Đề tài Tình huống và phương án giải quyết tình huống trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã, tỉnh Bến Tre

Đảng ta từng khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách

mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt

trong công tác xây dựng Đảng. (Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII).

Những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta đã có những đóng

góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Trung

ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: “Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước

trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện,

nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được

nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới là thành quả của toàn Đảng, toàn

dân, toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên”.

pdf138 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tình huống và phương án giải quyết tình huống trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp xã, tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
không kịp 
thời báo cáo về số tiền cán bộ cấp phát trừ nợ của dân 
Chủ tịch UBND xã P họp 19 hộ dân và 03 hộ dân đốn dừa để nhận sai sót 
của cán bộ xã, hoàn trả lại số tiền mà cán bộ đã khấu trừ nợ của dân. Đồng thời, 
phân tích sai sót của 19 hộ dân nói trên. Động viên họ nên thực hiện đầy đủ nhĩa vụ 
công dân như mọi người dân ở địa phương, phê phán thái độ tiêu cực của 3 hộ đốn 
dừa (có lẽ họ chỉ đốn những cây dừa không còn giá trị để làm reo mà thôi). 
Chủ tịch UBND xã tổ chức cuộc họp, trong đó có đủ thành phần tham dự 
liên quan đến việc thực hiện khâu cấp phát tiền hỗ trợ cho dân, nghiêm khắc phê 
bình và rà soát lại quy trình xem ngoài sự sai sót của cán bộ cấp phát, người cùng 
tham gia đi cấp phát tại sao có sự đồng tình, về không báo cáo lại,Đồng thời, 
nhắc nhở mọi người: Là cán bộ của dân, trước sự việc trên nên tự rút kinh nghiệm 
và phải chú ý thực hiện tốt câu khẩu hiệu 3 không, 3 nên, 3 cần mà người cán bộ 
của dân cùng nắm. 
Chủ tịch UBND xã chỉ đạo thông tin hướng xử lý trên ra dân thật rõ ràng, cụ 
thể và chính xác. Trong đó, cán bộ cấp phát tiền phải thành khẩn, trung thực nhận 
sai sót với chính quyền địa phương sẽ không bố trí những đồng chí như vậy thực 
hiện nhiệm vụ tiếp tục 
4. Khắc phục hậu quả 
Chủ tịch UBND xã chỉ đạo Trưởng ấp xem xét những hộ nào thực sự quá 
khó khăn, họp dân để bình xét giảm hoặc xóa nợ cho họ. 
Sự việc trên không đơn thuần chỉ lan ra trong nội bộ dân của xã, mà nó đã 
vươn xa hơn về mức độ sai phạm của cán bộ cấp phát tiền, đi ngược lại chủ trương 
chính sách hỗ trợ cho người trồng dừa của HĐND tỉnh Bến Tre, sự việc trên khi xử 
lý từ cơ sở, lãnh đạo địa phương phải kịp thời báo cáo về trên để nắm. 
 5. Tổ chức rút kinh nghiệm 
Chủ tịch UBND xã khuyến cáo mọi khoản kinh phí của nhà nước hỗ trợ, cấp 
phát cho dân đều phải được chi đủ, chi đúng mục đích, đúng địa chỉ, muốn làm 
khác phải xin ý kiến cấp trên. 
 135 
Việc không công khai mức hỗ trợ cho người dân là sai sót của cán bộ trực 
tiếp chi trả do quá nôn nóng, thiếu lời giải thích cho dân, vi phạm quyền dân chủ 
trong nhân dân, lãnh đạo địa phương cần rút kinh nghiệm trong khâu lãnh đạo như: 
* Chọn người để phân công cho đúng. 
* Trong quá trình thực hiện hoặc thực hiện xong phải biết cách lắng nghe ý 
kiến từ trong dân (dư luận). 
* Lãnh đạo địa phương cần kiểm tra, rà soát trong các khâu thực hiện của cán 
bộ cấp phát tiền, vì đây là vấn đề khá nhạy cảm liên quan đến lợi ích vật chất. 
Tránh những trường hợp cán bộ có hành động, lời nói, cử chỉ thô lỗ, hoạnh họe, 
xúc phạm đến người dân. Vì trong bối cảnh cấp phát tiền ở trên hỗ trợ, người dân là 
