Đề tài nghiên cứu khoa học môn học khối 4, 5

Lịch sử nhân loại đã chững minh rằng: “ở bất kì thời đại nào, quốc gia nào, con người luôn là động lực của sự phát triển của xẫ hội mà động lực tiên phong thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững là do những người tài tạo ra. Chính những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp”. Họ đã tạo ra những bước ngoặt trong sự phát triển xã hội loài người, sản sinh ra những giá trị vật chất, tinh thần tiêu biểu trong nền văn minh nhân loại. Đặc biệt, bước vào thế kỉ của nền kinh tế tri thức, thế kỉ “ Cạnh tranh chất xám” diễn ra ngày càng gay gắt thì nhiều nước trên thế giới lại càng quan tâm tới chiến lược phát triển nhân tài. Nói cách khác, quốc gia nào coi rẻ chất xám thì quốc gia đó sẽ bị diệt vong.

Nhận thức về vấn đề này, lịch sử Việt Nam đã ghi công nhiều người tài năng và coi việc đào tạo nhân tài là quốc sách của nhà nước. Ngày nay, vấn đề bồi dưỡng nhân tài lại càng được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Việc đào tạo bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ cao của toàn xã hội, song trách nhiệm trực tiếp là của những người làm công tác giáo dục. Bởi vậy, trong tài liệu tiếp tục quán triệt nghị quyết Trung ương II khoá VIII phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học 1998- 1999, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “ Trường Tiểu học và mỗi giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Việc làm này có một tầm quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn trong hệ thống giáo dục quốc dân, mở mang tính chất nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân. nó là khởi điểm của các bậc học cao hơn. Vì vậy, ở tiểu học, học sinh được trang bị những kiến thức và hiểu biết cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người, có được các kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có được phương pháp tư duy và làm việc có khoa học, đó chính là cơ sở ban đầu cho sự phát triển con người mới năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, con người của nền kinh tế thị trường ngày một phát triển. Vì vậy, có thể nói: “ Giáo dục tiểu học giữ vị trí hết sức quan trọng, là nền móng của sự phát triển con người trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ của sự bùng nổ công nghệ thông tin, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có kiến thức mới, hiện đại, làm việc khoa học để đáp ứng, thích nghi cùng với sự phát triển của xã hội. Chính vì thế mà ngay từ bây giờ, chúng ta cần quan tâm tới trẻ em. Ở độ tuổi tiểu học, đa số các em học sinh có sự phát triển bình thường về tâm lí, thể chất.Đặc biệt, ở mỗi em đều tiềm tàng khả năng tư duy toán học. Mỗi chúng ta đều nhận thấy rằng, học sinh tiểu học ngày nay thông minh và có sự phát triển tâm lí tốt hơn trẻ em tiểu học cách đây 10 năm về trước. Điều này có được là nhờ vào công trình nghiên cứu giáo dục học của một nhà khoa học Mĩ, ông cho rằng: “ gần đây, trẻ em thông minh trước tuổi ngày càng nhiều và điều này có liên quan tới khoa học là chỉ số thông minh

 

