Đề tài Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để dạy các qui luật di truyền trong chương trình sinh học lớp 9 THCS

 Hiện nay, với nhịp độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Nghị quyết đại hội lần thứ 4 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VII đã ghi rõ: " Đổi mới phương pháp dạy và học ở tát cả các cấp học, bậc học. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Và dạy học theo phương pháp tích cực tiếp tụ được quan tâm ở nghị quyết lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII.

 

doc17 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để dạy các qui luật di truyền trong chương trình sinh học lớp 9 THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 hiện 16 kiểu tổ hợp kiểu hình thì Bố Mẹ F1 phải cho bao nhiêu loại giao tử?
 HS: Bố Mẹ mỗi bên cho 4 loại giao tử (Vì 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử).
 GV: Để Bố Mẹ mỗi bên cho 4 loại giao tử thì kiểu gen của Bố Mẹ F1 phải như thế nào?
 HS: Bố Mẹ phải dị hợp hai cặp gen (AaBb).
 GV: F1 có kiểu gen AaBb qua giảm phân cho những loại giao tử nào và tỷ lệ mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu?
 HS: F1 qua giảm phân cho 4 loại gioa tử với tỷ lệ mỗi loại bằng nhau:
 Gt AB = Gt Ab = Gt aB = Gt ab.
 GV: Vì sao F1 có khả năng cho 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau?
 Gv: điều đó chứng tỏ gen qui định màu sắc hạt và hình dạng hạt ở đậu Hà Lan trong phép lai trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
 => Tính trạng tương ứng do gen quy định phân ly độc lập với nhau ( A a B b ).
 GV: F1có kiểu gen AaBb vậy kiểu gen của P được viết như thế nào?
 HS: P(tc) Hạt vàng trơn có kiểu gen AABB, Hạt xanh nhăn có kiểu gen aabb.
 Từ đây cho học sinh viết sơ đồ lai để kiểm chứng lại giả thuyết và nhận xét kết quả F2 của phép lai 2 chính là sự kết hợp 2 kết quả của hai phép lai 1 tích.
 * Kết luận vấn đề:
 - Khi lai giữa 2 cơ thể Bố Mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của các cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của các cặp tính trạng kia và ngược lại.
 - ở phép lai 2 tính trạng TLKG và TLKH của F2 là tỷ lệ phân tính chung của hai phép lai một cặp tính trạng.
 - P(tc) klhác nhau về hai cặp tính trạng tương phản F2 luôn có TLKH là 9:3:3:1.
 5. Qui luật di truyền liên kết:
 * Đặt vấn đề:
 Mở đầu giáo viên kiểm tra kiến thức đẫ học bằng bài toán:
 P(tc) Hạt vàng - trơn x Hạt xanh - nhăn
 F1 100% Hạt vàng - trơn
 Lai phân tích F1 với cây đậu Hạt xanh - nhăn. Hỏi FB có TLKG và TLKH như thế nào?
 Vận dụng kiến thức của định luật phân ly độc lập và lai phân tích Học sinh sẽ viết được sơ đồ lai từ P sang FB và FB có TLKH như sau:
 1vàng - trơn : 1vàng - nhăn : 1xanh - trơn : 1xanh - nhăn.
 Trên cơ sở đó giáo viên chuyển sang bài liên kết gen với bài toán nhận thức như sau:
 P(tc) Ruồi giấm mình xám - cánh dài x Ruồi giấm mình đen - cánh cụt
O
O
 F1 100% ruồi giấm mình xám - cánh dài (X - D).
 Lai phân tích: F1 mình xám - cánh dài x mình đen cánh cụt
 Hỏi FB có TLKG và TLKH như thế nào?
 * Giải quyết vấn đề:
 Lập luận tương tự bài trước. Học sinh xác định được FB có TLKG và TLKH như sau:
 FB TLKG : 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb.
 TLKH 1xám - dài : 1 xám - cụt : 1đen - dài : 1đen- cụt.
 GV: Trong thí nghiệm của Moocgan ở phép lai phân tích FB thu được 1 xám - dài : 1đen - cụt.
 Kết quả hoàn toàn khác với lời giải của học sinh.
 GV: Vậy vì sao có sự phân ly theo tỷ lệ 1 : 1 mà không phân ly theo tỷ lệ
1 : 1 : 1 :1.
O
 Để học sinh tự giải đáp giáo viên nêu câu hỏi gợi ý:
 GV: Ruồi 	đen cụt giảm phân cho mấy loại giao tử?