người được nhận tiền, cán bộ cấp phát là người trao tiền. Là hình ảnh công bộc của 
dân phục vụ người chủ của mình là nhân dân. Vì vậy, cán bộ cấp phát tiền phải tôn 
trọng, lắng nghe và giải thích cho nhân dân. Đó là một trong những hình thức tôn 
trọng dân mà bất kỳ người cán bộ nào cũng phải biết trang bị cho mình. 
***** 
Tình huống 6 
 1. Mô tả tình huống 
Ngày 15 tháng 01 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 81/QĐ-
TTg về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên Đán (Kỷ Sửu) năm 
2009 với mức hỗ trợ cho các hộ nghèo là 200.000đ/người, mỗi gia đình không vượt 
quá 1.000.000 đ/01 hộ nghèo. 
Sau khi có quyết định của Chính phủ, ngày 15 tháng 01 năm 2009, Bộ Tài 
chính có văn bản gửi các địa phương thực hiện Quyết định số 81 của Thủ tướng 
Chính phủ. Thực hiện theo chủ trương chung, tại huyện Y chỉ đạo công tác hỗ trợ 
người nghèo nhân dịp Tết Nguyên Đán phải hoàn thành đến ngày 28 tháng 12 năm 
2008 (âl), do đó các xã trong huyện phải nhanh chóng triển khai, thực hiện đúng 
tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. 
Tại xã T, huyện Y, lãnh đạo xã phân công việc cấp tiền do các Trưởng ấp kết 
hợp Ban công tác Mặt trận khu dân cư thực hiện. Xã T có 13 ấp, trong đó có ấp 6, 
ấp 9 và ấp 12 có số hộ nghèo chiếm 50% và được cấp phát tiền hỗ trợ vào ngày 22 
tháng 12 năm 2008 (âl). 
 136 
Đến ngày 05 tháng 2 năm 2009 tức ngày 11 tháng giêng năm Kỷ sửu. Trong 
buổi tiếp dân theo định kỳ, Chủ tịch UBND xã T nhận được đơn thưa của nhân dân 
03 ấp (ấp 6,9,12) cùng nội dung phản ánh việc các hộ nghèo nhận tiền Tết chỉ có 
100.000 đ/người. Trong đơn, dân kiến nghị lãnh đạo địa phương cần làm rõ từng cá 
nhân sai phạm và phải xử lý nghiêm những hành vi chiếm dụng tiền Tết của người 
nghèo. 
Trước tình huống trên, là Chủ tịch UBND xã P đồng chí xử lý thế nào? 
2. Phân tích tình hình 
 Đây là một sự việc có dấu hiệu sai phạm rất nghiêm trọng, về tính chất cũng 
như phạm vi ảnh hưởng, Chủ tich UBND xã T phải báo cáo lại với Thường trực 
Đảng ủy xã để xin ý kiến của tập thể trong Thường trực Đảng ủy. 
 Cần xác minh lại khiếu nại của nhân dân 3 ấp (6,9,12) ngay. Đồng thời, mở 
rộng xác minh đến các ấp còn lại trong xã. 
 Nếu đúng như dân 3 ấp trên phản ánh, vụ việc trên có đủ yếu tố pháp lý để 
khởi tố vụ án tham nhũng. 
 * Cơ sở pháp lý 
 Theo Điều 280 của Bộ Luật Hình sự về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn 
chiếm đoạt tài sản người khác. 
 Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 về việc hỗ trợ kinh 
phí cho hộ nghèo. Khoản 1, Điều 1 
Nghị định số 136/2006/NĐ-CP, ngày 14 tháng 11 năm 2006 Quy định chi 
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. 
* Nguyên nhân và hậu quả 
- Nguyên nhân 
 Trưởng ấp 6, 9, 12 và Ban công tác Mặt trận khu dân cư đã tham lam, xà 
xẻo, ăn chặn của dân . 
 Đây là việc làm sai trái, trong đó có sự toa rập, câu kết nhau, cố ý làm sai 
với chủ trương của Nhà nước. 
Lãnh đạo địa phương tắc trách trong khâu đánh giá, lựa chọn, bố trí sử dụng 
cán bộ. Khâu quản lý trong quá trình thực hiện của cán bộ cấp dưới chưa đến nơi, 
thiếu những kỹ năng mà người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có, đó là kỹ năng thu 
 137 
thập thông tin, kỹ năng lắng nghechưa thực hiện tốt khâu gần dân, hiểu dân, nắm 
được tâm tư của nhân dân. Nhất là dân nghèo trong dịp Tết Nguyên Đán. 
- Hậu quả 
Một số hộ dân không được hưởng tiền trợ cấp như mong đợi, ảnh hưởng đến 
việc vui xuân, trái với mục đích, ý nghĩa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với 
Quyết định số 81/QĐ-TTg về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo nhân dịp Tết 
Nguyên Đán (Kỷ Sửu) năm 2009. 
Làm mất lòng tin trong dân đối với chính quyền địa phương, tạo sự hoài nghi 
