Đề tài Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS trương gia mô và trường THCS Vĩnh Châu thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

Việc nghiên cứu chăm lo sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết, đồng thời phát triển các tố chất thể lực nâng cao thành tích trong tập luyện cho học sinh là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự nổ lực tập luyện của người học cũng từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất. Nhìn vào chương trình luyện tập nhảy xa “kiểu ngồi” khối 8, sự đam mê luyện tập của học sinh đã kích thích chúng tôi tìm tòi những biện pháp luyện tập nhằm phát triển sức nhanh tăng thêm sức mạnh của chân, sự phối hợp khéo léo trong chạy đà giậm nhảy, trên không, tiếp đất của môn nhảy xa.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS trương gia mô và trường THCS Vĩnh Châu thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ QUANG PHONG NGUYỄN THÀNH TÂM ỨÙNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CỦA NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG GIA MÔ VÀ TRƯỜNG THCS VĨNH CHÂU THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG 	 Người hướng dẫn khoa học: 	 TS. Nguyễn Quang Vinh - Lý do chọn đề tài 	Việc nghiên cứu chăm lo sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết, đồng thời phát triển các tố chất thể lực nâng cao thành tích trong tập luyện cho học sinh là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự nổ lực tập luyện của người học cũng từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất. Nhìn vào chương trình luyện tập nhảy xa “kiểu ngồi” khối 8, sự đam mê luyện tập của học sinh đã kích thích chúng tôi tìm tòi những biện pháp luyện tập nhằm phát triển sức nhanh tăng thêm sức mạnh của chân, sự phối hợp khéo léo trong chạy đà giậm nhảy, trên không, tiếp đất của môn nhảy xa. 	 Để tìm hiểu nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy xa của học sinh, chúng tôi muốn góp một phần nhỏ công sức của mình trong việc tạo ra những cơ sở khoa học cho công tác giáo dục thể chất trong trường học. Và để nâng cao thành tích nhảy xa của học sinh trường THCS Trương Gia Mô và Trường THCS Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Từ những mong muốn trên chúng tôi chọn đề tài: 	“Ứùng dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS Trương Gia Mô và trường THCS Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang”. 	Mục đích nghiên cứu nhằm lựa chọn và ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS Trương Gia Mô, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh, qua đó tuyển chọn đội tuyển nhảy xa tham gia Hội khỏe Phù Đổng. 	Để hoàn thành mục đích nghiên cứu chúng tôi giải quyết những mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS Trương Gia Mô, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 	Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS Trương Gia Mô, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 	1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT. 	1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢNG DẠY NHẢY XA “KIỂU NGỒI” CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 	1.3 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 	1.4 KHÁI QUÁT CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG THCS HIỆN NAY. 	1.5 CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA TRƯỜNG THCS TRƯƠNG GIA MÔ 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 	2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 	2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 	2.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 	2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 	2.1.5. Phương pháp thống kê toán 2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 	* Khách thể nghiên cứu: 50 nam học sinh lớp 8 trường THCS Trường Gia Mô – Châu Đốc – An Giang và 50 nam học sinh lớp 8 trường THCS Vĩnh Châu được chia làm 2 nhóm: 	- Nhóm đối chứng: 50 nam học sinh lớp 8 trường THCS Vĩnh Châu được tập theo chương trình chính khóa tại trường. 	 - Nhóm thực nghiệm: 50 nam học sinh lớp 8 trường THCS Trường Gia Mô – Châu Đốc – An Giang được tập luyện theo chương trình thực nghiệm 3.1. LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CỦA NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRƯƠNG GIA MÔ – THỊ XÃ CHÂU ĐỐC - TỈNHAN GIANG 	3.1.1. LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CỦA NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG GIA MÔ, THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG. 	