 HS: Cho 1 loại loại giao tử,vì ruồi cái đen cụt thuần chủng man tính trạng lặn.
 GV: FB 1xám - dài : + 1đen cụt = 2 tổ hợp. Vậy ruồi được F1 giảm phân cho mấy loại giao tử?
O
 HS: Ruồi đực F1 giảm phân cho 2 loại giao tử vì 2 loại tổ hợp = 2 giao tử ở 1 giao tử 
 GV: Vì sao trong thí nghiệm Moocgan Ruồi đực F1 chỉ cho 2 loại giao tử mà không cho 4 loại giao tử? Học sinh sẽ lúng túng không giải thích được.
 GV gợi ý: Liệu có thể giả thuyết rằng 2 gen tương ứng qui định 2 cặp tính trạng tương phản cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng không?
 HS: Có thể vì trên 1 nhiễm sắc thể có thể có nhiều gen. Như vậy kiểu gen của Bố Mẹ được viết như sau:
 P(tc) Ruồi giấm mình xám - cánh dài x Ruồi giấm mình đen cánh cụt.
 A A a a
 B B b b
 Hãy viết sơ đồ lai từ P sang FB.
 Sau khi học sinh viết xong sơ đồ lai. Học sinh đễ dàng kết luận về hiện tượng liên kết gen.
 * Kết luận vấn đề: 
 + Do số gen thường lớn hơn nhiều so với nhiễm sắc thể,do đó trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng sẽ chứa nhiều gen.
 + Các gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể phân ly cùng với nhau trong quá trình di truyền làm thành 1 nhóm gen liên kết.
 + Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng với số nhiễm sắc thể trong giao tử của loài đó.
 + Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
 + Các gen cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể phải liên kết hoàn toàn với nhau trong quá trình di truyền.
Phần III
kết quả thực nghiệm - kết luận
 I. kết quả thực nghiệm;
 Trong năm học vừa qua tôi đã áp dụng "Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để dạy học các qui luật di truyền" vào giảng dạy ở 3 lớp được nhà trương phân công đó là lớp 9a, 9b và lớp 9c. Tôi nhận thấy kết quả khả quan hơn nhiều so với năm học trước.
- Học sinh hứng thú học bộ môn, có tới 2/3 số lượng học sinh trong lớp phát biểu xây dựng bài. Bài toán nhận thức đưa ra trước khi vào bài mới được các em vận dụng kiến thức đã học để giải, không những thế bài giải của các em lập luận chặt chẽ. Từ đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vào bài mới của giáo viên.
 - Dùng phương pháp giải quyết vấn đề để dạy các qui luật di truyền đem lại hiệu quả cao hơn, có chất lượng hơn, bước đầu phát huy được kỹ năng độc lập giải quyết vấn đề. Kỹ năng suy luận phán đoán và kỹ năng vận dụng giải quyết bài tập của học sinh tốt hơn so với phương pháp giải thích minh hoạ.
 Kết quả đạt được như sau:
Năm học
Tỷ lệ Khá - giỏi
2007 - 2008
35,07%
2008 - 2009
45,6%
 Từ kết quả thực nghiệm trên, tôi thấy kết quả đạt được cao hơn năm học trước. Song tôi nhận thấy vẫn còn một số bất cập trong quá trình giảng dạy như sau:
 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế nên một số bài dạy trên tranh giáo viên còn phải tự vẽ nên mức độ chính xác chưa cao hoặc một số bài dạy trên máy chiếu chưa thực hiện được như bài: Nguyên phân, giảm phân...
 Thay đổi phương pháp dạy học là nhu cầu cấp bách trong đổi mới giáo dục. Dạy học giải quyết vấn đề có thể áp dụng ở tất cả các môn học nói chung và với môn sinh học nói riêng. việc áp dụng vào quá trình giảng dạy đòi hỏi một số điều kiện như: Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của giáo viên, phương pháp học tập của học sinh cần được cũng cố nhiều hơn, người giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn đặc biệt là phương tiện và trang thiết bị dạy học phải đầy đủ, cần phải thay đổi cách đánh giá học sinh, giáo viên...
 II. Kết luận:
 Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục ở bậc THCS, lầ cải tiến nội dung theo hướng " Tinh giảm vững chắc" cải tiến phương pháp theo hướng " Phát huy trí lực Học sinh trong quá trình học tập" phù hợp với xu thế phát triển của lý luận dạy học hiện đại.
 Do khả năng còn nhiều hạn chế do đó đề tài nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định. Mong bạn bè đồng nghiệp và quí thầy, cô góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cám ơn!
B – Thực nghiệm s phạm
1. Phơng pháp thực nghiệm
Chọn lớp thực nghiệm: Quá trình thực nghiệm đợc tiến hành ở lớp 9A5 và lớp 9P2 trờng THPTDL Lômnôxốp – Hà Nội, trong đó lớp 9A5 là lớp đối chứng còn lớp 9P2 là lớp thực nghiệm. Đây là hai lớp có sự đồng đều nhau về trình độ và các điều kiện khacsnhuw nội dung bài dạy, giáo viên giảng dạy, tiêu chí đánh giá, nhng khác ở chỗ bài giảng của lớp thực nghiệm đợc thiết kế theo hớng phơng pháp mà sáng kiến đề xuất, còn lớp đối chứng thì soạn bài giảng thông thờng.
Sau các bài thực nghiệm tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm và các bài tập di truyền.
Địa điểm: Trờng THPTDL Lômnôxốp – Hà Nội
Thời gian thực nghiệm đợc tiến hành từ tháng 9 – 2005 đến tháng 11 - 2005
2. Kết quả thực nghiệm
 a. Định tính
 So sánh giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng trong quá trình sử dụng phơng pháp “Sử dụng bài tập để tổ chức dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở “ thì tôi nhận thấy:
Giờ dạy ở lớp thực nghiệm sôi nổi hơn, học sinh hứng thú học và tiếp thu bài nhanh hơn, các em tích cực tham gia giờ học.
Khi kiểm tra bài cũ các em nhớ và hiểu bài có hệ thống hơn, có kỹ năng giải bài tập di truyền, nên hầu hết các em đã làm bài tập ở nhà và con chuẩn bị cho bài học mới
b. Định luợng
 Tôi đã tiến hành kiểm tra 2 lớp thực nghiệm và đối chứng bằng câu hỏi trắc nghiệm và bài tập di truyền kết quả thu đợc tôi trình bày bằng bảng dới đây:
Điểm số
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Số lợng
Tỉ lệ ( % )
Số lợng
Tỉ lệ ( % )
9 – 10
15
33,3
2
46,5
7 – 8
23
51,1
16
37,2
5 – 6
7
15,6
17
39,5
< 4
0
0
8
18,8
Tổng số
45
100
43
100
Phần III – kết luận và khuyến nghị
III.1. Kết luận
 Tôi đã tiến hành soạn giáo án và dạy theo phương pháp sử dụng bài tập để dạy học di truyền học lớp 9 và kết quả cho thấy các lớp tôi dạy theo hớng này học sinh đều tích cực, hào hứng tham gia vào giờ học. Các em hiểu bài ngay tại lớp, biết vận dụng những kiến thức đã có để tìm hiểu tiếp thu kiến thức mới, biết vận dụng những kiến thức của mình trong vui chơi, lao động và cuộc sống hàng ngày. Kết quả học tập của những lớp mà tôi dạy theo phơng pháp này cũng cao hơn hẳn những lớp đối chứng mà tôi cha áp dụng phơng pháp này
 Mặc dù còn hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu, số liệu thực nghiệm còn mỏng, nhng những kết quả sơ bộ của đợt thực nghiệm tại trờng THPTDL Lômnôxốp – Hà Nội đã chứng minh phơng pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đề xuất là một phơng pháp tốt góp phần giải quyết những tồn tại và nâng cao chất lợng dạy học di truyền học lớp 9 trung học cơ sở
III.2. Đề nghị
 Do trình độ và thời gian có hạn nội dung của sáng kiến kinh nghiệm mới chỉ đề cập đến sử dụng bài tập trong dạy học di truyền học lớp 9. Nếu hớng nghiên cứu này đợc tiếp tục tiến hành ở những nội dung khác của dạy học sinh học thì chắc chắn sẽ cho kết quả rộng hơn và nhất định mang lại hiệu quả cao. Đề nghị những nghiên cứu tiếp của bộ môn sinh học tiếp tục nghiên cứu hớng đề tài này
 Kết quả nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm cồn mỏng do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn

File đính kèm:

  • docsang kiªn kinh nghiem hanh.doc