Đề tài Thực vật có độc

Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống loài ngừơi. Nó là nguồn thực phẩm giúp con người cài thiện bữa ăn, cung cấp chất sơ,vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thực vật không chỉ đóng vai trò là nguồn thực phẩm, mà người ta còn biết sử dụng chúng để chữa bệnh bằng các phương pháp dân gian. Tuy nhiên thiên nhiên không có gì là hoàn hảo bên cạnh những mặt có lợi thì cũng có mặt có hại. Khi ăn phải những thực vật chứa độc hay ăn quá nhiều thì sẽ gây độc cho cơ thể.

doc55 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực vật có độc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
dầu.
Nơi mọc: Mọc tự nhiên và được trồng nhiều nơi trông nước. ở Lào và nam Trung Quốc
Bộ phận độc và chất độc: Trong lá và hạt có chứa chất saponozit độc. Bã hạt sau khi ép dầu dùng là thuốc diệt chuột và trừ sâu. 
Triệu chứng gây độc: Sau khi ăn từ 30 phút – 1 giờ thấy tức ngực, đau đầu, đau bụng, nôn, ỉa chảy. Nếu bị nặng thì đại tiện ra máu, đau đớn toàn thân, khó thở, co giật, tê liệt rồi chết.
Giải đôc và điều trị: Nhanh chống rửa dạ dày, gây ỉa chảy, cho uống lòng trắng trứng hoặc nước đường, tiêm tĩnh mạch nhỏ giọt nước muối – glucaza. Nếu co giật thì dùng thuốc trấn tỉnh.
Hình 3.35. Trầu
3.36. XOAN
Tên khác: Cây xoan đâu, sầu đâu 
Tên khoa học: Media azedarach L., Meliaceae (họ Xoan)
Mô tả: Cây gỗ cao 7 – 10m. Lá kép hai lần hình lông chim lẻ, mọc so le. Lá chét dày 7 – 8cm, rộng 2 – 3cm, mép khía răng cưa không đều. Cụm hoa là một xim hai ngả ở kẻ lá, cánh hoa màu hồng nhạt ở phía trong, màu tím nhạt ở ngoài, 10 nhị dính liền nhau thành ống. Quả hạch gần hình cầu (hình trái xoan). Vỏ quả nhẵn, khi non màu xanh, khi chín màu vàng
Nơi mọc: Cây mọc hoang và trồng khắp nơi để lấy gỗ.
Bộ phận độc và chất độc: Toàn cây, đặc biệt vỏ thân, vỏ rễ và quả. Trong vỏ thân vỏ rễ chứa ancaloit gọi là margosin. Trong quả có ancaloit là azaridin.
Triệu chứng gây độc: Khi ăn 6 – 8 quả xoan bị đau đầu, non mửa, ỉa chảy, khó thở, tim đập mạnh, co giật. Ăn nhiều sẽ bị tê liệt, Nặng thì mất tri giác và chết. Ngộ độc do vỏ xoan thì thấy đau bụng, buồn nôn, váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, toàn thân yếu mệt, chân tay tê dại và có thể chết. 
Giải đôc và điều trị: Khi mới bị ngộ độc thì gây nôn, rửa dạ dày. Nếu cần thì gây ỉa chảy. Cho uống lòng trắng trứng, hồ bột hoặc than hoạt, Uống nước đường hoặc tiêm truyền huyết thanh ngọt, Nếy co giật thì dùng thuốc trấn tỉnh.
Hình 3.36. Xoan
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG PHÁP GIẢI ĐỘC
4.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CỨU KHI BỊ NGỘ ĐỘC CẤP TÍNH BỞI CÂY ĐỘC
4.1.1 Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể
4.1.1.1. Chất độc dính trên da hay niêm mạc.
Dùng nước sạch rửa nhiều lần. Nếu chất độc có tính acid (vd: acid formic của lá han) dùng nước kiềm loãng hoặc dung dịch Na2CO3 để rửa, Ngước lại, nếu chất độc có tính kiềm thì dùng nước acid loãng để rửa
4.1.1.2. Chất độc vào đường tiên hóa.
a. Gây nôn: 
- Dùng ngón tay hay lông gà sạch ngoáy vào họng hoặc vào phần cuối lưỡi.
