Đề tài: Ô nhiễm đất

Đất: là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

 

ppt61 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Ô nhiễm đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 trừ sâu (insectides) - Thuốc trừ nấm (fongicides) - Thuốc trừ cỏ (herbicides) - Thuốc trừ chuột (gặm nhấm = rodenticides) - Thuốc trừ tuyến trùng (nématocides) THUỐC TRỪ SÂU Clor hữu cơ DDT và các hợp chất tương cận: chất rắn bền, ít tan trong nước và có ái lực mạnh với lipid, chất độc thần kinh thuốc trừ sâu clor vòng (aldrin và dieldrin):rất độc với hữu nhũ, chống lại các côn trùng.hexachlorohexane (HCHs) như lindane: trừ các dịch hại nông nghiệp và các ký sinh trùng của gia súc Lân hữu cơ: chất độc thần kinh, độc tính cấp thời, thuốc trừ sâu và vũ khí hóa học Carbamates Ðộc tính cấp thời dùng để kiểm soát côn trùng trong nông nghiệp và hoa màu, trừ tuyến trùng (nematocides) và thân mềm (molluscides). Pyrethroides độc tính cấp thời, có chọn lọc trong số các côn trùng, thú và chim Thuốc trừ cỏ tổng hợp ngăn chặn quang hợpgây sự rối loạn tăng trưởng chất độc và rất ổn định trong môi trườngvấn đề độc tính thực vật (phytotoxycity) do phun xịt hay phun sươngchứa hợp chất cực độc là dioxin Thuốc chống đông máu trừ gậm nhấm phân tử ưa lipid, ít tan trong nước và tác động như chất đối kháng của vitamin K độc hơn cho thú và chim nhưng lại lưu tồn lâu trong gan của ÐVCXS Tính chất sinh thái học của nông dược Có phổ độc tính rộng cho động vật và thực vật. - Ðộc tính cho động vật máu nóng và máu lạnh. - Người sử dụng nông dược chỉ để diệt khoảng 0,5% số loài, trong khi nông dược sử dụng có thể tác động lên toàn thể sinh vật. - Người ta sử dụng nông dược để luôn luôn chống lại các quần thể. - Tác dụng của chúng độc lập với mật độ nhưng người ta dùng khi mật độ lên đến mức gây hại (nên dùng thuốc lại lệ thuộc mật độ). - Lượng dùng thường cao hơn lượng cần thiết vì để cho chắc ăn. - Diện tích phun xịt khá lớn. Ở Châu Âu là hàng chục triệu ha. - Nhiều nông dược tồn lưu lâu dài trong môi trường. Sự ô nhiễm do nông dược hiện là hiện tượng toàn cầu, nhất là thuốc lân hữu cơ. RÁC THẢI rác thải rắn đô thị: rác từ văn phòng, bệnh viện, trường học, kho chứa, nhà dân. bãi rác làm ô nhiễm đất , nước và không khí, tiêu tốn năng lượng, chiếm một diện tích đất lớn. Sự đốt rác tạo ra khí độc theo gió đi rất xa, tro có thể còn chứa chất độc lại dùng để lấp các nơi trũng hay trồng cây. RÁC THẢIchứa các chất không bị phân hủy sinh học và các chất phóng xạ.Hoa kỳ, hàng năm có hơn 250 triệu tấn chất thải độc hại, tức trung bình mỗi người dân một tấn một phần của số rác trên được xử lý, còn phần lớn được tập trung ở bãi rác hay thải ra sông hồ, biển và đại dương xuất khẩu rác thải độc hại sang các nước nghèo HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM Do phân bónNgoài việc ô nhiễm nước do dư lượng Nitrat và Phosphat, các phân bón còn làm ô nhiễm thức ăn. xà lách trồng trên đất bình thường, chứa 0,1% đạm Nitrit so với trọng lượng khô. Con số này lên đến 0,6% đất bón 600 kg Nitrat/ha. gây chứng methemoglobinemie, thể hiện qua việc ion NO2 kết hợp với Hemoglobin, làm cho hô hấp (tiếp nhận O2) khó khăn.do hoạt động của vi khuẩn đường ruột, Nitrat biến thành Nitrit rất độc. Nhưng nguy hại