Đề tài Rừng và tầm quan trọng của rừng

Tại Việt Nam, những năm đầu thếkỉXX, độche phủcủa rừng nguyên sinh vào

khoảng 70%, giữa thếkỷcòn 43%, đến những năm 1979 - 1981 chỉcòn 24% (Viện

Điều tra quy hoạch rừng). Những động vật quí hiếm nhưtê giác trước đây phân bốvới

mật độcao suốt dọc dải Trường Sơn từTây Bắc đến Miền Đông Nam Bộmà nay chỉ

còn khoảng 6 đến 7 cá thểloài một sừng (Rh. sondaicus) tồn tại trong một quần thể

nhỏ ởCát Tiên, Lâm Đồng (IUCN); trong hơn 10 năm trởlại đây, 4 loài động vật, 5

loài thực vật đã hoàn toàn biến mất.

Rừng được xem là lá phổi xanh của thếgiới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho

môi trường. Rừng làm dịu bớt nhiệt độcủa luồng khí nóng ban ngày đồng thời duy trì

được độ ẩm. Rừng còn bổsung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng

cách đồng hoá carbon và cung cấp oxi. Tuy nhiên, với tình trạng rừng ngày càng suy

giảm thì thiên tai nhưhạn hán, lũlụt xảy ra với tần xuất và cường độngày càng tăng

gây ra nhưng thiệt hại nghiêm trọng. Dọc theo chiều dài đất nước từHà Giang, Tuyên

Quang, Yên Bái, Lào Cai đến Thái Nguyên, Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Cần Thơ, Cà

Mau.thiệt hại vật chất là 11.600 tỉ đồng, chết và mất tích 415 người (2007). Năm

2008, chỉ6 tháng đầu năm thiệt hại là 814 tỉ, riêng thủ đô Hà Nội với trận lụt lịch sử

tháng 11 “ngập chìm trong nước” thiệt hại vật chất đã hơn 3.000 tỷ đồng, 20 người

chết.

Trước thực trạng đó vấn đềnhóm đặt ra là Rừng và tầm quan trọng của rừng để

giúp con người có cái nhìn đúng đắng vềvai trò của rừng và những lợi ích mà rừng

đem lại.

