Đề tài Sâu bệnh hại cây công nghiệp

Trứng: hình bầu dục màu vàng,dài 0,9-1,1mm,rộng 0,5-0,6mm.

 _Sâu non: 30-50mm,màu hồng tươi hay hồng nhạt,có nhiều lông.

 _Nhộng: màu vàng sẫm hay hồng,dài 20-30mm,rộng 4-6mm.

 

ppt55 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sâu bệnh hại cây công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u lông, tuổi 5 có màu xanh ánh vàng, chùy mềm có cánh màu vàng, mầm cánh phủ hết đốt bụng thứ 4. * Tập quán sinh hoạt _ Hoạt động vào buổi sáng sớm, chiều tối, nhiệt độ từ 20,7-26,5độ C, ẩm độ 79-86%. _ Bọ xít tuổi 5 nở ra bám vào búp chè hút nhựa gây hại nặng Biện pháp phòng trừ -Chăm sóc chè tốt, xới xáo sạch cỏ dại, phát quan bụi rậm xung quanh nương chè. Cần phun thuốc trừ sâu khi sâu mới nở, như phun Bi-58. II- Bệnh hại chè 1/Bệnh phồng lá chè a/ Triệu chứng: Là 1 chấm nhỏ màu xanh hoặc xanh vàng lớn rộng thành hình tròn và lõm dần xuống(mặt trên lá), phồng lên(mặt dưới), bao phủ bởi 1 lớp mỏng mịn màu xám tro hoặc trắng hồng. Cuối cùng mô bệnh khô,rách nát hoặc thối ướt b/ Nguyên nhân gây bệnh:Là nấm Exobasidium vesans Massee c/ Đặc điểm pháu sinh bệnh Ẩm độ cao, nhiệt độ tương đối thấp( tb từ 16-230C, ẩm độ >85%, mưa nhỏ kéo dài, ánh sáng yếu, độ chiếu nắng <= 3h/ngày, trời âm u, sương mù…thuận lợi cho bệnh phát sinh sớm, phát triển mạnh, gây hại. d/ Biện pháp phòng trừ - Cần đốn đau,thu dọn đốt tàn dư cành lá bệnh. - Chăm sóc tốt, làm cỏ sạch. Không bón phân đạm quá muộn.Tăng cường bón phân kali vào vụ xuân - Trồng giống chè chống chịu - Điều chỉnh lứa hái búp - Phun thuốc phòng trừ C- Sâu bệnh hại bông I- Sâu hại bông 1/ Sâu loang vạch xanh Họ: Ngài đêm (Noctuidae) Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera) *Phân bố và kí chủ: *Đặc điểm hình thái: -Trưởng thành: dài 9-13 mm, sải cánh 20-26 mm.Từ gốc đến mé bên cánh trước có một vạch màu xanh lá cây hình tam giác. -Trứng: hình cầu đk 0,5 mm, cao 0.38 mm,xanh nhạt. -Sâu non dài 12-15 mm, đỏ nâu. -Nhộng: kén dày màu xám tro, góc nhọn, dài 7,5-9,5 mm. * Tập quán sinh hoạt _ Nhộng vũ hoá vào ban đêm, một con cái đẻ từ 65-450 quả, kéo dài từ 2-7 ngày, xu tính dương với ánh sáng yếu. _ Sống tb 10 ngày. Khi mới nở sâu non đục phần mềm _ Thời gian phát dục của nhộng từ 8 đến 23 ngày * Biện pháp phòng trừ _ Tiêu diệt các cây kí chủ. _ Dùng thuốc hóa học. _ Phun chế phẩm vi sinh trừ sâu. 2/ Sâu hồng Họ: Ngài mạch (Gelechinidae) Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera) a/Phân bố và kí sinh _ Kí chủ: 49 loại cây trồng thuộc 24 họ, chủ yếu là họ bông. b/ Đặc điểm hình thái - Bướm:dài 6,5 mm, sải cánh 12mm, màu nâu, ngực đen, cánh trước nhọn đen có 4 đai ngang màu nâu đậm. - Trứng gần giống hạt