về cách làm của cán bộ không chỉ là một số Trưởng ấp và cán bộ trong Ban công 
tác Mặt trận ở khu dân cư. 
Lãnh đạo cấp trên sẽ đánh giá về năng lực cán bộ, nguồn cán bộ của xã Y với 
một vài cá nhân sai phạm và mức độ, nguyên nhân không bình thường. 
3. Giải quyết tình huống 
Sau khi báo cáo với Thường vụ Đảng ủy xã, Chủ tịch UBND xã T nên đề 
xuất đưa vụ việc ra báo cáo với Ban Thường vụ. Được Ban Thường vụ phân công 
trực tiếp làm rõ và giải quyết vụ việc trên, Chủ tịch UBND xã thực hiện các bước: 
 - Mời các đồng chí được phân công cấp tiền cho dân 3 ấp 6, 9 và 12 đến làm 
việc, yêu cầu các đồng chí giải trình về khiếu nại của dân 3 ấp nói trên (thực hiện 
theo Điều 9, Mục 2 của Nghị định 136/2006/NĐ-CP). 
- Nếu các đồng chí tự nhận đã chặn bớt tiền trợ cấp đúng như dân đã phản 
ánh thì khỏi phải lập đoàn đi thẩm tra xác minh. Nếu không tự nhận và còn những 
tình tiết chưa rõ thì xã cần quyết định thành lập đoàn cán bộ của xã, có thể do đồng 
chí Chủ tịch xã làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra xác minh làm rõ. 
(Nếu các đối tương đã tự nhận hay sau khi thẩm tra, xác minh đã xác định 
được đối tượng tham ô, số tiền tham ô, Chủ tịch UBND xã cũng phải báo cáo lại 
với TTĐU và đưa ra Ban thường vụ để thống nhất phương án xử lý. Nếu thấy vụ 
việc còn nhiều phức tạp Ban thường vụ ĐU xã cũng có thể báo cáo và xin ý kiến 
phương án xử lý của TTHU- UBND huyện Y trước khi lập đoàn thẩm tra). 
Sau khi có kết luận của đoàn thẩm tra, Chủ tịch UBND xã T cho tiến hành 
các thủ tục thu hồi lại tiền đã tham ô, các thủ tục kiểm điểm xử lý về mặt Đảng, 
chính quyền, đoàn thể với các đối tượng sai phạm, đảm bảo khách quan, nghiêm 
minh và công khai. 
 138 
Dù đủ yếu tố khởi tố vụ án (theo Điều 280 về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn 
chiếm đoạt tài sản của Bộ Luật Hình sự) nhưng để chặt chẽ, Chủ tich UBND xã 
nên đề xuất với Ban Thường vụ ĐU xã báo cáo kết quả thẩm tra, kết quả kiểm điểm 
các đối tượng sai phạm và xin ý kiến chỉ đạo xử lý của TTHU- UBND huyện Y. 
4. Khắc phục hậu quả 
 Chủ tịch UBND xã họp dân các ấp 6,9,12 để thông báo lại kết quả thẩm tra 
xác minh, hướng xử lý các đối tượng sai phạm. Đồng thời, nhận khuyết điểm và xin 
lỗi dân. 
 Hoàn tiền lại cho dân, nếu chưa thu hồi đủ hứa sẽ hoàn lại trong thời gian 
sớm nhất. 
 Thực hiện công khai vụ vi phạm, theo Điều 18, Mục 2 trong Nghị định 
136/2006/NĐ- CP. 
 Có kế hoạch khảo sát, kiểm tra nắm tình hình cấp phát tiền cho dân trong dịp 
nêu trên tại các ấp còn lại trong xã. Nếu có dấu hiệu sai phạm phải tiếp tục làm rõ. 
 Chủ tịch UBND xã chỉ đạo hoàn thành báo cáo toàn bộ vụ việc đã xử lý, 
phương án giải quyết đến TV ĐU, TT huyện ủy và UBND huyện. 
5. Tổ chức rút kinh nghiệm 
 Ban Thường vụ ĐU nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ việc sai phạm trên, phân 
tích nguyên nhân sơ hở dẫn đến sai phạm, quy rõ trách nhiệm, cần thiết có thể xử lý 
kỷ luật cán bộ chỉ đạo có khuyết điểm, sai phạm do thiếu quản lý cán bộ, nhân viên 
dưới quyền làm sai. 
 Trong việc phân công giao việc cho cán bộ (nhất là những công việc liên 
quan đến lợi ích vật chất) cần phải chú ý đến việc quản lý, kiểm tra, rà soát quá 
trình thực hiện của cán bộ cấp dưới. Phải nắm dân nhất là những dư luận liên quan 
đến mọi hoạt động liên quan đến mối quan hệ giữa Đảng với dân, giữa chính quyền 
địa phương với dân (những thông tin đúng-sai, tốt-xấu, khen-chê,) để kịp thời 
chấn chỉnh, giải quyết những sai phạm (nếu có) nhằm thỏa mãn tâm tư, nguyện 
vọng của nhân dân. Điều này có được khi người cán bộ lãnh đạo phải có tâm, có 
tầm, hết lòng vì dân, có phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo./. 

File đính kèm:

  • pdfGQ tinh_huong CT ở xã- Tr CT Bến Tre.pdf