Để lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS Trương Gia Mô, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang chúng tôi tiến hành theo 2 bước sau: 	Bước 1: Tổng hợp các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của các tác giả trong và ngoài nước. Bước 2: Phỏng vấn các chuyên gia, giáo viên trực tiếp giảng dạy qua đó lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nam học sinh lớp 8 trường THCS Trương Gia Mô, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 	Qua 2 bước trên chúng tôi chọn được: 	Nhóm bài tập kỹ thuật: 6 bài tập 	Nhóm bài tập bổ trợ thể lực: 13 bài tập 3.2.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA KIỂU NGỒI CỦA NAM HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG GIA MÔ, THỊ XÃ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG. 	Chúng tôi tiến hành luyện tập cho học sinh mỗi tuần 2 tiết (một tiết chính khóa và một tiết ngoại khóa) những bài tập này chúng tôi dùng như những bài tập tăng lực cho các em, lượng vận động như yêu cầu và ứng dụng vào việc thử nghiệm học sinh của hai trường: - Nhóm thực nghiệm: Gồm 50 em học sinh nam lớp 8 trường THCS Trương Gia Mô – Châu Đốc – An Giang được tập các bài tập đã lựa chọn trên. - Nhóm đối chứng: Gồm 50 em học sinh nam lớp 8 trường THCS Vĩnh Châu – Châu Đốc – An Giang học tập bình thường theo chương trình thể dục hiện hành.  Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, hệ số biến thiên của khách thể nghiên cứu đều nhỏ hơn 10% nên tập hợp số liệu thành tích nhảy xa kiểu ngồi của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có độ đồng nhất tốt. Sai số tương đối của giá trị trung bình của tập hợp mẫu đều nhỏ hơn 0,05 nên tập hợp mẫu có tính đại diện. 3.2.1 Trước thực nghiệm * So sánh thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.3 như sau: 	Kết quả bảng 3.3 cho ta: d = 0.03, t thực ngiệm = 0.76 0.05, nên chúng tôi kết luận rằng, giữa hai nhóm: đối chứng và thực nghiệm không có sự khác biệt về thành tích nhảy xa kiểu ngồi. Tức là thực trạng thành tích nhảy xa kiểu ngồi trước thực nghiệm của hai nhóm này tương đương nhau. 3.2.2 Sau thực nghiệm 	Sau một học kỳ thực nghiệm tiến hành kiểm tra và tính sự tăng trưởng thành tích nhảy xa kiểu ngồi của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thu được kết quả ở bảng 3.4. 	Kết quả bảng 3.4 cho ta thấy: t thực nghiệm = 8.38 > t05 = 1.98, t đối chứng = 5.34 > t05 = 1.98 ở ngưỡng xác suất P WĐC= 5.34). 	Qua trên cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng các bài tập bổ trợ nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nam lớp 8 Trường THCS Trương Gia Mô – Châu Đốc – An Giang của chúng tôi lựa chọn đã mang lại kết quả tốt. 	Để khẳng định rõ hơn hiệu quả lựa chọn hệ thống các bài tập bổ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nam lớp 8 Trường THCS Trương Gia Mô – Châu Đốc – An Giang, chúng tôi so sánh giá trị trung bình của thành tích nhảy xa kiểu ngồi của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm thu được kết quả ở bảng 3.5. 	Kết quả bảng 3.5 cho ta: d = 0.8, t thực ngiệm = 2.09 > t05 = 1.98, do đó giá trị trung bình của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm có P WĐC= 5.34). * KIẾN NGHỊ: 	- Có thể áp dụng các bài tập vừa nghiên cứu để áp dụng vào chương trình giảng dạy chính khoá cho học sinh khối 8 và huấn luyện đội tuyển điền kinh của Trường THCS Trương Gia Mô, Châu Đốc, An Giang. 	- Qua việc nghiên cứu các bài tập trên nhóm chúng tôi mạnh dạn kiến nghị đưa các bài tập này mở rộng thêm cho các khối 6, 7, 9 (nam, nữ) trong các trường trung học cơ sở trong thị xã cũng như trên toàn tỉnh nhằm đạt hiệu quả hơn. 	- Qua kết quả nghiên cứu nhóm chúng tôi nhận thấy thành tích nhảy xa kiểu ngồi do nhiều yếu tố tạo nên như: Tố chất thể lực, đặc điểm tâm sinh lý, cũng như đặc điểm về hình thái. Do đó cần nghiên cứu sâu hơn ở các mặt khác như thể lực, hình thái và tâm lý để từng bước hoàn thiện nâng cao kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh. 	Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, Chúng tôi xin chân thành cảm ơn: 	- Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường ĐHSPTDTT TP. Hồ Chí Minh. 	- Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô Trường ĐH AN GIANG. 	- Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô và các em học sinh khối 8 Trường THCS Trương Gia Mô và trường THCS Vĩnh Châu - Châu Đốc - An Giang. 	 	- TS Nguyễn Quang Vinh – thầy hướng dẫn luận văn 	- Cùng Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học Trường ĐHSP TDTT TP.Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng kính chào. Lê Quang Phong – Nguyễn Thành Tâm 

File đính kèm:

  • pptBao_cao.ppt
Bài giảng liên quan