hơn, Nitrit được thành lập trong ống tiêu hóa có thể biến thành Nitrosamine, là một chất gây ung thư mạnh. mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp: Thành phần chất hữu cơ của đất bị giảm nhanh và khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi. Chất mùn không còn quay về đất: giảm độ phì của đất Phân động vật và thực vật không quay về với đất mà chất đống sẽ ô nhiễm mực thủy cấp sau khi lên men amoniac Sự đốt rác có nghĩa là thay đổi ô nhiễm điạ phương của đất bằng sự ô nhiễm không khí ở diện rộng hơn nhiều. Ảnh hưởng của việc dùng nông dược Ảnh hưởng lên các quần thể : thuốc diệt cỏ làm thay đổi thảm thực vật của hệ sinh thái nông nghiệp VD: Ở Việt Nam, trong chiến tranh chống Mỹ một lượng lớn thuốc trừ cỏ đã được sử dụng làm chết các cây đại mộc nhiệt đới, đặc biệt ở rừng Sát: Mấm, Ðước, Vẹt ... Hay Dầu, Thao lao và các cây mộc họ Caesalpiniaceae ở các rừng vùng núi (Westing, 1984). thuốc trừ sâu gây chết các quần xã động vật ở trong hay quanh vùng xử lý VD: Cuối những năm 50, ở Hoa kỳ chiến dịch diệt Kiến lửa (Solenosis soevissina), trên 110.000 km2 bằng máy bay, sử dụng các hạt Heptachlore và dieldrine với liều 2,5 kg/ha ở năm đầu; 1,4 kg/ha vào 2 năm tiếp theo Sáo, Sơn ca và các chim bộ Sẻ khác bị ảnh hưởng mạnh. Bò sát, côn trùng sống trong đất bị giảm số lượng mạnh. gây đột biến ở ngườiVD: ở Việt Nam, sự biến dạng thai nhi đã được thấy cao hơn mức bình thường nơi các bà mẹ bị nhiễm nặng bởi việc phun xịt thuốc khai quang trong thời gian chiến tranh chống Mỹ. Thuốc trừ nấm: độc đối với trùn đất gây hại cho chimMột số chất có thể được tích lũy trong mô của động vật Ảnh hưởng lên các quần xã : ảnh hưởng gián tiếp thể hiện sớm hay muộn làm nhiễm độc mãn tính các động vật, dễ thấy là rối loạn chức năng sinh sản (chậm trưởng thành sinh dục, số trứng ít, trứng có vỏ mỏng) Giảm lượng thức ăn: Sự biến mất dần các thực vật hoang dại do sử dụng thuốc trừ cỏ trong các vùng đất canh tác làm thay đổi sâu xa nguồn thức ăn và nơi ở của nhiều loài chim định cư sống trong vùng thuốc trừ sâu phân hủy nhanh (lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid) tuy không gây độc lâu dài như nhóm chlor hữu cơ, nhưng cũng gây hại cho các loài chim ăn côn trùng vì chúng và con chúng sẽ không có thức ăn. Làm thay đổi cân bằng trong tự nhiên: gây ra sự phát triển quá đáng của một loài thực vật hay động vật nào đó VD: Hoa kỳ, việc sử dụng quá đáng azodrin, thuốc trừ sâu lân hữu cơ, để trừ côn trùng gây hại cây bông vải thay vì làm giảm quần thể sâu Heliothis zea, thuốc azodrin lại diệt các thiên địch và ký sinh của sâu này, làm cho vùng trồng bông có dùng thuốc bị thiệt hại nhiều hơn vùng không dùng thuốc (Ramade, 1987). Ảnh hưởng lên diễn thế: làm hệ sinh thái trở lại giai đoạn đầu của giai đoạn chiếm cứ bởi các thực vật tiên phong VD:Các khu rừng Việt Nam, nơi đã bị tàn phá hoàn toàn bởi thuốc khai quang, thì đất trống được tre và đồng cỏ bao phủ, rừng không thể phục hồi trở lại được. Rừng tre và đồng cỏ phát triển thành quần xã cao đỉnh nghẹn (tắc nghẹn, dysclimax). ÐẤU TRANH SINH HỌC 1. Phương pháp ảnh hưởng tử suất(dựa vào kẻ thù tự nhiên của loài gây hại, như thiên địch hay ký sinh của nó )2. Phương pháp ảnh hưởng đến sinh suất(giảm sinh suất của những