Đề tài Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở bàu đồn

Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đòi hỏi phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức nhân văn, lịch sử dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Từ đó cho thấy giáo dục đạo đức là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người, đặc biệt là trong nhà trường, đối với học sinh ở lứa tuổi thiếu niên

doc18 trang | Chia sẻ: lalala | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở bàu đồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iáo dục đạo đức học sinh trong môn học nhất là môn giáo dục công dân vì môn này có vị trí quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về phẩm chất đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân, giúp các em có thái độ tích cực và thực hiện những hành vi phù hợp chuẩn mực đạo đức.
 3.2.3. Phát huy vai trò của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh:
Hoạt động đội là một hoạt động tập thể. Do đó, khi tổ chức hoạt động cho học sinh cần nắm được đặc điểm tâm lý của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng với nội dung phong phú và phù hợp. Mỗi chủ điểm nên đưa ra vài tấm gương tiêu biểu để các em học tập và noi theo. Ngoài ra đội phát động phong trào thi đua “Nói lời hay, làm việc tốt” trong toàn trường nhằm giáo dục cho các em có những hành vi, cử chỉ , lời nói đẹp, biết kính trọng lễ phép, hoà nhã, vui vẻ, đoàn kết với bạn bè, biết thương yêu giúp đỡ người khác, không nói tục chửi thề, không nói dối, rèn cho các em tính trung thực, dũng cảm Tổ chức các hoạt động ngoại khoá đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, các trò chơi dân gian nhằm thu hút học sinh đến với tập thể, đến những hoạt động bổ ích để giáo dục các em về lòng nhân ái, truyền thống đạo lý con người Việt Nam, qua đó giáo dục đạo đức cho học sinh.
 3.2.4. Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh:
Để việc giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả hơn cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình, cha mẹ học sinh phải thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin về việc học tập của học sinh cũng như để kịp thời phát hiện những thói quen, hành vi, thái độ chưa phù hợp để có biện pháp uốn nắn kịp thời. Chính vì thế Ban Đại diện cha mẹ học sinh là những người có tâm huyết, có trách nhiệm, có uy tín trong xã hội. Đồng thời nhà trường cung cấp cho CMHS những chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước để cùng thực hiện
Nhà trường tham mưu Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xây dựng kế hoạch liên tịch giữa nhà trường và các lực lượng xã hội. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động giáo dục đưa vào tiêu chí xây dựng bình chọn “Gia đình văn hoá, Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Phối hợp với địa phương xây dựng môi trường xã hội trong sạch lành mạnh, quanh trường không có tụ điểm vui chơi để giáo dục đạo đức học sinh, phải thường xuyên trao đổi thông tin, thông báo , tình hình học sinh trong địa bàn quản lý, tạo được sự hỗ trợ tích cực các lực lượng ngoài nhà trường thành quy trình khép kín trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
 3.2.5. Kiểm tra, đánh giá và xử lý:
 a) Quá trình kiểm tra:
Kiểm tra phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, qua nhiều nguồn thông tin từ bảo vệ trường, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, học sinh để nắm bắt thông tin một cách chính xác nhằm đánh giá đúng, kịp thời biểu dương khen thưởng khuyến khích các em phấn đấu vươn lên, kịp thời ngăn chặn, phê bình những sai trái, những vi phạm thúc đẩy sự tự giác thực hiện tốt nội quy.
 b) Quá trình đánh giá:
Hãy đánh giá đúng khả năng học tập, rèn luyện của học sinh. Không đánh giá một cách qua loa, bình quân trong việc đánh giá xếp loại học sinh. Trong quá trình đánh giá phải chú ý đến những học sinh cá biệt cần quan tâm, phải thường xuyên theo dõi động viên nhắc nhở và liên lạc chặt chẽ với gia đình để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Cần có những biện pháp cứng rắn kiên quyết nhưng chúng ta cũng phải gần gũi, lắng nghe tìm hiểu hoàn cảnh để giúp các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo cho các em niềm tin chỗ dựa tinh thần để các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt.
 c) Quá trình xử lý:
Phải tiến hành kịp thời chính xác, công bằng, đúng trình tự xử lý đúng người đúng tội. Trong quá trình xử lý chú ý lấy giáo dục là chính, tránh xử lý những sai trái và kỷ luật mà không dành thời gian để định hướng uốn nắn, sửa chữa, giúp các em tự 