gạo, dài 0,4-0,6 mm, rộng 0,2-0,3 mm, màu hồng. - Sâu non: màu hồng nhạt, đẫy sức dài 11-14 mm, màu đỏ hồng. - Nhộng:bầu dục dài 6-9 mm, rộng 2,5mm, màu vàng nhạt. c/ Tập quán sinh hoạt d/Biện pháp phòng trừ _ Thu hoạch bông về đem phơi nắng, làm giàn cao 50cm. _ Xử lí hạt _ Xử lí tàn dư _ Dùng đền bẫy bắt bướm _Dùng giống chống sâu _Dùng thuốc hóa học: như sumicidin, Trebon II- Bệnh hại bông 1/ Bệnh xanh lùn a/ Triệu trứng Trên lá , gân lá thô nổi lên, mép lá cuốn cong xuống , màu xanh đậm, cây lùn, đốt thân ngắn, cành nhỏ, ngắn, cong queo, ngã rạp xuống đất. b/ Nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm phát sinh bệnh xanh lùn Do virut gây ra lan truyền chủ yếu là do côn trùng môi giới là rệp bông Aphis gossypii Glov. c/ Biện pháp phòng trừ _ Luân canh và trồng xen _ Vệ sinh thực vật, dọn thu tàn dư, diệt cỏ dại _ Xử lí hạt giống hoặc phun thuốc trừ rệp. _ Trồng giống bông kháng bệnh, khánh rệp. 2- Bệnh lở cổ rễ a/ Triệu trứng Chấm nhỏ, nâu đen ở cổ rễ/dưới gốc. Có thể ở hạt bông nảy mầm, cây non. Sau lớn rộng, bộ cổ rễ và gốc thân có màu nâu đen sẫm, thối tóp, teo thắt nhỏ lại, toàn bộ lá héo rũ xanh rồi cây con dần chết khô, gục đổ. b/ Nguyên nhân gây bệnh - Do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra c/Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh _ Phá hại chủ yếu cây non mới 4-5 lá thật, trên lá già cây lớn. _ Phát triển mạnh: mưa, ẩm, ít ánh sáng, 17-230. Còn phụ thuộc vào điều kiện đất đai và biện pháp canh tác. d/ Biện pháp phòng trừ _ Làm tốt vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, trước khi gieo. Lên luống cao. _ Dùng hạt giống mẫy, chất lượng tốt, tỉ lệ nảy mầm cao và xử lí hạt giống. _ Dùng chế phẩm sinh học trừ nấm. 3- Bệnh giác ban bông a/ Triệu trứng bệnh Triệu trứng khác nhau tùy bộ phận bị bệnh, đặc trưng là vết xanh, có dịch nhầy. b/Nguyên nhân gây bệnh: là vi khuẩn c/ Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh _ Phát triển mạnh: 25-280C, dưới 180C bệnh vẫn phát sinh rộ nếu gặp mưa bão, ẩm ướt ,lá động giọt nước… _ Bệnh nặng dần từ khi cây có nụ đến kết quả. d/ Biện pháp phòng trừ _ Trồng giống bông chống chịu bệnh _ Gieo hạt giống tốt _ Cần xử lí các hạt giống trước khi gieo _ Thu dọn hết tàn dư sau khi thu hoạch . _ Luân canh _ Dùng thuốc hóa học diệt vi khuẩn D - Sâu bệnh hại đậu tương I- Sâu hại đạu tương 1/ Dòi đục đậu tương(Họ: Dòi đục lá; Bộ: Hai cánh) a/Phân bố và kí chủ b/Triệu trứng và mức độ gây hại: những vết hoặc đoạn ngắn nhỏ màu trắng hơi xanh sau có hình tròn lớn, lá phồng lên màu trắng rồi biến thành màu nâu, rách nát và toàn bộ lá bi khô cháy c/ Hình thái _ Trưởng thành: _ Sâu non: Sâu lớn dài 3,2-4,6mm,rộng 0,8-1mm