Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm tiết thực hành ngoài trời

Hiện nay chúng ta đã thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy được 08 năm. Sách giáo khoa mới phân phối chương trình theo su hướng tăng cường kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, tăng tính độc lập tư duy sáng tạo kết hợp với hoạt động tập thể để phát hiện kiến thức mới.

 Tuy nhiên do điều kiện thời gian, đặc thù bộ môn, nên trong quá trình tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên chỉ được tập huấn về phương pháp chứ không được tập huấn về cách sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào cho hiệu quả.

 Vì vậy, đa số giáo viên chỉ biết cách sử dụng qua nghiên cứu trong sách hướng dẫn, như vậy có những kỹ năng sử dụng một số loại thước cấp về giáo viên chưa nắm vững. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả đo cũng như niền tin của học sinh đối với kiến thức đã học.

 Qua 03 năm giảng dạy lớp 9, khi gặp bài thực hành ngoài trời đo khoảng cách giữa 2 điểm trong đó có một điểm không tới được và đo chiều cao của một vật không chèo lên được. Tôi có gặp một số vướng mắc cũng như phát hiện một số kỹ năng xin được nêu ra để cùng nhau bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất chung trong quá trình dạy tiết thực hành.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm tiết thực hành ngoài trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hương pháp giảng dạy được 08 năm. Sách giáo khoa mới phân phối chương trình theo su hướng tăng cường kỹ năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, tăng tính độc lập tư duy sáng tạo kết hợp với hoạt động tập thể để phát hiện kiến thức mới.
	Tuy nhiên do điều kiện thời gian, đặc thù bộ môn, nên trong quá trình tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên chỉ được tập huấn về phương pháp chứ không được tập huấn về cách sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào cho hiệu quả.
	Vì vậy, đa số giáo viên chỉ biết cách sử dụng qua nghiên cứu trong sách hướng dẫn, như vậy có những kỹ năng sử dụng một số loại thước cấp về giáo viên chưa nắm vững. Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến kết quả đo cũng như niền tin của học sinh đối với kiến thức đã học.
	Qua 03 năm giảng dạy lớp 9, khi gặp bài thực hành ngoài trời đo khoảng cách giữa 2 điểm trong đó có một điểm không tới được và đo chiều cao của một vật không chèo lên được. Tôi có gặp một số vướng mắc cũng như phát hiện một số kỹ năng xin được nêu ra để cùng nhau bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất chung trong quá trình dạy tiết thực hành.
II. NỘI DUNG:
 1/ Một số vấn đề thường gặp trong tiết thực hành:
Trong những tiết thực hành, đa số chúng ta thường gặp một số vấn đề như: 
 	+ Học sinh thường mất trật tự:
 Nguyên nhân do giáo viên chưa hướng dẫn học sinh phân chia nhóm cũng như phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. Do đó một số em không biết làm cái gì, cứ vậy chạy chơi, quậy phá làm ảnh hưởng đến người khác.
	Để giải quyết tình trạng này giáo viên cần hướng dẫn các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, đồng thời đánh giá cao về điểm ý thức tổ chức kỷ luật trong thang điểm.
 + Học sinh không biết cách đo:
	Đây là nguyên nhân rất cơ bản và thường xuyên xảy ra.