- Uống nước muối đặc: pha 3 thìa café muối vào cốc nước, uống hết.
- Uống ipeca: có thể dùng siro ipeca với liều 30ml cho người lớn, 15ml cho trẻ em, hoặc uống bột ipeca pha trông nước ấm
- Tiêm dưới da apomocphin (người lớn 5mg, trẻ em 1mg).
Chú ý: Một số trường hợp sau đây không được gây nôn:
- Nan nhân đã hôn mê.
- Trường hợp ngộ độc stricnin, nạn nhân bị co giật liên tục
- Nạn nhân ở tình trạng suy tim.
- Nạn nhân đang mang thai.
b. Rửa dạ dày:
Việc rửa dạ dày cho nạn nhân được tiến hành như sau: 
- Chuẩn bị 10 lít nước sạch, đặt nạn nhân nằm đầu thấp hơn thân, mặt quay về một bên để nước khỏi lọt vào đường hô hấp.
- Dùng một ống cao su có đường kính 1cm, dài 1m5, đẩy vào sát lưỡi và bảo nạn nhân nuốt cho tới khi ngập 50cm ống cao su vào trong miệng (trẻ em 25cm). 
- Kiểm tra xem có đưa nhầm ống cao su vào đường hô hấp không bằng cách đặt đầu ống cao su bên ngoài vào một chậu nước, nếu không thấy sủi bọt khi nạn nhân thở là được.
- Bơm nước vào dạ dày mỗi lần 200 – 400ml rồi lại rút nước ra, làm như vậy 15 – 20 lần. Trước khi rút rút ống cao su ra, bơm vào một cốc dung dịch MgSO4 loãng để tẩy sạch dạ dày. Nước rử lần đầu cần giữ lại để xét nghiệm.
Ta có thể dùng nướ muối loãng hay dung dịch thuốc tím loãng thay cho nước sạch để rửa dạ dày. Nếu biết chắc nạn nhân bị ngô độc do cây có ancaloit, ta có thể dùng dung dịch tanin loãng (2 – 3%) để rửa.
c. Tẩy ruột (gây đi ngoài): khi chất đôc đã chuyể xuống ruột, cân phải dùng thuốc tẩy để tống chúng ra ngoài qua hậu môn. Thường người ta dùng 15 – 20g MgSO4, pha trong cốc nước ấm để uống. Sau 15 phút, uống thêm một cốc nước trắng để tăng thêm tác dụng tẩy.
Chú ý: tránh dùng thuốc tẩy dầu (dầu thầu dầu), vì nó có thể hòa tan chất độc và tạo điều kiện hấp thu chất độc dễ dàng qua niêm mạc ruột vào cơ thể.
d. Thụt rửa: dùng nước sinh lý hay nước xà phòng (khoảng 300 – 500ml) thụt vào hậu môn để tống hết chất độc ra khỏi đại tràng.
4.2. NGĂN CẢN SỰ HẤP THU CHẤT ĐỘC VÀ CƠ THỂ
4.2.1. Nước lòng trắng trứng gà.
Lấy lòng trắng của 6 quả trứng gà hòa đều vào một lít nước, cho nạn nhân uống dần từng cốc. Khi vào dạ dày và ruột chất lòng trắng trứng sẽ lôi kéo chất độc vào mình thành thể sợi không tan và cũng được đưa ra ngoài.
4.2.2. Than hoạt.
Dùng 20 – 30g than hoạt (hoặc 50 – 60g than củi tán nhỏ) hòa trong một cốc nước để uống. Khi gặp các chất độc, than hoạt sẽ hấp thụ và làm cho chất độc không xâm nhập qua niêm mạc ruột được nữa.