doc35 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học môn học khối 4, 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ện trong các giờ ngoại khoá tôi đã kích thích ở các em tình yêu toán học. Rất nhiều em khi nghe kể chuyện đã không dấu được tình cảm yêu mến, lòng khâm phục đối với các nhà toán học. Rất nhiều em có mơ ước sau này sẽ trở thành nhà toán học nổi tiếng và chính những ước mơ đúng đắn ấy là động lực thúc đẩy các em say mê học toán.
2.7. Biện pháp thứ 7: Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học toán và tổ chức tự học cho các em một cách có khoa học trên cơ sở sử dụng hết công dụng các tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, báo toán.v.v… kết hợp với gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của các em.
Ví dụ: Hiện nay trên thị trường sách có bán rất nhiều các loại sách bồi dưỡng, sách nâng cao, luyện giải đề thi… sách tham khảo về toán. Các bậc phụ huynh thường mua rất nhiều tài liệu cho học sinh bởi họ không biết nên hay không nên mua tài liệu gì . Mặt khác đối với học sinh lại chưa có một quy định nào về sử dụng các loại sách tham khảo. Học cái gì ? và học theo tài liệu nào ? là vấn đề được rất nhiều học sinh, phụ huynh, giáo viên quan tâm. Trước thực tế ấy tôi đã tìm hiểu các tài liệu liên quan đến môn học và hướng dẫn cho học sinh của mình nên dùng tài liệu nào để học, để sử dụng tài liệu như thế nào cho có hiệu quả và hướng dẫn các bậc phụ huynh biết chọn lọc khi mua tài liệu học toán cho con em mình.
2.8. Biện pháp thứ 8: Giúp các em xây dựng thời gian biểu, kế hoạch tuần, tháng…. để các em cân đối điều kiện thời gian không học lệch, học quá tải.
5- Một số nhân tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán. Việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu bao giờ cũng là nhiệm vụ của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường trong mọi nền giáo dục. Trẻ em ở nơi này, nơi khác có khả năng phát triển. Song để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu toán không chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện, biết sử dụng các biện pháp bồi dưỡng mà còn phải chú ý đến nhân tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng. Những nhân tố đó là:
5.1- Giáo viên dạy giỏi: Tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết trong việc giáo dục học sinh, có điều kiện đầu tư cho nghề dạy học, có kinh nghiệm trong việc giáo dục, bồi dưỡng học sinh.
5.2- Nhà trường có điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động và học: thư viện, thiết bị, sân chơi, bãi tập .v.v… Trong trường, phong trào dạy và học phát triển mạnh, có tập thể sư phạm mạnh để thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
5.3- Học sinh có nhu cầu, có động cơ lành mạnh, bản thân học sinh có tư chất nhất định và có năng lực học tập, đặc biệt là có năng lực tạo ra các năng lực khác (biết cách tự học).
5.4- Chương trình và tài liệu: Là chương trình và tài liệu hiện hành được quy định trong các trường tiểu học. Giáo viên cần tránh đưa đến cho học sinh quá nhiều tài liệu làm cho các em phải chịu sự nặng nề về tài liệu làm ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển động cơ, hứng thú học tập và sự phát triển tư duy, sự vận động và tìm kiếm phương pháp học tập thích hợp với đặc điểm riêng của mình.
5.5- Các bậc cha, mẹ có nhu cầu cao và lành mạnh về chất lượng học tập của con em, quan tâm tạo điều kiện cho con em học tập thì phải biết kết hợp chặt chẽ với nhà trường với giáo viên trong việc tổ chức giúp đỡ con em mình học tập một cách có khoa học. Những nhân tố trên cần được huy động tham gia tích cực có phối hợp hài hoà vào quá trình bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Toán.
Tuy nhiên trong một số trường hợp những nhân tố trên có thể bù trừ lẫn nhau và có thể có những nhân tố tác động nhờ đó mà một số học sinh có thể trở thành học sinh giỏi toán tiểu học trong điều kiện không được đáp ứng đầy đủ cả 5 nhân tố trên.
Phần C- Kết quả thực hiện
Từ việc nắm vững các biểu hiện để phát hiện học sinh có năng khiếu toán nắm vững các biện pháp bồi dưỡng và các nhân tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng trong quá trình thực hiện đã thu được kết quả cụ thể đạt được như sau:
Đã phát hiện được trong các lớp thuộc khối lớp 4&5 có 18 học sinh có năng khiếu toán trên tổng số106 em, từ chỗ phát hiện ra những học sinh có năng khiếu này, nhà trường đã tiến hành chỉ đạo bồi dưỡng theo các biện pháp như nêu ở trên. Qua quá trình bồi dưỡng, tôi nhận thấy chất lượng học tập được nâng cao hơn các em học sinh tỏ ra yêu thích say mê khi học toán, đặc biệt các em thật sự hứng thú khi được tiếp cận, tìm hiểu các vấn đề về toán học. Các em học một cách hào hứng, sôi nổi và thích làm những bài tập nâng cao, mở rộng.
