Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nầng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam lớp 10c4 trường thpt Kiến An

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta.

Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Trong đó nhảy cao là một nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực.

Nhiều giáo viên Thể dục tâm huyết đã có những nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng các phương tiện dạy học ( như tranh, ảnh, băng đĩa minh họa, ) kết hợp với các bài tập phát triển thể lực để phát triển thành tích nhảy cao của lớp giảng dạy.Tuy nhiên, không thể áp dụng một cách máy móc những kết quả nghiên cứu đó vào tất cả các trường THPT, bởi vì đặc thù của bộ môn Thể dục là mỗi trường THPT có điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất không giống nhau.Và ngay trong đối tượng giảng dạy ở mỗi khối, mỗi lớp cũng có sự khác nhau về giới tính, tình trạng thể lực, đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những bài tập phù hợp.

Giải pháp của tôi là thông qua kết quả nghiên cứu, lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích của học sinh trong nội dung nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam lớp 10C4 trường THPT Kiến An.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: học sinh nam của 2 lớp 10 trường THPT Kiến An (Lớp 10C4 là lớp thực nghiệm, lớp 10C3 là lớp đối chứng).Lớp thực nghiệm được sử dụng giải pháp thay thế khi dạy nội dung nhảy cao kiểu nằm nghiêng. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả luyện tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã có kết quả luyện tập cao hơn so với lớp đối chứng. Thành tích kiểm tra sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm nội dung bật cao tại chỗ có giá trị trung bình là 54.15cm, thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng là 137.55cm; của lớp đối chứng : bật cao tại chỗ là 52.15cm, nhảy cao nằm nghiêng là 133cm.Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p<0,05, có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa thành tích trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.Điều đó chứng minh rằng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong giảng dạy nội dung nhảy cao kiểu nằm nghiêng đã làm nâng cao thành tích cho học sinh nam lớp 10C4 trường THPT Kiến An.

 