pdf38 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rừng và tầm quan trọng của rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ệm sử dụng đất 
 Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác 
lập rõ ràng, tài liệu hóa và và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 
Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại 
 Quyền hợp pháp và theo phong tục của người dân sở tại về sở hữu, sử 
dụng và quản lý đất đai, lãnh thổ và các nguồn lực của họ phải được thừa nhận 
và tôn trọng. 
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ sở tại và quyền của công nhân. 
 Những hoạt động quản lý rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc 
lợi kinh tế xã hội lâu dài của công nhân lâm nghiệp và các cộng đồng địa 
phương. 
Tiêu chuẩn 5:Những lợi ích từ rừng 
 Những hoạt động quản lý rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có 
hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và 
tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội. 
Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường 
 Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa 
dạng sinh học, nguồn nước, đất đai, các hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị 
tổn thương để qua đó duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng. 
33 
Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý 
 Lập, thực hiện và cập nhật kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và 
cường độ hoạt động lâm nghiệp. Đề cập cụ thể những mục tiêu quản lý dài hạn 
và biện pháp thực thi cụ thể. 
Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá. 
 Thực hiện kiểm tra và đánh giá, tương ứng với quy mô và cường độ của 
hoạt động quản lý rừng, để đánh giá hiện trạng rừng, sản lượng lâm sản, chuỗi 
hành trình sản phẩm, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường 
và xã hội của những hoạt động đó. 
Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao. 
 Các hoạt động quản lý rừng ở các khu rừng có giá trị bảo tồn cao có tác 
dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những khu rừng đó. Những 
quyết định liên quan đến các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn được cân nhắc 
cẩn thận trên cơ sở một giải pháp phòng ngừa. 
Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng 
 Rừng trồng được quy hoạch và quản lý phù hợp với các Nguyên tắc và 
Tiêu chí từ 1 đến 9 và Nguyên tắc 10 và các tiêu chí của nó. Mặc dù rừng trồng 
có thể đem lại các lợi ích về kinh tế và xã hội và đáp ứng được các nhu cầu về 
lâm sản của thể giới, nhưng những rừng trồng đó cũng phải góp phần tạo điều 
kiện cho việc quản lý tốt các khu rừng tự nhiên, làm giảm áp lực lên rừng tự 
nhiên, giúp phục hồi và bảo tồn rừng tự nhiên. 
2.2.Sản xuất lâm sản bền vững 
2.2.1. Các đối tượng được phép khai thác: 
- Rừng tự nhiên hỗn loài chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác nhưng đã 
được nuôi dưỡng đủ thời gian của chu kỳ khai thác. 
+ Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá: 90m3/ha (Thanh Hóa trở ra) 
+ Rừng rụng lá, rừng lá kim trên 100m3/ha 
+ Rừng hỗn loài tre nứa: trên 50m3/ha (Thanh Hóa trở ra) 
-Rừng tự nhiên hỗn loài đã đạt tuổi công nghệ. 
-Rừng của hộ gia đình được giao để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo Quy định 
của Chính phủ. 
- Khu rừng nghèo cần được khai thác & trồng lại. 
-Rừng được chuyển hóa thành rừng giống phải có sự phê duyệt của cơ quan có 
thẩm quyền. 
-Khu được nhà nước, cơ quan thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng. 
2.2.2. Hình thức khai thác 
- Khai thác chọn 
- Khai thác trắng 
34 
2.2.3. Luân kỳ khai thác 
- Rừng lá rộng thường xanh, nửa rụng lá; lá kim; rừng gỗ hỗn giao với tre nứa là 
35 năm. 
- Rừng rụng lá là 40 năm. 
- Rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ là 10 năm. 
2.3. Bảo vệ môi trường 
 Nhằm bảo tồn đa dạng sinh học; môi trường sinh thái : Hiến pháp nước ta có 
quy định các hành vi bị nghiêm cấm (Trích “Luật bảo vệ và phát triển rừng” căn cứ 
vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, 
bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội 
khóa X, kỹ họp thứ 10.) 
1. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép. 
2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. 
3. Thu nhập mẫu vật trái phép trong rừng. 
4. Hủy hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. 
5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. 
6. Vi phạm các quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng. 
7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng trái phép. 
8. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp. 
9. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất 
khẩu và nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật. 
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển 
rừng. 
11. Chăn thả gia súc trong khu vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng. trong rừng 
mới trồng, rừng non. 
12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn 
gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
13. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài 
nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự 