Kết quả cụ thể: Trong đợt thi kiểm tra thực nghiệm 18 em học sinh có năng khiếu lớp đều đạt điểm giỏi. Trong kỳ thi toán tuổi thơ, có 5 em đạt điểm giỏi và được dự thi toán tuổi thơ cấp trên. Để đạt được những kết quả như trên bản thân cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên phải phát huy tích cực vai trò chủ đạo của thầy và trò là chủ động trong quá trình dạy học, quá trình xây dựng kế hoạch. Cụ thể đối với giáo viên khâu chuẩn bị đầu tiên là soạn bài, xác định vấn đề trọng tâm của bài dạy. Bài soạn có hệ thống khoa học, phân bố thời gian hợp lý để học sinh có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình lên lớp thầy với vai trò chỉ đạo phải kích thích được hứng thú học tập của học sinh giúp các em có tinh thần sảng khoái, trí tuệ minh mẫn để tiếp thu bài tốt. Đối với học sinh cần xây dựng cho các em nền nếp đi học chuyên cần, chăm chỉ hăng say trong học tập, rèn tính tự giác, độc lập sáng tạo trong giờ học, không ỉ lại, chủ động, đặc biệt các em phải có tình yêu và niềm say mê toán học, có ước mơ và có khát vọng thực hiện ước mơ.
Phần D- Kết luận và kiến nghị
 1- Kết luận chung:
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Tôi thấy rằng: phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở tiểu học là tiền đề phát triển cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các cấp học tiếp theo. Chúng ta đều biết rất rõ "Muốn có một thân cây vững vàng, cứng cáp phải có một chồi non khoẻ mạnh". Để có những học sinh giỏi về các môn khoa học đòi hỏi phải có những học sinh có năng khiếu ở Tiểu học. Chính vì vậy, mỗi giáo viên muốn phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán đạt kết quả cần phải nắm vững các biểu hiện để phát hiện và biết sử dụng linh hoạt các biện pháp bồi dưỡng kết hợp với những tham gia trong quá trình bồi dưỡng. Vì các lí do nêu trên, mỗi nhà trường, đặc biệt là Ban giám hiệu cần có kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu năm học, đồng thời chọn cử những giáo viên có trình độ và năng lực để tham gia bồi dưỡng.
2- Những ý kiến đề xuất:
Để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán nói riêng, tôi mạnh dạn có một số ý kiến như sau:
- Ngành giáo dục cần trang bị cho giáo viên một tài liệu đúc kết các kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán ở bậc tiểu học để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình dạy học.
- Ngành giáo dục cần tổ chức cho giáo viên học lớp chuyên đề về "Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu".
- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề hội thảo, hội giảng về nội dung bồi dưỡng học sinh năng khiếu bằng những phương pháp cải itến để giáo viên học hỏi, vận dụng.
- Mỗi đồng chí giáo viên cần phải thấy hết được tầm quan trọng của việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để từ đó có sự đầu tư về thời gian cũng như chất lượng giảng dạy.
- Mỗi đồng chí giáo viên phải tự mình trau dồi kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nói chung và học sinh có năng khiếu toán nói riêng bằng cách học hỏi, đọc tham khảo tài liệu.
	Đề tài này là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra qua quá trình làm công tác quản lý tại trường Tiểu học Lùng Vai và thực nghiệm tại trường Tiểu học Lùng Vai. Trong thời gian giảng dạy và làm công tác quản lý tại trường, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý của chuyên môn Phiòng giáo dục, các đồng chí, đồng nghiệp, đặc biệt là các thầy, cô giáo khoa bồi dưỡng, cô giáo hướng dẫn nghiên cứu đề tài này.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn !
Mục lục
 Trang Phần I. Những vấn đề chung 
1- Lý do chọn đề tài 01
2- Lịch sử nghiên cứu 03
3- Mục đích nghiên cứu 03
4- Khách thể nghiên cứu 04
5- Giả thuyết khoa học 04
6- Nhiệm vụ nghiên cứu 04
7- Phạm vi nghiên cứu 04
8- Phương pháp nghiên cứu 04
 Phần II- Nội dung nghiên cứu: 06
Chương I- Những cơ sở lý luận chung 06 
	1- Các khái niệm học sinh giỏi 06
	2- Nội dung các thành phần cấu chúc 07 
Chương II- Thực trạng công tác phát hiện bồi dưỡng 09
	I- Đặc điểm tình hìn nhà trường 09
	II- Thực trạng công tác phát hiện & bồi dưỡng học sinh 09
III- Thành tựu 11
IV- Những tồn tại, khó khăn 11
Chươn III- Một số giải pháp trong công tác phát hiện & bồi dưỡng 13
Phần A- Phát hiện học sinh có năng khiếu toán 13
1- Những biểu hiện 13
2- Công tác phát hiện học sinh có năng khiếu 15
	Phần B- Các biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu 17
 	1- Phát huy tính tích cực .... 17
	2- Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh có năng khiếu 18
	Phần C- Kết quả thực hiện 30
Phần D- Kết luận và kiến nghị 31
Các tài liệu tham khảo
1- Sách giáo khoa toán 5.
2- Sách giáo viên toán 5.
3- Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học 
4- Phương pháp dạy học toán. (Cao đẳng sư phạm Tiểu học )
5- Tạp trí giáo dục Tiểu học
6- Tạp trí thế giới trong ta
	7- 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4, 5
	8- Sách toán nâng cao lớp 4&5
	9- Các bài toán hay tiểu học 
Phếu trắc nghiệm thăm dò
Em hãy khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất 
1. Môn toán tạo hứng thú cho em bởi vì:
Môn toán dễ học.
Môn toán em yêu thích.
Môn toán khó
2. Em học toán vì:
Môn toán là một môn khoa học 
Môn toán giúp em trong cuộc sống 
Môn toán đỏi hỏi sự cẩn thận
3. Em học giỏi môn toán được:
Một năm
Hai năm
Ba năm
4. Em yêu thích môn học nào nhất trong các môn học sau:
Môn văn
Môn âm nhạc
Môn mỹ thuật
Môn toán 
5. Trong các môn học sau, môn học nào giúp em có những suy nghĩ khái quát hoá- trừu tượng hoá:
Môn văn
Môn toán 
Môn khoa học
Môn thể dục

File đính kèm:

  • docĐề tài nghiên cứu khoa học.doc
Bài giảng liên quan