doc15 trang | Chia sẻ: nguyenoanh | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nầng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh nam lớp 10c4 trường thpt Kiến An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ập: tương đương nhau về điểm số trong các bài kiểm tra môn Thể dục.
2. Thiết kế và quy trình nghiên cứu:
 Tôi lựa chọn thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. 
Cụ thể:
Chọn học sinh nam của hai lớp 10C3 và 10C4. Học sinh nam của lớp 10C4 là lớp thực nghiệm, Học sinh nam của lớp 10C3 là lớp đối chứng. Học sinh nam của lớp thực nghiệm tập luyện mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 1 tiết, nội dung tập theo các bài tập tôi đã lựa chọn. Học sinh nam của lớp đối chứng tập luyện mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 1 tiết theo nội dung của phân phối chương trình.
Thời gian tổ chức thực nghiệm : 9 tuần.
Địa điểm nghiên cứu: trường THPT Kiến An
Trang thiết bị được sử dụng: thước dây, đồng hồ bấm giờ, xà nhảy cao, cột nhảy cao, đệm, hố cát, còi.
Trước thực nghiệm, tôi tiến hành kiểm tra thành tích nhảy cao của học sinh nam của cả hai lớp làm bài kiểm tra trước tác động. Qua kiểm tra cho thấy thành tích trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dung phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa thành tích trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương
Bật cao tại chỗ
Nhảy cao nằm nghiêng
Giá trị TB (cm)
P
Giá trị TB (cm)
P
Nhóm thực nghiệm
49.77
0.18
131.75
0.29
Nhóm đối chứng
48.9
131.35
P = 0.18 > 0.05, P = 0.29 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra mức độ tin cậy và giá trị sử dụng của các bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng (được mô tả ở bảng 4).
Sử dụng thiết kế 3: 
Bảng 2.Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra
trước tác dộng
Tác động
Kiểm tra
sau tác động
Thực nghiệm
O1
Tập luyện có sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh
O3
Đối chứng
O2
Tập luyện theo nội dung của phân phối chương trình
O4
 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T - Test độc lập.
3. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động và sau tác động đều gồm 2 nội dung: kiểm tra thành tích bật cao tại chỗ và thành tích nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
1. Xác định và ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích trong nội dung nhảy cao.
 Dựa trên cơ sở hai tố chất thể lực có tác động lớn đến việc nâng cao thành tích nhảy cao là sức mạnh tốc độ và sức mạnh bột phát, tôi xác định được một số bài tập sau:
Bảng 3 . Một số bài tập phát triển sức mạnh trong nhảy cao
TT
Bài tập về sức mạnh tốc độ
Bài tập về sức mạnh bột phát
1
Chạy 30 - 60 m xuất phát cao
Bật xa 
2
Chạy 30 - 60 m tốc độ cao
Bật cao tại chỗ
3
Chạy 100m xuất phát cao
Bật cóc 15m
4
Chạy đạp sau 30m
Lò có 1 chân 30m
 Để xác định được các bài tập này có độ tin cậy và có giá trị sử dụng hay không tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên Thể dục, kết quả như sau:
Bảng 4 . Kết quả điều tra ý kiến giáo viên thể dục
TT
Nội dung
Số phiếu
Đồng ý
Không đồng ý
Phát ra
Thu vào
SL
TL%
SL
TL%
1
Chạy 30-60m xuất phát cao
20
20
17
85%
3
15%
2
Chạy 30-60m tốc độ cao
20
20
19
95%
1
5%
3
Chạy 100m xuất phát cao
20
20
17
85%
3
15%
4
Chạy đạp sau 30m
20
20
20
100%
0
0%
5
Bật xa tại chỗ
20
20
18
90%
2
10%
6
Bật cao tại chỗ
20
20
20
100%
0
0%
7
Bật cao ôm gối trên hố cát
20
20
20
100%
0
0%
8
Lò cò 1 chân 30m
20
20
20
100%
0
0%
Qua kết quả phỏng vấn thấy rằng 8 bài tập đưa ra có tỉ lệ đồng ý cao.Điều đó cho thấy độ tin cậy của các bài tập có giá trị thực tiễn trong huấn luyện và giảng dạy. Từ đó , tôi đưa toàn bộ 8 bài tập phát triển sức mạnh này vào thực nghiệm.
2. Kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm
 Trước khi tiến hành thực nghiệm , tôi tiến hành kiểm tra kết quả lần 1 ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sau 9 tuần thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra lần 2 để so sánh thành tích giữa hai nhóm nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đưa vào thực nghiệm.
Sau khi tiến hành tính toán các số liệu thu thập được, tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:
 Bảng 5. Kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm:
Bật cao tại chỗ
Nhảy cao nằm nghiêng
Giá trị TB (cm)
Độ lệch chuẩn
P
Giá trị TB (cm)
Độ lệch chuẩn
P
Nhóm thực nghiệm
49.77
1.2
0.184
131.75
2.4
0.294
Nhóm đối chứng
48.9
2.5
131.35
2.1
Qua bảng cho thấy giá trị P của T-test > 0.05, chứng tỏ sự chênh lệch thành tích giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 6. Kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm:
Bật cao tại chỗ
Nhảy cao nằm nghiêng
Giá trị TB (cm)
Độ lệch chuẩn
P
Giá trị TB (cm)
Độ lệch chuẩn
P
Nhóm thực nghiệm
54.15
0.97
0.0055
137.55
1.7
0.045
Nhóm đối chứng
52.15
1.1
133
2.2
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch thành tích trung bình bằng T- Test cho kết quả 