d/Tập quán sống và quy luật phát sinh gây hại: Hoạt động mạnh: ngày nắng ấm, ăn dịch lá cây Quy luật phát sinh gây hại: có liên quan chặt chẽ của nhiệt độ, độ ẩm, đất, lượng mưa độ lớn của lá e/ Biện pháp phòng trừ _ Luân canh _ Khu vực hoá cụ thể đối với đậu tương vụ đông và vụ xuân. _ Dùng thuốc lân hữu cơ Wofatox 50EC 2- Sâu đục quả đậu tương Họ: Ngài sáng (Pyralidae); Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera) a/Phân bố và kí chủ b/Triệu trứng và mức độ gây hại: Hạt đậu bị gặm khuyết hoặc rỗng hạt. Sâu non đục quả đậu, còn đục thân cây làm cho cây sinh trưởng ngừng trệ hoặc kéo khô. c/ Hình thái _ Trưởng thành: dài 10-12mm, sải cánh 20- 24mm, thân màu tro, mắt kép màu đen, cánh trước dài hẹp. _ Trứng: bầu dục, dài 0,49mm, rộng 0,37mm.Trứng mới đẻ có màu trắng. _ Sâu non đẫy sức dài 14mm, màu có màu đỏ tím, bụng màu xanh. Đầu và mảnh lưng ngực trước có màu nâu nhạt hay màu khác. Khi mới nở có màu vàng hoa trắng sau chuyển thành màu trắng – xanh. Sau khi dệt kén có màu vành xanh. Giữa mảnh lưng ngực trước có 1vân đen hình “^”, hai bên vân có một đốm đen. Gần mép sau có hai đốm đen. _ Nhông : dài 10mm, rộng 3mm, màu vàng nâu. Mầm cánh và râu dài tới mép đốt bụng thứ tư. Cuối bụng có 6 móc, hình bầu dục dài màu trắng. d/ Tập tinh hoạt động e/Biện pháp phòng trừ - Quy hoạch cụ thể vùng trong việc bố trí địa điểm, thời vụ gieo trồng. - Vùng trồng muồng cần thu hoạch xử lý kịp thời trước khi ra hoa. Sau thu hoạch cần nhanh chống sử dụng để ủ phân. - Cày bừa phơi ải đất kĩ hoặc ngâm nước 2-3 ngày. - Sử dụng các thuốc lân hữu cơ trừ sâu để hạn chế sâu phá hại II. Bệnh hại đậu tương 1/ Bệnh gỉ sắt (Phacopsora pachyrhizi Saw = Phacopsora sojae) a/ Triệu chứng gây bệnh Chấm nhỏ, vàng nhạt, trong mờ, đk 0,2-1mm, sau có màu nâu đỏ da cam ở mặt lá, vỏ quả. b/Nguyên nhân gây bệnh: là nấm gỉ sắt Phakopsora pachyrhizi c/ Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh d/ Biện pháp phòng trừ _Dùng giống kháng bệnh(DT-2000) _Luân canh đậu tương, bố trí thời vụ thích hợp. _Xử lí giống bằng thuốc Bayphidan hoặc Rovral. _Phun thuốc ruộng bằng các loại thuốc trừ gỉ sắt như Bayleton 50WP 0,5-1kg/ha,Baycor 1kg/ha. 2/ Bệnh sương mai (Peronospora manshurica Syd) a/Triệu chứng bệnh Bệnh hại trên lá, thân,quả. Những chấm nhỏ,màu xanh, vàng nhạt, xám dần chuyển sang màu nâu,làm lá vàng, khô, hạt lép. b/ Nguyên nhân gây bệnh: là nấm gây ra. Hình nấm c/ Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh Phát triển mạnh ở t0 20-25oC; từ tháng 3-5, gđ 4-5 lá kép đến ra hoa - quả thì bệnh càng tăng. d/ Biện pháp phòng trừ _Vệ sinh tàn dư sau thu hoạch. _Luân canh. _Xử lí hạt giống bằng thuốc như đồng oxiclorua 1%, Zinep 80WP 