giác thực hiện. Đồng thời phải giữ nghiêm kỷ luật, tạo dư luận đúng đắn trong và ngoài nhà trường để có sự đồng tình ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu. Nhưng cũng phải xử lý kỷ luật bằng những hình thức thích hợp như đuổi học một tuần hoặc cao hơn buộc thôi học, điều mà nhà trường không muốn nhưng là cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc kỷ cương nhà trường, của pháp luật đối với những học sinh vi phạm. Vậy việc xử lý học sinh vi phạm cần thực hiện đúng theo thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh.
Sau khi xử lý học sinh vi phạm cần phải có sổ theo dõi, có sự phối kết hợp với gia đình, địa phương xem các em đã sửa đổi đến mức độ nào, tạo mọi điều kiện để các em phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.
 3.3. Kết quả:
Qua tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
TT
Các biện pháp quản lý
Tính cần thiết
Tính khả thi
RCT
CT
KCT
RKT
KT
KKT
1
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh và cha mẹ học sinh
73,8%
26,2%
0%
37,5%
62,5%
0%
2
Nâng cao ý thức trách nhiệm của GVCN, GVBM trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
66,3%
33,7%
0%
55%
45%
0%
3
Phát huy vai trò của Đội TNTP HCM
62,5%
37,5%
0%
47,5%
52,5%
0%
4
Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
77,3%
22,3%
0%
51,3%
48,7%
0%
5
Kiểm tra, đánh giá và xử lý
70%
30%
0%
51,2%
45%
3,8%
C- KẾT LUẬN
1- Bài học kinh nghiệm:
Trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay, phẩm chất đạo đức luôn là tiêu chí không thể thiếu để đánh giá, xếp loại một cá nhân. Bác đã nói: “Có tài mà không đức là vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn, thống nhất từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, mỗi một chức năng có vai trò khác nhau nhưng nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật nghiêm với học sinh thì cũng phải xây dựng nội quy kỷ luật cao đối với CB-GV-NV, bởi vì sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của CB-GV-NV sẽ là tấm gương soi có tác dụng giáo dục rất lớn với học sinh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết, cần thiết hơn khi toàn Đảng toàn dân tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nó sẽ là nguồn lực to lớn thực hiện thành công trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó nhà trường có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử vô cùng to lớn mà xã hội đã giao cho, chúng ta phải phấn đấu hết sức mình để làm tròn trọng trách ấy.
2- Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THCS Bàu Đồn, chúng tôi đề xuất 5 giải pháp quản lý Giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và giảm tỉ lệ học sinh vi phạm đạo đức tránh bạo lực học đường của học sinh THCS trong những năm tới:
1) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh và cha mẹ học sinh
2) Nâng cao ý thức trách nhiệm của GVCN, GVBM trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
3) Phát huy vai trò của Đội TNTP HCM
4) Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
5) Kiểm tra, đánh giá và xử lý
Đề tài phổ biến rộng rãi trong trường THCS Bàu Đồn và các trường THCS trong huyện, tỉnh.
3- Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:
Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các giải pháp để thực hiện công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả
Bàu Đồn, ngày10 tháng 3 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN
 @ Hiệu trưởng 
- Họ và tên: Nguyễn Thị Nga 
- Ngày tháng năm sinh: 17/12/1966 - Trình độ/môn: ĐHSP Văn
- Đảng viên (Đoàn): Đảng - Số ĐTDĐ: 0937347482 
Nguyễn Thị Nga
 @ Phó hiệu trưởng
 - Họ và tên: Lê Thanh Dũng - Ngày tháng năm sinh: 26/10/1976 
- Trình độ/môn: ĐHSP Toán - Đảng viên (Đoàn): Đảng
- Số ĐTDĐ: 0977111006 
Lê Thanh Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, Nhà xuất bản giáo dục
3. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, 
 NXB Khoa học giáo dục, Hà Nội.
4. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
5. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.
6. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQG, Hà Nội.
7. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục,
 Trường CBQL-GD&ĐT, Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Thái Duy Tuyên (2004), Giáo dục học hiện đại (Những vấn đề cơ bản), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
A- MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
3
 2. Đối tượng nghiên cứu
4
 3. Phạm vi nghiên cứu
4
 4. Phương pháp nghiên cứu
4
B- NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
5
 2. Cơ sở thực tiễn
6 - 8
 3. Nội dung vấn đề
9 - 12
 3.1. Vấn đề đặt ra
9
 3.2. Một số giải pháp quản lý
9 - 12
 3.3. Kết quả
12
C- KẾT LUẬN
13
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Hội đồng Khoa học Trường THCS Bàu Đồn:
Nhận xét, đánh giá:
Xếp loại:
	TM . HĐKH TRƯỜNG
2. Hội đồng Khoa học Phòng Giáo dục - Đào tạo Gò Dầu:
Nhận xét, đánh giá:
..
Xếp loại:
TM . HĐKH HUYỆN
3. Hội đồng Khoa học Ngành Giáo dục - Đào tạo Tây Ninh:
Nhận xét, đánh giá:
..
Xếp loại:

File đính kèm:

  • docSKKN cap tinh QL-THCS Bau Don.doc