Đề tài Sinh vật biến đổi gen (GMO)

MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU

1.1. Sinh vật chuyển gen (GMO) là gì 2

1.2. Lịch sử xuất hiện GMO 2

1.3. Các thuật ngữ và chú dẫn 3

1.4. Tổng quan tài liệu 3

2. NỘI DUNG CHÍNH

2.1. GMO được hình thành như thế nào? 4

2.2. Các phương pháp tạo GMO 5

2.3. Thành tựu về GMO 6

2.3.1. Thực vật biến đổi gene 6

2.3.2. Động vật biến đổi gene 8

2.3.3. Vi sinh vật biến đổi gene 8

2.4. Quan điểm trên thế giới về GMO 8

3. KẾT LUẬN

3.1. Lợi ích và cầm quan trọng của GMO 10

3.2. Tác hại của GMO 12

3.3. Hướng phát triển của GMO trong tương lai 14

pdf16 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sinh vật biến đổi gen (GMO), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
0% những người nghèo nhất trên thế giới là người nông dân ở các 
nước đang phát triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những người 
nông dân không có đất trồng, phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nông.Vì 
thế, tăng thu nhập cho người nông dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp 
vào quá trình xoá đói giảm nghèo trên thế giới, tác động trực tiếp đến 
70% người nghèo trên toàn thế giới. 
Tính đến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô biến đổi gene đã 
mang lại lợi nhuận cho hơn 12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, 
Trung Quốc, Nam Phi, Philippin và số người hưởng lợi sẽ cao hơn trong 
thập niên thứ hai này. Trong đó việc tập trung phát triển các giống gạo 
biến đổi gene có thể mang lại lợi nhuận cho khoảng 250 triệu hộ nông 
dân nghèo canh tác lúa ở châu Á. 
 Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi 
trường 
Hoạt động nông nghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn 
với môi trường. Sử dụng công nghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các 
tác hại đó. Trong thập niên đầu tiên ứng dụng công nghệ sinh học, 
công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm lượng lớn thuốc trừ sâu, giảm 
lượng xăng dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm 
lượng khí CO2 thải ra môi trường do cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm 
nhờ phương pháp canh tác không cần cày xới, giúp đất trồng hấp thu 
được một lượng lớn khí CO2 từ không khí. Tổng lượng thuốc trừ sâu cắt 
giảm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ước tính đạt 359 ngàn 
tấn thành phần kích hoạt (a.i.), tương ứng với 9% lượng thuốc trừ sâu 
cần sử dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với môi trường, tính theo 
chỉ số tác hại môi trường (EIQ). Trong năm 2007, công nghệ sinh học 
đã làm giảm 77.000 tấn thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp 
(tương đương với 18% lượng thuốc trừ sâu sử dụng), chỉ số EIQ giảm 
29% (Brooks và Barfoot, 2009). 
 Giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng khí 
gây hiệu ứng nhà kính (GHG) 
 12 
GMC có thể giúp giải quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: giảm 
thiểu các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động của thay 
đổi thời tiết. Thứ nhất, giảm lượng khí CO2, làm giảm lượng nhiên liệu 
hoá thạch, giảm lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Theo đánh giá, 
GMC đã làm giảm khoảng 1,1 tỷ kg khí CO2 thải ra từ các hoạt động 
nông nghiệp, tương đương với cắt giảm 500 ngàn xe ôtô lưu thông trên 
đường. Thứ hai, phương pháp canh tác không cần cày xới nhờ công 
nghệ sinh học làm giảm thêm 13,1 tỷ kg khí CO2, tương đương với giảm 
5,8 triệu xe ôtô lưu hành trên đường. Như vậy, trong năm 2007, tổng 
lượng khí CO2 mà công nghệ sinh học làm giảm trên toàn thế giới đạt 
mức 14,2 tỷ kg, tương đương với loại bỏ 6,3 triệu xe ôtô (Brooks và 
Barfoot, 2009). 
 Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học 
Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất nhiên liệu 
sinh học thế hệ thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra các giống cây chịu tác 
động của môi trường (khô hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt) 
hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ dại), nâng cao năng 
suất thu hoạch của cây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi chất 
của cây. Sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học cũng có thể tạo 
ra những enzyme đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của nguyên liệu sản 
xuất thành nhiên liệu sinh học. 
 Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế 
Khảo sát gần đây nhất về tác động của GMC trên toàn cầu từ năm 
1996 đến 2007 (Brooks và Barfoot, 2009) cho thấy lợi nhuận mà GMC 
mang lại cho riêng những người nông dân trồng chúng trong năm 2007 
đạt 10 tỷ USD (6 tỷ USD ở các nước đang phát triển, 4 tỷ USD ở các 
nước công nghiệp). Tổng lợi nhuận trong giai đoạn 1996 - 2007 đạt 44 
tỷ USD, từ các nước đang phát triển và nước công nghiệp. 
3.2. Tác hại của GMO 
 Đối với sức khỏe con người 
Bên cạnh những lợi ích cơ bản của GMO, theo nhiều nhà khoa học thế 
giới, thì loại thực phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lâu 
dài tới sức khỏe cộng đồng, như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng 
sinh, có thể tạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể... Đây là một 
trong những tranh luận chủ yếu và vấn đề chỉ được tháo gỡ khi chứng 
 13 
tỏ được rằng sản phẩm protein có được từ sự chuyển đổi gene không 
phải là chất gây dị ứng. 
Gene kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong 
ruột của người và động vật ăn thành phẩm biến đổi gene. Điều này có 
thể dẫn tới việc tạo ra các vi sinh vật gây bệnh có khả năng kháng 
thuốc. Việc chuyển đổi gene từ thực phẩm biến đổi gene vào tế bào cơ 
thể con người hay vào vi trùng trong đường ruột cơ thể người là mối 
quan tâm thực sự, nếu như sự chuyển đổi này tác động xấu tới sức 
khỏe con người. 
 Đối với đa dạng sinh học 
Nguy cơ GMC có thể phát tán những gene biến đổi sang họ hàng 
hoang dã của chúng, sang sâu bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng 
của chúng đối với đặc tính chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoặc làm 
tăng khả năng gây độc của GMC đối với những loài sinh vật có ích. 
Dưới sức ép của chọn lọc tự nhiên, côn trùng sẽ trở lên kháng 
các loại thuốc diệt côn trùng do cây trồng tạo ra và gây thiệt hại cho 
cây trồng. Giải pháp GMC không bền vững cho một số vấn đề như 
kháng sâu bệnh, vì các loại dịch hại này có thể tái xuất hiện do bản chất 
di truyền thích ứng với môi trường của chúng. 
Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các loại côn trùng 
hữu ích khác như ong, bướm, v.v... làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn 
tự nhiên, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nói chung. Việc trồng GMC 
đại trà, tương tự như việc phổ biến rộng rãi một số giống năng suất cao 
trên diện tích rộng lớn, sẽ làm mất đi bản chất đa dạng sinh học của 
vùng sinh thái, ảnh hưởng đến chu trình nitơ và hệ sinh thái của vi sinh 
vật đất. 
 Đối với môi trường 
Nguy cơ đầu tiên là việc GMC mang các yếu tố chọn lọc (chịu 
lạnh, hạn, mặn hay kháng sâu bệnh) phát triển tràn lan trong quần 
thể thực vật. Điều này làm mất cân bằng hệ sinh thái và làm giảm tính 
đa dạng sinh học của loài cây được chuyển gene. 
Nguy cơ thứ hai là việc GMC mang các gene kháng thuốc diệt cỏ 
có thể thụ phấn với các cây dại cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm 
lây lan gene kháng thuốc diệt cỏ trong quần thể thực vật. Việc gieo 
trồng GMC kháng sâu bệnh trên diện rộng, ví dụ, kháng sâu đục thân, 
 14 
có thể làm phát sinh các loại sâu đục thân mới kháng các loại GMC này. 
Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt đã cho phép phòng trừ hiệu quả 
sâu bệnh, nhưng sau 30 năm sử dụng, một số loại sâu bệnh đã trở nên 
nhờn thuốc ở một vài nơi. 
Nguy cơ cuối cùng là việc chuyển gene từ cây trồng vào các vi 
khuẩn trong đất. Tuy nhiên, khả năng xảy ra điều này là vô cùng nhỏ. 
Hiện nay, các chuyên gia công nghệ sinh học đang cố gắng giảm 
thiểu các rủi ro nêu trên và theo dõi cẩn thận các thử nghiệm GMC 
trong phòng thí nghiệm, cũng như ngoài đồng ruộng trước khi đưa ra 
thị trường thương mại. 
Nếu được thiết kế và sử dụng đúng phương pháp, thì có thể quản lý 
đựợc các nguy cơ của GMC đối với môi trường một cách hiệu quả. 
3.3. Hướng phát triển và các yêu cầu về GMO 
Mặc dù, công nghệ sinh học là công cụ hữu hiệu đã tạo ra các GMO 
để giải quyết các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội, đặc biệt là trong 
nông nghiệp và an ninh lương thực. Tuy nhiên, để tiếp nhận và triển 
khai một cách hiệu quả, bảo đảm an toàn về sức khoẻ, môi trường và 
xã hội trong khi tính an toàn của sản phẩm biến đổi gen còn chưa rõ 
ràng, thì việc quản lý chặt chẽ được xem là một giải pháp bắt buộc. Một 
GMO trước khi được thương mại hoặc sử dụng là thực phẩm hoặc thức 
ăn chăn nuôi cần phải được cấp phép với các điều kiện sau đây: 
 Đánh giá an toàn: 
Sản phẩm GMO phải an toàn đối với sức khỏe con người, động vật và 
đa dạng sinh học, môi trường; đánh giá an toàn cần dựa trên cơ sở 
khoa học và cần sử dụng các phương pháp đánh giá an toàn thích hợp 
nhất. 
 Dán nhãn 
Đây là một công cụ quan trọng nhất để bảo đảm quyền tự do lựa chọn 
sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Quy định về ghi nhãn phải nhất 
quán, chặt chẽ và rõ ràng. Ngưỡng quy định là cần thiết đối với sản 
phẩm và hàng hóa. Tuy nhiên, việc dán nhãn phải được lập kế hoạch có 
 15 
xem xét đến tính khả thi, trách nhiệm pháp lý, tính chặt chẽ và tiêu 
chuẩn hóa. 
 Truy nguyên nguồn gốc 
Xuất phát từ quyền lợi người tiêu dùng, việc dán nhãn là cần thiết, dù 
thành phần biến đổi gene không thể nhận thấy trong thành phẩm. Vì 
vậy, tất cả các nhà sản xuất, cung cấp và thương nhân phải thông báo 
cho người mua về sản phẩm, hàng hóa của họ liệu có chứa GMO hay 
không. Để làm được điều này, các đối tác phải thiết lập hệ thống lưu 
giữ và chia sẻ thông tin và tài liệu. Trách nhiệm của các đối tác là lưu 
giữ hồ sơ và có khả năng truy nguyên nguồn gốc. 
Để thực hiện được các yêu cầu trên đây, cần ban hành các quy 
định đầy đủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gene, mẫu vật 
di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gene. Mặc dù Nghị định thư 
Cartegena đã quy định khung về tránh nhiệm quản lý GMO, tuy nhiên 
các Quốc gia nên ban hành những quy định riêng, làm công cụ pháp lý 
hướng dẫn cụ thể các quy trình, thủ tục quản lý an toàn sinh học đối với 
GMO, mẫu vật di truyền và sản phẩm của chúng. Ngoài ra, một số văn 
bản hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành cũng cần sớm ban hành để quản 
lý một cách toàn diện. 
 Xây dựng hệ thống và các phương pháp phát hiện sản phẩm 
GMO; xây dựng phòng xét nghiệm phân tích nguy cơ tiềm tàng của loại 
sản phẩm này; 
 Xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ chế chia sẻ thông tin về GMO. Hệ 
thống truy nguyên nguồn gốc GMO; 
 Thanh tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, 
kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng GMO. Đặc biệt là biện 
pháp giám sát các sản phẩm biến đổi gene sau khi tung ra thị trường 
cần được tiếp tục theo dõi về độ an tòan của sản phẩm; 
 16 
 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của 
cộng đồng các cấp về thông tin và sự hiểu biết về GMO ./. 

File đính kèm:

  • pdfSinh vat bien doi gene - GMO - manhthang_mt.pdf
Bài giảng liên quan