Đề tài: Phương pháp luận sử học

1. Những nhận thức mới về những vấn đề cơ bản phương pháp luận sử học:

1.1, Khái niệm phương pháp luận sử học.

 Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các trường phái sử học dẫn tới nhiều quan điểm khác nhau.

 Thuyết bất khả tri phủ định khả năng nhận thức được đầy đủ đối tượng nhận thức dù là đối tượng nào, Can Tơ “chúng ta chỉ nhận thức được những hiện tượng chứ không nắm được bản chất sự vật”.

 Chủ nghĩa hoài nghi triết học lại cho rằng: Người ta không thể đi đến chân lí trong quá trình phát triển của loài người kể từ khi xuất hiện giai cấp và nhà nước thì vấn đề nghiên cứu một sự kiện hiện tượng lịch sử lại có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, thậm chí trái ngược nhau và lúc đó xuất hiện khái niệm phương pháp luận sử học vì nhằm mục đích bảo vệ kết quả nghiên cứu của mình, mà mỗi nhóm, mỗi người lại đưa ra cơ sở xuất phát của mình, từ đó xuất hiện phương pháp luận sử học.

 Từ khi xuất hiện đến nay, trải qua hàng nghìn năm không có phương pháp luận chung cho giới sử học. Mỗi một nhà sử học lại đứng trên một lập trường, quan điểm, thế giới quan, dân tộc, giai cấp để nhìn nhận lịch sử và ai cũng cho rằng quan điểm của mình là đúng, trong khi đó hiện thực lịch sử thì tồn tại khách quan, cho nên có nhiều trường phái phương pháp luận lịch sử khác nhau như: Phương pháp luận sử học phong kiến, Tư sản, Macxit Chúng ta là trường phái phương pháp luận sử học Macxit lấy triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và Chủ nghĩa Mac – Lê nin làm cơ sở, định hướng cho công tác nghiên cứu và nó đối lập với Phương pháp luận sử học Phương Tây.

1.2, Phương pháp luận đối tượng:

Đối tượng của khoa học lịch sử cũng là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi và không có tiếng nói chung. Hầu hết đều nhất trí rằng “ nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu những gì diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. Song vấn đề không đơn giản như vậy vì khi quan niệm như vậy thì lại xuất hiện “Vì sao những

 sự kiện sảy ra trong quá khứ chỉ là một mà người viết sử lại có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau? Những thắc mắc như vậy là có cơ sở. Như đã nói , thực tế bao giờ cũng có khoảng cách nhất định giữa hiện thực lịch sử khách quan và nhận thức lịch sử.

