Đề tài Phương pháp đổi mới giảng dạy phần nhảy cao lớp 8
Hơn bao giờ hết ngày nay chúng ta được Đảng và nhà nước quan tâm đến việc giáo dục nâng cao sức khoẻ cộng đồng nói chung và giáo dục thể chất trong nhà trường nói riêng, cũng như hưởng lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, tivi, sách báo, giáo dục hướng dẫn hằng ngày mọi người tập luyện TDTT. Và trong các trường học đang cùng nhau hưởng ứng phong trào “ Chào Thăng Long ngàn năm yêu dấu - Mừng đội ta 70 năm trưởng thành” để phát huy tính tự giác, sáng tạo của giáo viên và tính tích cực trong mọi hoạt động của các em học sinh, hơn hết là cùng hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân tập thể dục của Bác Hồ”.
kỹ thuật với xà. Đội hình tập luyện trên sân: Nhóm 1 GV Đội hình vòng tròn khép kín Với đội hình này thì các em học sinh sẽ luôn hoạt động, hạn chế được việc các em làm việc riêng và cũng là lúc để các em sửa chữa, hoàn thiện kỹ thuật tốt hơn. Vì qua đây giáo viên có thể nhìn thấy được những lỗi sai của các em, kịp thời sửa sai kỹ thuật, các em có thể thực hiện được kỹ thuật ngay sau khi được giáo viên sửa kỹ thuật. Đội hình tập luân phiên 1 lượt Trước đây tôi vẫn thường cho các em nhảy cao luân phiên ở một đệm nhưng qua quá trình thử nghiệm thay đổi hình thức tập luyện theo đội hình vòng tròn khép kín như đã nêu trên tôi đã có thể phát huy được tính tích cực của các em nhiều hơn. Qua đó tôi nhận thấy với hình thức tập luyện vòng tròn khép kín này đã giúp tôi giải quyết được rất nhiều vấn đề như: Nâng cao số lần thực hiện động tác của học sinh trong 1 tiết. Dễ quản lý học sinh. Dễ quan sát, sửa kỹ thuật cho học sinh và các em có thể thực hiện ngay động tác khi được sửa. Sau 3 - 5’ thay đổi mức xà khác nhau (nam riêng, nữ riêng) sao cho phù hợp với thể lực của các em. Nhóm 2 Chia ra từng nhóm nhỏ, kỹ thuật sai khác nhau thành những nhóm khác nhau, lỗi sai của học sinh không phải giống nhau vì vậy giáo viên cần phải phân ra mức độ sai của từng nhóm để đưa ra tình huống tập bổ trợ để sửa chữa kỹ thuật sao cho có thể khắc phục lỗi sai của từng nhóm. VD: Kỹ thuật chạy đà, qua xà và tiếp đất như thế nào là đúng, giảm được chấn động khi tiếp đất? Giáo viên sẽ cho học sinh quan sát tranh ảnh kỹ thuật chạy đà và sau đó làm mẫu và phân tích động tác cho học sinh. Kỹ thuật chạy đà Kỹ thuật qua xà và tiếp đất * Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng tập luyện. Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát học sinh tập luyện và đã ghi chép thống kê những sai lầm mà học sinh thường mắc phải như sau: TT sai lầm thường mắc Nguyên nhân 1 Chạy đà không chính xác. Không ổn định nhịp điệu chạy đà, chạy cao trọng tâm, tư thế xuất phát không ổn định. 2 Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá, giậm nhảy gần hoặc xa xà quá. Hiểu sai vấn đề. Cơ chân yếu. Giậm nhảy chậm, góc độ hoãn xung nhỏ cơ không đủ sức duỗi. Kỹ thuật 4 bước cuối cùng quá dài. 3 Giậm nhảy bị lao vào xà. Các bước cuối cùng không hạ thấp được trọng tâm. Lúc giậm nhảy thân gập về phía trước. Tốc độ giậm nhảy bị chậm. 4 Chân lăng, chân giậm nhảy đá rơi xà. Bị "tụt mông". Chân lăng đá không tích cực, không cao hoặc bị co. Chân giậm nhảy co chậm. Giậm nhảy không tích cực và tập luyện ít. 5 Bị chấn động khi tiếp đất. Không chùng gối. Qua những lỗi trờn tụi thấy rằng mỡnh cần ỏp dụng phương phỏp trực quan trong quỏ trỡnh giảng dạy của mỡnh nhiều hơn nữa như: Người giáo viên phải biết đầu tư thời gian để sưu tầm tranh ảnh, băng hình kết hợp chuẩn bị kỹ lưỡng động tác thị phạm một cách thuần thục, phân tích động tác dễ hiểu có như vậy giờ học có thể diễn ra một cách