nhiên của các loài sinh vật rừng, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của 
các loài sinh vật rừng; mang trái phép hóa chất độc hại, chất nổ. chất dễ cháy 
vào rừng. 
14. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế 
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá tri rừng sản xuất 
là rừng trồng trái pháp luật. 
15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng 
16. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. 
17. Sử dụng thuốc hóa chất: Trong quá trình trồng và khai thác rừng, các chủ rừng 
đảm bảo sử dụng các loại thuôc có trong quy định nhằm bảo vệ môi trường 
35 
không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc; đồng thời ổn định sự phát triển của 
cây rừng và động thực vật rừng. 
Ngoài ra, rác thải là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi trường quan 
trọng. Do vậy, quản lý rác thải trở cần được đưa lên hàng đầu. Không chỉ bảo vệ rừng 
nói riêng mà còn cho môi trường sống của chúng ta nói chung. 
Hình 52: Hạn hán khiến cây rừng chết mòn 
2.4. Con người và giáo dục. 
 Yếu tố con người là cái gốc; là cội nguồn của mọi vấn đề. Giải quyết được cái 
gốc rễ thì cái thân sẽ phát triển. Do vậy cần cho cộng đồng thấy được tầm quan trọng 
của rừng cũng như của chính bản thân họ đối với tài nguyên rừng& môi trường. 
- Tuyên truyền giáo dục cho người dân thông qua phương tiện thông tin đại 
chúng như phim, ảnh, báo chí, 
Hình 53: Sách báo tuyên truyền 
- Khuyến khích nông dân, chủ sở hữu rừng,..tham gia các lớp khuyến nông để 
có thêm kiến thức về trồng và bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. 
- Mở các khóa đào tạo cho nhân viên làm công tác quản lý rừng. 
36 
Hình 54: Hội nghị : công tác bảo vệ rừng 
- Tham vấn cho người nghèo cách thu lợi ích từ rừng. 
- Nguồn nhân lực được yêu cầu chi phí cao để thu hút sự quan tâm của cộng 
đồng 
2.5. Yếu tố khác 
- Lên các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. 
- Lựa chọn giống cây rừng để thực hiện kế hoạch khôi phục rừng nghèo nàn kiệt 
quệ và trồng rừng mới trên đất hoang. 
Hình55: Trồng rừng 
- Quản lý sử dụng tài ngyên đất hợp lý. 
- Quản lý dịch bệnh, sâu hại cây rừng: Dự đoán trước khả năng xuất hiện sâu và 
mức độ thiệt hại trên cơ sở xác định mật độ quần thể và phạm vi lan rộng; thời 
gian gây hư hại. Để làm được điều đó, cần có sự hiểu biết về các nhân tố ảnh 
hưởng đến sâu hại, thực vật bị hại và biến đổi môi trường. Từ đó có đề xuất các 
biện pháp kĩ thuật cũng như biện pháp sinh học; hóa học; vật lý và cơ giới để 
phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. 
- Phòng chống cháy rừng
37 
IV. Kết luận 
 Việt Nam - ngay từ những ngày đầu dựng nước, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 
142/SL ngày 21/12/1949 quy định việc kiểm tra, kiểm soát, lập biên bản, xử lý các 
hành vi vi phạm Pháp lệnh bảo vệ rừng. Có thể nói đó là những “nguồn” đầu tiên của 
pháp luật quản lý - bảo vệ rừng. Kể từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - 
xã hội, sự xuất hiện với vai trò ngày càng tăng của các chính sách cho đầu tư phát triển 
rừng, của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý, bảo vệ rừng, sự tham gia 
vào các công ước quốc tế... cùng với những biện pháp chỉ đạo thực thi quyết liệt, cụ 
thể của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp chính quyền là 
biểu hiện rõ nét cho sự cấp bách đó. 
 Những nỗ lực của chúng ta mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể, độ che 
phủ của rừng những năm gần đây đã tăng (từ 24%/1981 lên 39,5%/2010) song chủ yếu 
là rừng trồng, rừng non. Rừng giàu, rừng nguyên sinh tiếp tục bị suy giảm, bị tàn phá. 
Nạn khai thác, buôn bán động thực vật hoang dã trái pháp luật vẫn diễn ra ngày càng 
trầm trọng. 
 Để có thể đạt được mục tiêu độ che phủ của rừng đạt khoảng 43% vào 2015và 
tiếp tục tăng những năm tiếp theo một cách bền vững. Cần có những khảo sát, nghiên 
cứu toàn diện, khoa học cho một chiến lược bảo vệ và phát triển rừng với sự góp sức 
của nhà khoa học, nhà quản lý; các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, thành phần kinh tế; 
những người trực tiếp làm công việc thừa hành pháp luật quản lý, bảo vệ rừng 
 Đồng thời, các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ, tuyên truyền và giáo dục 
cho cả cộng đồng về lợi ích, tầm quan trọng của rừng đối với nước ta nói riêng và thế 
giới nói chung. 
38 
Tài liệu tham khảo: 
1. Pham Minh Thảo, 2005. Rừng Việt Nam, nhà xuất bản Lao động. 
2. Luật gia Quách Dương, 2005. Tìm hiểu những qui định mới về bảo vệ rừng và 
phát triển rừng, nhà xuất bản Lao động. 
3. Trần Văn Côn, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng Quân, Chu 
Đình Quang, Lê Minh Tuyên, 2006. Chương Quản lý rừng bền vững, Cẩm 
nang ngành lâm nghiệp. Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Bộ 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 
4. Biên dịch Ngọc Thị Mến, 2004. Sách hướng dẫn Chứng chỉ nhóm FSC về quản 
lý rừng. Chương trình lâm nghiệp WWF, chương trình Việt Nam. 
5. Quyết định số 1828/QĐ-BNN-TCLN,11/08/2011, về việc công bố hiện trạng 
rừng năm 2010. 
6.  
7. 
e_gioi.html 
8. 
R%E1%BB%AANG-%E1%BB%9E-VI%E1%BB%86T-NAM 

File đính kèm:

  • pdfRung va tam quan trong cua rung- ĐH nông lâm TP HCM.pdf