Khoa học lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Không có hiện thực lịch sử thì không có nhận thức lịch sử mà không có nhận thức lịch sử thì không có khoa học lịch sử xác nhận thì không có lịch sử. Ngược lại, không có hiện thực lịch sử mà có lịch sử thì đó là lịch sử bịa đặt. Vậy nên, đòi hỏi nhà sử học phải hiểu đúng đối tượng nghiên cứu của mình. Chỉ khi nào đi từ sự kiện, hiện tượng rồi khái quát thành lí luận thì mới thực sự chính xác đúng đắn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Phương pháp luận sử học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
rình đó lại bao gồm các sự kiện lớn, nhỏ khác nhau. Trong nghiên cứu lịch sử, việc phân loại các sự kiện là cần thiết song các cách phân loại trên chỉ mang tính chất tương đối.
Ví dụ: Ngày 13/3/1954, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, đây là sự kiện lớn nếu ta đặt trong chiến dịch tấn công Điện Biên Phủ, nhưng đặt trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) thì đó lại là sự kiện nhỏ.
2.3, Đặc điểm của sự kiện.
Khác với các ngành khoa học khác, sự kiện lịch sử với tư cách là những sản phẩm của xã hội loài người, mang những đắc điểm sau:
* Tính quá khứ.
Mọi sự kiện và hiện tượng mà chúng ta nghiên cứu đều ở trong quá khứ tức là nó đã xảy ra và giữa chúng ta với sự kiện đó tồn tại một khoảng cách về thời gian. Dù nhận thức của chúng ta như thế nào thì sự kiện đó cũng phải xảy ra rồi và nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào nhận thức của chúng ta.
Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta (1954-1975) là một quá trình lịch sử lâu dài bao gồm nhiều sự kiện phức tạp, lớn nhỏ khác nhau như hiệp định Giơnevơ 1954, Mĩ ngang nhiên phá bỏ hiệp định rồi từng bước leo thang cuộc chiến ở Việt Nam. Quân và dân ta được sự giúp đỡ của quốc tế đã thực hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và giành thắng lợi hoàn
 toàn vào năm 1975, sau đó thực hiện thống nhất đất nướcĐó là những sự kiện có thật sảy ra. Dù chúng ta không biết nó hay nhìn nó ở nhiều khía cạnh khác nhau thì nó cũng đã xảy ra rồi.
Nhận thức của con người nói chung là đi từ gần đến xa. Ví dụ như: Con người chỉ biết những gì đã xảy ra ngày hôm qua. Những sự kiện lịch sử với thuộc tính của quá khứ, đòi hỏi chúng ta phải đi từ xa đến gần, bởi vì “lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy cũng bắt đầu từ đó”. Do đó, trong nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử chúng ta phải bắt đầu một cách tuần tự từ cổ đến hiện đại. Tuy nhiên, quá trình này chúng ta không nên hiểu một cách cứng nhắc là khi nào chúng ta cũng phải tuân thủ tuần tự như vậy mà chúng ta phải hiểu đặc điểm này một cách linh hoạt. Từ đây chúng ta cùng rút ra được ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên cứu, học Tập và giảng dạy lịch sử cần trách hiện đại hoá lịch sử, gán cho ngày xưa những nhận thức ngày nay.
Ví dụ: Khi đánh giá thành tựu về các mặt của các triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Chúng ta không được phép đòi hỏi họ đã làm được những gì cho chúng ta mà phải đánh giá, nhận thức họ đã làm được gì cho xã hội lúc đó.
* Tính không lặp lại.
Mỗi sự kiện lịch sử xảy ra đều không lặp lại cả về không gian và thời gian mỗi sự kiện chỉ xảy ra một lần duy nhất. Không có sự kiện lịch sử nào trong lịch sử xã hội loài người lặp lại nguyên si như cũ. Mỗi một sự kiện lịch sử đều gắn với không gian và thời gian nhất định. Nêud tách khỏi không gian và thời gian thì sẽ không hiểu được lịch sử. Tính không lặp lại của sự kiện lịch sử không chỉ thể hiện ở phạm vi rộng như các châu lục, các thời đại, mà ngay trrong cùng thời đại, sự khác biệt đó cũng rất rõ ràng.
