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang là: Các bài tập bổ trợ động tác chạy đà: 3 bài tập Các bài tập bổ trợ động tác giậm nhảy: 4 bài tập. Các bài tập bổ trợ động tác trên không: 4 bài tập. Các bài tập bổ trợ động tác rơi xuống đất: 3 bài tập. Các bài tập phối hợp: 4 bài tập. 3.2 KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM KHỐI 8 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN PHÚ HOÀ, TỈNH AN GIANG 	 	3.2.2.1 Trước thực nghiệm: 	Chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chúng tôi tiến hành so sánh hai giá trị trung bình thành tích nhảy cao của hai nhóm trên thu được kết quả bảng 3.3 như sau: BẢNG 3.3: SO SÁNH THỰC TRẠNG THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA GIỮA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM TRƯỚC THỰC NGHIỆM 	Kết quả bảng 3 cho ta: d1 = 0.15, t thực ngiệm = 0.11 0.05, từ đó chúng tôi kết luận rằng, giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm không có sự khác biệt về thành tích nhảy cao kiểu bước qua. Tức là thực trạng ban đầu hai nhóm này tương đương nhau. 	3.2.2.2 Sau thực nghiệm: Sau một học kỳ thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang thu được kết quả ở bảng 3.4. BẢNG 3.4: THÀNH TÍCH NHẢY CAO SAU THỰC NGHIỆM CỦA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM Kết quả bảng 3.4 cho ta: t thực ngiệm = 13.27 > t005 = 2, t đối chứng = 14.14 > t005 = 2 ở ngưỡng xác suất P W%đc = 4.25). 	Qua trên cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 8 Trường THCS Thị Trấn Phú Hoà, Tỉnh An Giang của chúng tôi lựa chọn đã mang lại kết quả tốt. 	 Để khẳng định rõ hơn hiệu quả lựa chọn hệ thống các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam lớp 8 Trường THCS Thị Trần Phú Hoà, Tỉnh An Giang, chúng tôi so sánh giá trị trung bình của thành tích nhảy cao kiểu bước qua của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.5. BẢNG 3.5: SO SÁNH THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA GIỮA NHÓM ĐỐI CHỨNG VÀ NHÓM THỰC NGHIỆM SAU THỰC NGHIỆM 	Kết quả bảng 3.5 cho ta: d1 = 3.81, t thực ngiệm = 3.26 > t005 = 2, ở ngưỡng xác suất P W%ĐC = 4.25%). KIẾN NGHỊ Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi xin có một vài kiến nghị sau: - Sử dụng hệ thống các bài tập vừa nghiên cứu để áp dụng vào chương trình giảng dạy chính khóa cho học sinh và huấn luyện đội tuyển điền kinh của trường. - Qua việc nghiên cứu các bài tập trên nhóm chúng tôi mạnh dạn kiến nghị đưa các bài tập này mở rộng thêm cho các khối 7,9 (nam, nữ) trong các trường trung học cơ sở trong Huyện cũng như trên toàn Tỉnh đạt hiệu quả hơn. - Qua kết quả nghiên cứu nhóm chúng tôi nhận thấy thành tích nhảy cao kiểu bước qua do nhiều yếu tố tạo nên như: Tố chất thể lực, đặc điểm tâm sinh lý, cũng như đặc điểm về hình thái. Do đó cần nghiên cứu sâu hơn ở các mặt khác như hình thái và tâm lý để từng bước hoàn thiện nâng cao kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh. Một lần nữa nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội Đồng, các bạn đồng nghiệp đã theo dõi phần trình bài của nhóm. Xin kính chúc sức khỏe đến Hội Đồng cùng các bạn đồng nghiệp. 

File đính kèm:

  • pptBAO CAO KHOA LUAN NGHIEN CUU KHOA HOC.ppt
Bài giảng liên quan