4.2.3. Nước tanin hoặc acid tanic.
Nếu không cò acid tanic nguyên chất ta dùng nước sắc của những cây có nhiều tanin như sim, ổi, bàng lăng cho nạn nhân nống. Đây là biện pháp có giá trị để, giải độc khi bị ngộ độc bởi các ancaloit.
4.2.4. Dung dịch iot-iodua.
Có thành phần như sau: 2g I, 5g KI, 250ml nước cất. Cho nạn nhân uống mỗi lần vài thìa café. Dùng để giải độc do ngộ độc ancaloit.
4.2.5. Dung dịch phối hợp.
Có thành phần như sau: hai phần than hoạt, một phần MgO, một phần acid tanic. Hòa trong một cốc nước, cho nạn nhâ uống. Dung dịch này giải độc tốt cho mọi trường hợp ngộ độc.
Ngoài ra, ngườ ta có thể cho nạn nhân uống thêm nước, truyền thêm dung dịch nước muối sinh lý để tăng lượng bài tiết, góp phần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.
4.3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CỨU ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHẤT ĐỘC CỤ THỂ.
4.3.1. Cây độc chứa ancaloit.
a. ngộ độc loại atropin: có ở nhiều cây trong họ Cà (Solanaceae) như cà độc dược, henladon
- Triệu chứng ngộ độc: nạn nhân thấy khát nước, nóng rát ở cổ, nuốt nước bọt khó khăn, da khô và đỏ, giãn đồng tử, gây hưng phấn, nói lảm nhảm, mạch nhanh, co giật, trung khu hô hấp bị tê liệt và chết.
- Cách cứu chữa: rửa dạ dày hoặc gây nôn, gây tẩy, cho uốn dung dịch lòng trắng trứng và than hoạt, cho uống nước đường hoặc tiêm truyền dung dịch glucoza. Tiêm tĩnh mạch pilocacpin 10mg, nửa giờ một lần đến khi hết cảm giác khô cổ thì thôi. Điều trị tại chỗ: nếu bị co giật thì cho thuốc trấn tĩnh như cloran hydrat, bacbital. Nếu hô hấp bị ứng chế thì có thể dùng thuốc gây hưng phấn hô hấp, đồng thời giữ ấm. Nếu cần, cho thở oxy hoặc làm hô hấp nhân tạo.
b. Ngộ độc do caonilin.
- Triệu chứng ngộ độc: khi ăn phải nạn nhân thấy nóng rát ở mồm, có cảm giác kim châm va kiến bó ở dần ngón tay, ngón chân, sau đó lan dần ra toàn thân, liệt cơ mặt, chẩy nước dãi, có thể nôn ọe khó thở, chóng mặt, nhiệt độ cơ thể hạ và có thể chết đột ngột.
- Cách cữu chữa: rửa dạ dày bằng dung dịch tanin 1 – 2% tùy tình hình nạn nhân mà có thể dùng thuốc gây nôn, cho uống than hoạt, tiêm truyền dung dịch nước muối hoặc nước đường.
- Điều trị tại chỗ: kịp thới dùng thuốc gây hưng phấn. Chú ý giữ ấm cho nạn nhân. Cho thở oxy hoặc làm hô hấp nhân tạo. Nếu tim đập chậm và yếu có thể tiêm thuốc trợ tim.
4.3.2. Cây độc chứa glucozit.
a. cây độc chứa glucozit sinh acid xyanhidric.
- Triệu chứng ngộ độc: chóng mặt, nhức đầu, nôn ọe, chảy nước bọt. Bị nặng nạn nhân co quắp, me man, sau 3 – 4h có thể chết.