Ví dụ: Trong cùng thời phong kiến ở phương Đông và phương Tây có sự khác biệt rất lớn cả về thời gian ra đời, thời gian tồn tại, các chế độ nhà nước phong kiến cũng có những hình thức khác nhau. Ngay cả ở Phương Đông cũng có sự khác biệt lớn, rồi gần như chế độ phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc cho dù có sự ảnh hưởng lẫn nhau như thời gian, không gian.
Trong thời cận đại, cuộc cách mạng công nghiệp là sự kiện song nó diễn ra với tốc độ, qui mô, tính chất khác nhau ở các nước Tư Bản Anh, Mỹ, Pháp
Với đạc điểm này chỉ nêu trong nhận thức lịch sử, chúng ta nhận thức được sự kiện nào thì biết sự kiện đó, chứ không được suy ra từ sự kiện khác. Tuy nhiên, lịch sử không lặp lại nhưng chúng ta cũng cần phải nắm tính lặp lại tren cơ sở mới “không lặp lại mà lặp lại”, hay nói cách khác chúng ta không nên tuyệt đối hoá quá khứ mà phải hiểu được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện đại , tương lai “cái đã xảy ra (quá khứ), cái đang xảy ra (hiện tại) cái sẽ xảy ra (tương lai).
Ví dụ: Công cuộc đổi mới của đất nước chính thực thực hiện vào năn 1986, (Sự kiện đã xảy ra) nhưng trong hiện tại vấn đề này vẫn tiếp tục được thực hiện trong thời đại chúng ta đang sống (Sự kiện đang xảy ra) nó sẽ còn tiếp tục xảy ra trong những năm sau (sự kiện tương lai).
Chính vì mối quan hệ khăng khít với nhau như vậy khi nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, chúng ta cần phải lưu ý đến mối liên hệ này thì mới hiểu tường tận được lịch sử.
* Tính cụ thể, sinh động, hình ảnh.
Lịch sử bao giờ cũng cụ thể và sinh động, mối sự kiện xảy ra đều gắn với một con người cụ thể, một khong gian, thời gian cụ thể.
Ví dụ: Sự kiện ngày 6.5.1911, là sự kiện chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ 
Điều này đòi hỏi chúng ta trong nghiên cứu và gảng dạy lịch sử, phải khôi phục lại bức tranh quá khứ với những nét cụ thể, sinh động, điển hình như nó đã tồn tại. Sự kiện lịch sử càng sinh động, cụ thể bao nhiêu càng có giá trị hiện thực bấy nhiêu và cũng tránh được hiện tượng hiện đại hoá lịch sử.
	* Tính hệ thống.
Tính hệ thống có nghĩa là không có sự kiện nào tồn tại đơn lẻ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một sự kiện lớn có thể có nhièu sự kiện nhỏ và giữa chúng ta không hề tách rời nhau, tồn tại ttrong một hệ thống những sự kiện.
Ví dụ: Sự kiện đứng lên giành chính quyền ở các địa phương trong cả nước vào Tháng 8 năm 1945 tạo ra sức mạnh tổng hợp trong cách mạng tháng 8. Nó đều liên quan với nhau, là hậu quả của các sự kiện phe phát xít bị tiêu diệt và đầu hàng đồng minh vô điều kiện
Hay như thắng lợi 30/4/1975, chúng ta giải phóng Sài Gòn có mối liên hệ với các chiến thắng trước đó, chiến dịch Tây Nguyên, Huế- Đà nẵngChiến thắng này có được còn chịu tác động của những lĩnh vực khác nhau như sự giúp đỡ quốc tế
Sự kiện lịch sử có tính hệ thống tuần tự, lôgic đòi hỏi chúng ta nghiên cứu và giảng dạy lịch sử có cách nhìn nhận lịch sử một cách biện chứng giữa các sự kiện bao giờ cũng có mối liên hệ tác động. Nếu không sẽ không thấy được sự tác động, phát triển đi lên của lịch sử.
* Tính phức tạp.
Một sự kiện đều đơn giản đến đâu cũng có nhiều cách nhìn nhận khai thác khác nhau, bởi vì nó phàn ánh một hiện thực lịch sử trên một phạm vi không gian rộng lớn, thời gian, có tính chất đa dạng, toàn diện.
Ví dụ: Sự kiện 3.2.1930 là sự kiện đơn giản. Nhưng người ta có thể nhìn nhận sự kiện đó dưới nhiều góc độ, nhiều quan điểm khác nhau: tại sao lại thành lập vào ngày 23.2.1930, địa điểm diễn ra hội nghị thành phần tham gia hội nghị, những điểm này đã rõ ràng. Song nó vẫn còn những khoảng trống nhất định như vân bản ghi lại hội nghị có còn tồn tại không? ngày thành lập đã chính xác chưa