thuận lợi hơn và đạt kết quả cao. Sửa sai cũng cần có phương pháp, khi học sinh thực hiện sai kỹ thuật người giáo viên phải nói cho học sinh hiểu được các em sai kỹ thuật nào, giai đoạn nào trong quá trình thực hiện động tác, cách sửa động tác theo phân đoạn như thế nào sau đó là tổ hợp lại động tác để ra một kỹ thuật chính xác nhất. *Biện pháp 3: Nâng cao thành tích tập luyện. - Thể lực chia thành 2 nhóm: Nam - Nữ SL Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Thành phần tố chất kỹ năng từng mức: trong quá trình tập luyện ngoài việc giáo viên đòi hỏi về kỹ thuật ở học sinh cần đưa ra thành tích đạt của từng đối tượng phù hợp với thể lực của học sinh. Rèn luyện thể lực: phần này nhất thiết trong các giờ học giáo viên phải đưa ra phần thể lực có các bài tập phù hợp khối lượng vận động của giờ học, đối tượng sức khoẻ. VD: Trong nội dung Nhảy cao lớp 8 này thì những bài tập sau tôi cho là phù hợp với nội dung: Bài 1: Nhảy lò cò tiếp sức (trò chơi bổ trợ). Bài 2: Chạy nâng cao gối. Bài 3: Nhún bật tại chỗ cao gối. Bài 4: Chạy nhảy qua chướng ngại vật. * Nâng cao tầm hiểu biết cho học sinh. Như chúng ta đều biết ở lứa tuổi THCS là giai đoạn ham tìm tòi, dễ bắt chước nên giáo viên có thể cho các em quan sát tranh ảnh các kỹ thuật, giai đoạn có trong nội dung học của các em. Đặc biệt là băng hình thi đấu của các VĐV đỉnh cao trong và ngoài nước của các giải thi đấu trong nước và quốc tế. Để các em yêu thích môn học, học hỏi kỹ thuật mà các em cho là có hiệu quả và hiệu quả nhất. Từ đó các em có ý thức tự giác học tập và không ngừng hoàn thiện nâng cao thành tích của bản thân, đó cũng là mục đích của tôi và của nhiều giáo viên khác. Có như vậy giờ học mới có hiệu quả cao và không gây nên sự nhàm chán cho các em. Đỏnh giỏ: Sau một thời gian áp dụng phương pháp đổi mới phương phỏp giảng dạy mụn Nhảy cao lớp 8 trên vào quỏ trỡnh giảng dạy trong môn Nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh trường THCS Thống Nhất, kết quả cho thấy có sự chuyển biến đi lên rõ rệt, tỉ lệ yếu kém không còn và tỉ lệ khá, giỏi cao hơn so với năm học trước. Cụ thể kết quả khảo sát của 2 lớp 8 năm học 2010-2011 như sau: Lớp/TS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 8B/33 9 27.3 16 48.4 8 24.3 0 0 0 0 8D/24 6 25 10 42 8 33 0 0 0 0 Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được ở trên tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Trong quỏ trỡnh giảng dạy cần tăng cường lượng vận động, tần số thực hiện động tác kỹ thuật trong giờ, rốn luyện kỹ năng tập, sử dụng đồ dựng thiết bị dạy học hiện đại, đồ dựng trực quan vào cỏc giờ học chớnh khoỏ, cỏc tiết Tự chọn mụn Thể dục nhiều hơn nữa hay nói cách khác là chúng ta khai thác hết toàn bộ tính năng của đồ dùng hỗ trợ giảng dạy. Nõng cao thành tớch trong tập luyện bằng cỏc hỡnh thức phõn chia tổ, đối tượng, tăng cường thể lực ở mỗi giờ học cũng như ra bài tập về nhà cụ thể và quan trọng hơn hết là phương pháp tổ chức hoạt động trên lớp của giáo viên. * Đối với giáo viên: Để thực hiện tiết học môn Thể dục nhất là kỹ thuật Nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh trường THCS giáo viên phải: Xác định rõ mục tiêu bài học lẫn kỹ năng cần tập luyện. Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh. Có phương pháp, tổ chức tập luyện hợp lý để các em có thể luyện tập một cách liên tục có hiệu quả nhất định đối với từng nhóm đối tượng cụ thể. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện CSVC (sân bãi, dụng cụ,…), kiểm tra sức khoẻ của học sinh, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia tiết học. Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dụng dạy học, đồ dùng tự làm. Sử dụng các bài tập hợp lí phù hợp với bộ môn, phù hợp từng đối tượng học sinh. Tập trung chú ý quan sát, phát hiện những sai lầm thường mắc của học sinh. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm. Có biện pháp sửa chữa những sai lầm kịp thời. Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề. * Đối với học sinh: 1. Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn. 2. Có hứng thú tham gia giờ học. 3. Tích cực rèn luyện thể lực. 4. Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình tập luyện. 5. Có ý thức sửa sai trong tập luyện. * Đối với nhà trường và tổ chuyên môn: 1. Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy học để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học như: 2 bộ đệm, cột - xà trong một tiết học của một lớp, tổ chức các môn ngoại khoá đặc biệt là những môn có trong nội dung học chính khoá của các em, tham gia thi đấu các môn trong hệ thống bộ môn Điền kinh. 2. Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm với các trường bạn (sinh hoạt chuyên môn liên trường). 3. Bố trí, sắp xếp thời khoá biểu phù hợp với đặc trưng bộ môn. Phần III - kết thúc Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng phương phỏp dạy học mới mụn Nhảy cao lớp 8 cho học sinh trường THCS Thống Nhất, bản thân tụi đã thu được kết quả đáng phấn khởi, chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt như khối lượng vận động của học sinh được tăng lờn nhiều hơn, cỏc em tập bổ trợ hay sửa chữa động tỏc sai kỹ càng hơn, tần số học sinh được thực hiện kỹ thuật nhiều hơn khi tôi áp dụng phương pháp tập luyện với vòng tròn khép kín này. Điều đáng nói hơn là học sinh đã biết thực hiện một cách dễ dàng, tự tin môn Nhảy cao mà trước đõy đối với cỏc em là khú, không dễ dàng nắm được kỹ thuật một cách chắc chắn, dễ mắc sai lầm khi thực hiện kỹ thuật, có tâm lý sợ xà... Nhưng giờ đây các em đã hào hứng luyện tập và tự tin hơn khi làm động tác, tiết học đã trở nên sôi động hơn, có hứng thú. Quan trọng nhất là các em đã được thực hiện kỹ thuật nhiều hơn, được sửa sai kỹ thuật và được thực hành ngay sau khi sửa sai trong tiết học và đó cũng là mục đích chính mà tôi muốn nói trong đề tài của mình. Thực tế là một số học sinh đã có thành tích cao được chọn bổ sung vào đội tuyển Điền kinh của nhà trường đã tập luyện để tham gia thi đấu thể dục thể thao cấp Quận năm 2010. Và đây là một trong những kết quả ban đầu mà tôi đạt được khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy. Với thời gian giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm còn ít nhưng nhờ được sống trong tập thể nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nũng cốt của ngành luôn sẵn lòng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, dìu dắt, sự cổ vũ, hỗ trợ của bạn bè đồng nghiệp nên bản thân đã sớm thực hiện được mơ ước không ngừng học hỏi, tìm tòi giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ năm học và hưởng ứng phong trào “ Chào Thăng Long ngàn năm yêu dấu – Mừng đội ta 70 năm trưởng thành” của Bộ GD&ĐT phát động trong năm học 2010 - 2011 này. Mặc dù vậy, trong trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Phương pháp vòng tròn khép kín trong giảng dạy nội dung nhảy cao cho học sinh khối 8” của tôi chắc chắn không tránh khỏi có thiếu sót. Vì vậy, bản thân tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn và sự tiếp tục nghiên cứu của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Xin trân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 28 tháng 03 năm 2011 (Người thực hiện) Nguyễn Huy Mạnh
File đính kèm:
- HT SKKN 2011.doc