 Lý do: Khi GV hướng dẫn thì thường các em không chú ý, hay một số em nhìn thấy dụng cụ đo cứ nghĩ là dễ chẳng có gì khó khăn mà phải chú ý, có đối tượng khác lại ỷ lại: Chút nữa hoạt động, tính điểm theo nhóm, đã có nhóm trưởng đo và tính, mình chẳng cần phải lo.
Trong những tiết thực hành ngoài trời, mục đích rõ ràng của phân phối chương trình là rèn kỹ năng tính toán để vận dụng trong thực tế, khả năng hoạt động tậïp thể. GV cần quan tâm và hướng dẫn những trường hợp chưa biết cách đo, kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên một đối tượng nào đó trong nhóm đo lại. Nếu không đo được thì điểm cả nhóm sẽ bằng 0. như vậy buộc các em phải chỉ nhau để cùng đo.
+ Học sinh không chuẩn bị đủ dụng cụ:
Mặc dù đã phân công cụ thể từng tổ cần phải mang những dụng cụ gì, tuy nhiên thường thì các em hay mang thiếu, điều này ảnh hưởng lớn đến công việc đo. Khi các nhóm mang thiếu, nếu giáo viên cho thực hành thì các em sẽ chạy mượn của nhóm khác, làm cho tiết dạy rất mất trật tự. Nếu không cho các em tham gia thực hành thì lại thiếu tính sư phạm.
Để giải quyết tình trạng này, giáo viên cần nhắc nhở các em chuẩn bị trước 1 tuần, sau đó kiểm tra và thu lại để trong phòng thiết bị, tới tiết thực hành chỉ việc mang ra, nếu chuẩn bị kỹ được như vậy sẽ giảm bớt căng thẳng giữa thầy – trò trước khi vào tiết thực hành. Vì thường thì nếu học sinh không chuẩn bị kỹ vật dụng, giáo viên thường la mắng hoặc đuổi không cho các em thực hành, điều này làm không khí tiết học rất căn thẳng.
+ Thời gian không đủ:
Trong một số tiết thực hành, vì dụng cụ đo không đủ. Cả trường chỉ có một cái thước đo, các nhóm không biết cách đo nên thường làm mất thời gian cho nhóm khác. Giáo viên cần phân chia rõ thời gian cho từng nhóm, nếu nhóm nào hết thời gian mà không đo kịp cũng phải dừng lại để cho nhóm khác đo. Có như vậy học sinh mới rèn tính tự giác kỷ luật cao, cố gắng để làm việc hoàn thành đúng thời gian, không làm ảnh hưởng đến người khác.
	+ Bảo quản thước đo không tốt:
	Mặc dù đã được nhắc nhở trước, tuy nhiên do cá tính các em thường hiếu động, nghịch phá. Nên các dụng cụ đo thường bị các em lấy đùa dỡn, ném lung tung hoặc sử dụng không cẩn thận. Các em chưa hiểu hết tầm quan trọng, cũng như giá cả của các dụng cụ thực hành, có những loại không bán trên thị trường. Nếu các em lỡ tay làm hư thì những năm khác đâu còn đồ dùng để sử dụng.
	Giáo viên cần quan sát và nhắc nhở các em kịp thời, nhất là những đối tượng thuộc lớp B, C, D, E.
	+ Copy kết quả của các nhóm khác:
	Tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra, các em học chung một lớp nên rất hiểu nhau, biết ai học giỏi, ai dở. Nên khi thực hành, một số nhóm sẽ không đo hoặc có đo thì cũng đo cho có, còn kết quả thì sẽ cử 1 thành viên trong nhóm chà trộn vào nhóm có em học giỏi nhất lớp để copy kết quả.
	Đây là hành vi gian dối và thường thì các em qua mặt giáo viên trót lọt, vì trong một nhóm thực hành rất đông, GV khó quan sát và nhớ kỹ mặt của từng người một. Để ngăn chặn tình trạng trên, giáo viên chỉ có cách tốt nhất là giao cho các nhóm tự theo dõi lẫn nhau, nếu nhóm nào có hành vi gian dối, chà trộn vào nhóm khác thì phải báo cáo ngay để kịp thời xử lý.
 2/ Các công việc cần chuẩn bị trước khi thực hành:
	Trong phân phối chương trình, bài thực hành được chia làm 2 tiết. Do đó phân chia thời gian của từng tiết như sau:
 2.1. Tiết 1:
 a. Ở trên lớp hướng dẫn: 30 phút
	a1. Xác định nhiệm vụ của tiết học:
- Chọn vị trí cần đo giới thiệu cho học sinh. Trong bài này tôi chọn đo chiều cao là cột cờ trong trường, đo khoảng cách giữa 2 điểm là khoảng cách giữa 2 bờ đường trong sân trường.
	a2.Nhắc nhở các công việc cần chuẩn bị:
	* Giáo viên:
	 + Dụng cụ đo: Eke đạc, giác kế, thước, thước dây
	 + Đo và tính trước theo lý thuyết, đo trực tiết 
 + Phiếu đánh giá
Nội dung đo
Ước lượng
bằng mắt
(1đ)
Ý thức
kỷ luật
(3đ)
Cách tính
(2đ)
Kết quả
(4đ)
Tổng
(10đ)
Ghi chú
Đo chiều cao
Đo khoảng cách
	 * Học sinh:
	 + Chia lớp làm 3 nhóm (do chỉ có 1 thước đo)
	 + Bầu nhóm trưởng, thư ký, phân công nhiệm vụ cụ thể từng TV
	 + Máy tính từ FX 220 trở lên, thước dây (mỗi nhóm 1 thước)
	 + Giấy để ghi kết quả từng phép đo
 a3. Hướng dẫn thực hiện:
	- GV hướng dẫn học sinh về kỹ năng sử dụng thước, cách đo
	- Hướng dẫn học sinh phân chia nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên trong nhóm sao cho hoạt động có hiệu quả.
- Kỹ năng quan sát vị trí đặt thước tuỳ theo địa hình đo
	- Trang bị kiến thức để tính toán
	- Chứng minh cách tính trên là đúng
	- Dự kiến các tình huống xảy ra khi đo
 b. Ra ngoài sân, nơi vị trí cần đo: 15 phút	
- Cho học sinh ra ngoài sân xác định các vị trí cần đo và quan sát vị trí ngắm, đặt thước.
- Ước lượng bằng mắt khoảng cách, chiều cao xem bao nhiêu mét bằng những kinh nghiệm của bản thân, sau này sẽ so sánh với kết quả để rèn kỹ năng phán đoán. 
- Nêu các tình huống xảy ra khi đo thực tế
- Cách giải quyết
 2.2. Tiết 2:
	b1. Học sinh ra ngoài trời thực hiện đo. (30 phút)
	 + Giáo viên phải phân chia thời gian cho từng tổ đều nhau.	 	Tổ 1: Đo chiều cao
	Tổ 2: Quan sát nhóm 1 làm, hoặc tìm vị trí để chút nữa đo khoảng cách giữa 2 điểm.
	Tổ 3: xác định vị trí, đo trước khoảng cách để chút nữa đo khoảng cách giữa 2 điểm.
	Cứ như vậy các tổ sẽ xoay vòng nhau để thực hiện phép đo. Mỗi tổ thực hiện 5 phút để đo 1 địa điểm. Tổng cộng hết 30 phút.
	b2. Giáo viên đo. (5 phút)
	Để chứng tỏ cho học sinh tin tưởng bằng phép đo khi dùng thước, giáo viên sẽ cùng 03 nhóm trưởng thực hiện phép đo trong vòng 5 phút cả 2 khoảng cách cần đo cho học sinh quan sát.
	b3. Đo thực tế. (5 phút)
	Sau khi giáo viên đo bằng phương pháp đã học. Cho học sinh hạ cột cờ xuống để đo trực tiếp, tiếp tục dùng thước dây đo trực tiếp khoảng cách giữa 2 bờ đường. Ghi kết quả lại.
	b4. Tập trung lớp (5 phút)
	- Nhận xét ý thức lớp học
	- So sánh các kết quả
	- Chỉ ra nguyên nhân
	- Rút kinh nghiệm
	- Hướng dẫn hs về nhà dùng cây và thước đo độ để đo thử.
Trên đây là các bước thực hiện cơ bản trong tiết thực hành ngoài trời, đo chiều cao của một vật và khoảng cách giữa hai điểm không tới được, môn hình 9. Thực hiện theo tình hình thực tế cơ sở vật chất của trường. 
III. Kết quả:
	Qua một số năm giảng dạy, khi gặp bài thực hành về ứng dụng tỉ số lượng giác để thực hành ngoài trời, đo chiều cao, khoảng cách giữa 2 điểm không tới được. Tôi đã thực hiện theo phương pháp trên và đạt được một số thành công nhất định. Học sinh thường hứng thú học tập các nhóm hoạt động có hiệu quả và kết quả đo tương đối chính xác.
IV. Kiến nghị:
	Trường cần đề nghị phòng giáo dục mở lớp tập huấn về cách sử dụng các loại thước, ĐDDH môn toán để giáo viên có thể sử dụng thành thạo các đồ dùng được cấp về.
	Mong các đ/c nhiệt tình đóng góp ý kiến xây dựng để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn.
	Vĩnh Hậu, ngày 30/10/2008
	Người thực hiện

File đính kèm:

  • docde tai tiet thuc hanh ngoai troi.doc