P = 0.0055 và 0.045 <0.05, cho thấy: sự chênh lệch giữa thành tích trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là chênh lệch thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn thành tích trung bình của nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Biểu đồ1: So sánh thành tích trung bình trước tác động và sau tác động nội dung bật cao tại chỗ giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Biểu đồ2: So sánh thành tích trung bình trước tác động và sau tác động nội dung nhảy cao kiểu nằm nghiêng giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
BÀN LUẬN
 Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có thành tích trung bình là 54.15cm và 137.55cm, thành tích trung bình của nhóm đối chứng là 52.15cm và 133cm. Độ chênh lệch thành tích giữa hai nhóm là 2cm và 4.55cm, điều đó cho thấy thành tích trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có thành tích trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Phép kiểm chứng T- Te st thành tích trung bình sau tác động của hai lớp là 0.0055 và 0.045<0.05.Kết quả này khẳng định sự chênh lệch thành tích trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động và nghiêng về nhóm thực nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong giảng dạy nội dung nhảy cao cho học sinh nam lớp 10 đã nâng cao thành tích luyện tập cho học sinh nam của lớp 10C4 trường THPT Kiến An. Và hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh đó được xác định là:
TT
Bài tập về sức mạnh tốc độ
Bài tập về sức mạnh bột phát
1
Chạy 30 - 60 m xuất phát cao
Bật xa 
2
Chạy 30 - 60 m tốc độ cao
Bật cao tại chỗ
3
Chạy 100m xuất phát cao
Bật cóc 15m
4
Chạy đạp sau 30m
Lò có 1 chân 30m
2. Khuyến nghị
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm và tạo điều kiện về sân bãi, trang thiết bị luyện tập, khuyến khích và động viên giáo viên tích cực sáng tạo và áp dụng những phương pháp mới vào giảng dạy.
Đối với giáo viên: Cần mở rộng nghiên cứu này trên các đối tượng khác để hình thành để hình thành hệ thống các bài tập phù hợp với các đối tượng, các lứa tuổi.
Do chương trình ở bậc học chỉ có 2 tiết/ tuần. vì vậy cần tăng cường thời gian để tập luyện ngoại khóa cho học sinh, góp phần nâng cao thể lực và sức khỏe cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái và thể lực của học sinh phổ thông ở các Tỉnh phía bắc (Vụ TDTT – Bộ giáo dục năm 1968 – 1670).
- Điều tra thể chất của học sinh phổ thông (Lê Bửu, Lê Văn Lẩm, Bùi Thị Hiếu và cộng sự năm 1975).
- Nghiên cứu về sự phát triển thể chất của người Việt Nam từ 7-17 tuổi (Phan Hồng Minh năm 1980).
- Nghiên cứu về chương trình giảng dạy thể dục ( Trần Đình Lâm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Huyến năm 1978-1985)
- Sách giáo viên Thể dục 10,11,12 (Nhà xuất bản giáo dục)
- Mạng Internet: 
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
 Bảng - Kết quả kiểm tra thành tích của nhóm thực nghiệm (HS nam lớp 10C4) trước và sau thực nghiệm:
TT
Họ và tên học sinh
Bật cao tại chỗ (cm)
Nhảy cao kiểu nằm nghiêng(cm)
Trước TN
Sau TN
Trước TN
Sau TN
1
Đỗ Văn An
48.3
53.2
129
135
2
Lê Quốc Cường
49.9
54.7
132
137
3
Vũ Khắc Duy
48.9
53.9
130
138
4
Nguyễn Trịnh Đại
51.9
54.3
131
137
5
Phạm Khắc Hiếu
50.6
54.7
134
139
6
Nguyễn Quang Hùng
48.8
55.8
135
140
7
Lê Minh Huy
47.9
52.3
134
139
8
Đỗ Quang Hưng
49.5
52.8
135
139
9
Bùi Vũ Long
48.2
53.2
130
138
10
Nguyễn Ngọc Long
47.7
54.9
130
138
11
Phạm Đức Long
49.2
53.1
129
135
12
Nguyễn Minh Phú
48.9
54.4
132
139
13
Nguyễn Ngọc Sơn
49.7
54.8
130
136
14
Nguyễn Hồng Sơn
49.8
53.4
129
136
15
Nguyễn Duy Thái
50.8
54.6
132
137
16
Bùi Duy Thanh
51.9
54.1
132
135
17
Trần Việt Thành
51.8
56.3
136
140
18
Đỗ Quang Thắng
50.7
54.2
136
139
19
Trần Tiến Thịnh
50.4
54.4
130
139
20
Hà Thanh Toàn
50.5
53.9
129
135
Giá trị trung bình 
49.77
54.15
131.75
137.55
Bảng - Kết quả kiểm tra thành tích của nhóm đối chứng( học sinh nam lớp 10C3) trước và sau thực nghiệm:
TT
Họ và tên học sinh
Bật cao tại chỗ (cm)
Nhảy cao kiểu nằm nghiêng(cm)
Trước TN
Sau TN
Trước TN
Sau TN
1
Hoàng Đức Anh
47.7
50.2
127
128
2
Nguyễn Việt Anh
40.9
52.7
131
132
3
Nguyễn Như Anh
50.7
52.1
130
132
4
Lê Duy Chinh
50.4
54.3
129
131
5
Lưu Việt Cường
50.5
53.7
133
135
6
Phạm Văn Dũng
48.8
53.2
135
138
7
Vũ Tuấn Dương
47.9
52.4
134
135
8
Bùi Trọng Hải
47.5
51.8
134
135
9
Phạm Tùng Lâm
48.2
52.2
130
133
10
Trần Hữu Mạnh
47.7
51.2
129
132
11
Trần Công Minh
47.2
51.1
129
130
12
Nguyễn Duy Phương
48.9
50.4
132
133
13
Nguyễn Hồng Quảng
48.7
51.8
132
134
14
Nguyễn Nhật Tân
50.6
53.4
132
134
15
Vũ Kế Thành
50.9
52.8
132
132
16
Phạm Trung Thắng
52.9
53.1
132
134
17
Chu Khắc Thiện
51.8
52.3
131
133
18
Nguyễn Đức Toàn
49.9
50.2
135
136
19
Đỗ Ngọc Trường
51.9
52.5
131
132
20
Lương Trung Tú
50.6
51.6
129
131
Giá trị trung bình 
48.9
52.15
131.35
133
Ngày 10 tháng 02 năm 2011
 Người viết
 Đỗ Thị Huế

File đính kèm:

  • docskkn2011.doc