Hay sự kiện 2.9.1945 cũng là sự kiện đơn giản nếu nhìn ở góc độ là ngày Quốc KhánhNhưng trong ngày đó công tác tổ chức như thế nào? công tác bảo vệ ra sao? Nhân dân mặc trang phục gì, công tác truyền thanh như thế nào
Đặc điểm này đòi hỏi chúng ta trong nghiên cứu, học Tập và giảng dạy cần có cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử toàn diện, tránh phiến diện chủ quan.
- Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”
Vì nếu chỉ có “sử” thì lịch sử sẽ khô khan, kém hấp dẫn khái quát, chung chung còn nếu “luận” nhiều hơn “sử” thì “sử” trở lên chủ quan, duy ý trí, thiếu khách quan trung thực.
 Ví dụ: Khi nói về chiến thắng Việt Bắc 1947 mà chúng ta chỉ đơn thuần nêu sự kiện ta giành thăng lợi ở Việt Bắc thì rất là khô khan . Hay nói cách khác, đó mới có phần “sử”, nên khi nói đến chiến thắng Việt Bắc 1947, chúng ta cần nhấn mạnh tầm quan trọng, ý nghĩa của chiến thắng này hoặc ngược lại.
Chính vì vậy, khi nhìn nhận sự kiện lịch sử từ đó rút ra bài học trong công tác nghiên cứu, học Tập và giảng dạy là điều rất cần thiết.
Phần 3
Kết luận
Nắm vững những nhận thức mới phương pháp luận sử học là điều không thể thiếu được đối với nhà nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử. “Bởi vấn đề phương pháp luận là vấn đề của chúng ta” (của những người học tập và nghiên cứu lịch sử) đúng như sự khẳng định của Gulưga nhà triết học lịch sử Xô viết trước đây. Bởi vì, bất cứ người nghiên cứu lịch sử nào cũng phải đặt và giải quyết những vấn đề về phương pháp luận theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Trong một ý nghĩa và mức độ nhất định, phương pháp luận là một nhân tố quan trọng, có tính quyết định đối với sự thành công của người nghiên cứu, học tập lịch sử, tức là đạt được chân lý khách quan về hiểu biết một cách tương đối quá khứ.
Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận phải rất sáng tạo, khắc phục những sai sót về mặt công thức, giáo điều, chủ quan phiến diện. Bởi vì, chúng ta đã xác định rằng, phương pháp luận mácxít -lêninnít được xây dựng chủ yếu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài những kiến thức cơ bản về duy vật lịch sử, phương pháp luận còn bao gồm nhiều kiến thức về lôgic học, nhận thức luận, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử. Những vấn đề lịch sử cụ thể vừa là cơ sở để nhận thức phương pháp luận sử học, vừa là thể hiện kết quả của việc vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận vào tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
Đồng thời, khi học tập, nghiên cứu phương pháp luận sử học cần nắm vững những nội dung cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt các vấn đề phương pháp luận Hồ Chí Minh về nhận thức lịch sử và vận dụng các kiến thức lịch sử vào thực tiễn cuộc sống.
Nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử không chỉ nghiên cứu hiện thực lịch sử đơn thuần là viết lại hiện thực lịch sử, mà còn phải thể hiện nhiệm vụ trọng trách giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ biết tôn trọng quá khứ như Phạm Công Trứ đã nêu tầm quan trọng của sử học “Tô điểm việc chính trị thì sáng ngang mặt trời, mặt trăng, răn đe kẻ phản tặc thì giá buốt như sương thu. Người thiện biết có thể bắt trước người khác biết có thể răn, quan hệ đến chính trị không phải là ít”.
Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng như vậy chúng ta cần phải hiểu chân xác sự kiện lịch sử, và bắt đầu tự sự kiện lịch sử để khoa học lịch sử ngày càng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở hiện tại cũng như trong tương lai.

File đính kèm:

  • docPPLUAN SU HOC.doc
Bài giảng liên quan