0,3%, Rhidomil 0,2%. Hình Thuốc E. SÂU BỆNH HẠI MÍA I. Sâu hại mía 1)Sâu đục thân mía a/Phân bố và kí chủ b/Triệu chứng và mức độ gây hại _ Thời kì cây con: sâu đục vào thân làm cho nõn héo,ảnh hưởng đến mật độ cây. _Thời kì có lóng: sâu đục làm đốt mía bị sâu làm cây dễ đỗ ngã. c/Hình thái  Sâu đục thân mía mình vàng  Sâu đục thân mía 4 vạch Nhộng :dài 12-15mm, màu nâu đỏ hoặc nâu tối  Sâu đục thân mía 5 vạch _Sâu non : dài 25-30mm, màu vàng trắng , trên lưng có 5 vạch màu tím nhạt. _ Nhộng :12-15mm, màu nâu vàng,mặt lưng cón thấy 5 vạch màu tím nhạt.  Sâu đục thân bướm trắng d/ Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh  Sâu đục thân mía mình vàng  Sâu đục thân mía bốn vạch  Sâu đục thân năm vạch Sâu đục thân bướm trắng e/ Biện pháp phòng trừ _Chặt sát gốc mía khi thu hoạch. _Vệ sinh đồng ruộng. _Kiểm tra chọn lọc kĩ các hom mía đem trồng. _Bóc lá mía trước khi ngài đục thân ra rộ. _Cần đảm bảo đủ lượng phân bón lót cho mía. _Trồng xen cây phân xanh họ đậu vào các ruộng mía. _Dùng thiên địch như ong kí sinh,kiến đỏ để phòng trừ sâu. _Cắt nõn héo kết hợp tưới/phun thốc hóa học khi cần thiết. 2)Bọ hung đen đục gốc mía (Allissonotum impressicola Azron) a/Phân bố và kí chủ  b/Triệu chứng và mức độ gây hại Gặm ăn rễ non và thân ngầm hoặc sát mặt đất, cây bị héo nõn hoặc héo khô toàn cây. c/Hình thái    d/ Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh _Xu tính ánh sáng yếu, bò nhiều ít bay. _Sâu non lột xác 2 lần, sống ở dưới đất. _Bọ gây hại nhiều nhất vào tháng 4-5 lúc mía ở gđ đẻ nhánh. _Mức độ gây hại liên quan với ngoại cảnh : thời tiết, thời vụ, hom giống, thiên địch. e/ Biện pháp phòng trừ _Biện pháp canh tác +Trồng đúng thời vụ. +Luân canh cây trồng. +Làm đất tưới nước hợp lý. _Dùng nhân lực để bắt và tiêu diệt. _Biện pháp hóa học. II. Bệnh hại mía 1)Bệnh thối đỏ ruột mía (Colletotrichum falcatum Went) a/Triệu chứng _Thối mầm mía, hom đẻ ít, cây bị chết khi còn non, dóng dễ gãy, giảm hàm lượng đường. _Trong thân là 1 vết bệnh màu đỏ huyết, về sau thối rữa làm thân rỗng có mùi rượu, vị chua nhạt. Vỏ thân lõm cómàu tía đỏ và hạt đen li ti, lá ngọn vàng héo có thể khô chết. b/ Nguyên nhân gây bệnh _Nguyên nhân do nấm Colletotrichum facatum c/ Biện pháp phòng trừ _Tuyển chọn các giống mía chống chịu bệnh để trồng _Làm tốt vệ sinh ruộng mía, thu đốt các thân, gốc, lá mía ở ruộng bệnh _Trước khi trồng phải loại bỏ các hom giống bị bệnh _Tăng cường biện pháp chăm sóc cho cây sinh trưởng mạnh, kết hợp phòng trừ sâu đục thân, bóc tỉa lá cho thông thoáng _Tranh thủ thu hoạch sớm, mía thu hoạch không xếp đống trên đất quá ẩm, động nước mưa. 

File đính kèm:

  • pptBao ve thuc vat.ppt
Bài giảng liên quan