- Cách cứu chữa: khi mới ngộ độc,có thể rửa dạ dày (bằng dung dịch thuốc tím 1‰, nước oxy già hoặc dung dịch NaHSO4 10%), sau đó cho uống nhiề nước đường hoặc truyền vào tỉnh mạch huyết thanh ngọt. Nếu bi nặng thì cho thở oxy hoặc tiêm tỉnh mạch 50ml dung dịch NaHSO4 25%.
Theo dân gian thì cho nạn nhân uống nước sắc cam thảo với đậu xanh hay uống nước đường với trứng gà hoặc cho uống nước ép ca rốt tươi để giải độc.
b. Cây độc chứa glycozit tác động lên tim
- Triệu chứng ngộ độc: đầu tiên thấy nhức đầu chóng mặt, nôn mửa dữ dội, đau bụng. Ngô độc bị nặng có thể trụy tim mach, không đo được huyết áp, chân tay lạnh ngắt, mặt tái nhợt, co giật, hôn mê và chết do ngừng tim
- Cách cứu chữa: nếu chất độc chưa được nôn ra thì có thể gây nôn rửa dạ dày. Cho nạn nhân uống dung dịch lòng trắng trứng, vitamin C, uống nhiều nước chè đặc, tiêm bắp atropin và tiêm tỉnh mạch dung dịch huyết thanh ngọt, giữ cơ thể ấm.
Điều trị tại chỗ: nếu nạn nhân bị co giật thì cho uống thuốc trấn tỉnh (uống cloran hydrat 2g hoặc tiêm bắp thịt Natri phenobacbital), trụy tim mạch thì cho uống thuốc gây hưng phấn, tiêm thuốc trợ tim mạch.
c. Cây đôc có chất saponin.
- Triệu chứng ngộ độc: gây kích ứng mạnh đối với niêm mạc. Khi ăn nhiều nạn nhân đau mồm, lưỡi, họng, chảy nước bọt, nôn ọe , đau bụng dữ dôi. Nặng cơ thể co quắp, hôn mê, cuối cùng chết.
- Cách cứa chữa: phải rửa dạ dày ngay khi phát hiện bị ngộ độc. tiếp đó cho uống dung dịch lòng trắng trứng hoặc dung dịch tinh bột và than hoạt. Cho uống thêm nước đường vả tiêm truyền huyết thanh.
Điều trị tại chổ, nếu co giật thì bơm vào ruột dung dịch cloran hydrat hoặc tiêm bắp phenobacbital
4.3.3. Ngộ đôc bởi các protein thực vật độc 
Protein thực vật độc thường có trong hạt một số loại cây cỏ ví dụ rixin trong hạt thầu dầu, crotin trong hạt ba đậu
- Triệu chứng ngộ độc: khi ăn phải có biểu hiện nôn ọe, đau bụng, ỉa chảy, khó thở, da tím tái, hệ thống tuần hoàn suy kiệt và đái ít. Cuối cùng có hiện tượng tan máu, đái ra máu và chết do ngừng hô hấp
- Cách cứu chữa: gây nôn và rửa dạ dày cho nạn nhân bằng dung dịch tanin hoặc thuốc tiêm loãng. Sau đó gây ỉa chảy và tiêm truyền huyết thanh mặn hoặc ngọt. Nếu có hiện tượng tan máu và khó thở thỉ phải cho thở oxy, truyền máu làm hô hấp nhân tạo.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình sưu tập tài liệu và tìm hiểu các loại thực vật có độc chúng em đã hiểu và nắm được các vấn để sau:
- Các loại thực vật độc
- Các chất độc trong thực vật
- Các bộ phận chứa chất độc trong thực vật
- Các triêu chứng nhiểm độc
- Các cách điều trị
5.2. KIẾN NGHỊ 
Vì số lượng tài liệu có hạn, các loại thực vật độc rất phong phú nên nhóm tôi chỉ trình bày được một vài loại quen thuôc và tiêu biểu. Mong ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn.

File đính kèm:

  • docTHUC VAT CO DOC.doc
Bài giảng liên quan