loài không muốn có ): một cá thể bị bất thụ sẽ bành trướng sự bất thụ trong quần thể bởi vì nó gây cảm ứng (induction) cho bạn tình của nó VD:Lần đầu tiên, năm 1954, Knippling đã thả những cá thể cái của Cochliomyia hominivorax làm bất thụ bởi Co60 ở đảo Curacao, đã tiêu diệt hoàn toàn loài 2 cánh này, là tác nhân của bịnh myiases. Hiện người ta sử dụng Phéromone và chất dẫn dụ VD:Năm 1960, Jacobson đã ly trích chất Giplure, phéromon sinh dục của Lymantria dispar, có thể thu hút những con đực của loài này ở nồng độ cực nhỏ (10 - 9 ug/lít không khí). Chế tạo các bẩy có feromone (chất dẫn dụ) và chất bất thụ gốc hóa học là trong những cách hay để dẫn dụ những loài gây hại.   Quản lý tổng hợp các loài dịch hại (IPM)   ví dụ các đồn điền Dừa dầu ở Malaysia. Hàng ngàn mẫu rừng nhiệt đới đã chuyển thành đồn điền Dừa trong vùng bình nguyên Malaysia. Dầu dừa dùng trong gia đình và kỹ nghệ, và là nguồn thu nhập quan trọng. Thiệt hại sau thu hoạch do chuột làm giảm thu nhập của người trồng dừa, trong khi thuốc diệt Chuột thì mắc và không hữu hiệu. Người ta du nhập chim Cú mèo là thiên địch của chuột. Không bao lâu, quần thể Chuột giảm thiểu và người ta tiết kiệm được tiền mua thuốc trừ Chuột. Tóm lược phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc) Hiểu biết về sinh học côn trùng, kỹ năng nhận biết côn trùng và cải thiện việc theo dõi quần thể côn trùng có thể giúp nông dân quản lý đồng ruộng tốt hơn. Tập huấn và theo dõi là những điều tiên quyết cho IPM. Nếu không, sự lệ thuộc nặng nề vào nông dược sẽ vẫn cứ tiếp tục Biện pháp môi trường: làm cho các điều kiện môi trường (vô sinh và hữu sinh) trở nên bất lợi cho các loài dịch hại. Vì biện pháp này dựa nhiều vào kiến thức hơn vào công nghệ, nên đặc biệt phù hợp cho các nước nghèo. Nhưng biện pháp này vẫn hữu hiệu trong các xã hội nông nghiệp hiện đại. Tăng cường đa dạng hoa màu Thay đổi thời gian gieo trồngThay đổi chất dinh dưỡng của cây và đất. Kiểm soát hoa màu và cỏ dại lân cậnDu nhập thiên địch, ký sinh và vật gây bịnhBiện pháp di truyền Có hai chiến lược chủ yếu, là làm cho con đực trở nên bất thụ và tạo các cây trồng và vật nuôi kháng bịnh về phương diện di truyền sử dụng nông dược khi thật cần thiết, pheromon, hormon và các chất trừ sâu tự nhiên 	các nguyên tắc :- Sử dụng hạn chế - Sử dụng đúng thời điểm để hạn chế số lần phun xịt - Nông dược ít gây hại cho thiên địch và các sinh vật lan can (non target organisms) - Không phun xịt gần nguồn nước uống - Ðã thử nghiệm cẩn thận độc tính - Tránh dùng nông dược bền vững và có thể tích tụ sinh học - Tránh tối đa việc nông dân phải tiếp xúc nông dược (tránh hít phải khi thao tác) - Sử dụng để làm giảm số cá thể dịch hại tới dưới ngưỡng gây hại, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để giữ cho quần thể này ở mức thấp. Biện pháp canh tác: trồng nhiều cây che không cho cỏ dại mọc; tiếng động và bù nhìn đe dọa chim ... Gần đây người ta dùng vi ba (microwaving) trừ một số côn trùng như dán, mối, con hai đuôi ăn giấy và hồ dán bìa sách (Chiras, 1991). nông dân – người đóng vai trò quyết địnhTội gây ô nhiễm đất bị xử phạt như thế nào? Ðiều 184 (BLHS). Tội gây ô nhiễm đất Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 

File đính kèm:

  • pptO NHIEM DAT.ppt