Đề tài Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường phổ thông

MỤC LỤC

 Trang

Phần A - MỞ ĐẦU. 2

Phần B – NỘI DUNG.

Chương 1 : Một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài.

I. Khái niệm quản lý trường học. 4

II. Bản chất và các chức năng của quản lý. 4

III. Nội dung quản lý. 8

IV. Nguyên tắc quản lý. 9

V. Phương pháp quản lý. 9

Chương 2 : Vài nét về Trường Quốc Học Qui Nhơn.

I. Về lịch sử nhà trường. 10

II. Về đội ngũ giáo viên. 11

III. Về số lượng học sinh và chất lượng giáo dục. 11

IV. Về tình hình cơ sở vật chất. 12

Chương 3 : Thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng

 Trường Quốc Học Qui Nhơn.

I. Thực hiện các chức năng quản lý. 13

II. Thực hiện các nội dung quản lý. 17

III. Nhận xét về công tác quản lý của hiệu trưởng. 19

Phần C – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.

 I. Kết luận. 20

 II. Đề xuất. 21

Tài liệu tham khảo. 22

 

doc23 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iên có thể thực hành và truy cập thông tin từ mạng Internet phục vụ cho việc giảng dạy). 
	- Tăng cường thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm để tháo gỡ các bài khó trong chương trình và cải tiến phương pháp giảng dạy. Trong năm học, mỗi tổ có ít nhất 50% giáo viên thao giảng trong đó có những tiết sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ lên lớp. 
Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất 8 tiết /năm học. Riêng đối với những giáo viên trẻ (có thâm niên giảng dạy dưới 3 năm) dự giờ ít nhất 16 tiết /năm học.
- Tăng cường chất lượng sinh hoạt tổå chuyên môn. Trong năm học, mỗi tổ chuyên môn tập trung giải quyết được ít nhất một nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học.
	- Cử cán bộ, giáo viên, công nhân viên có đủ tiêu chuẩn tham gia các lớp học Thạc sĩ, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên tham gia các lớp học Thạc sĩ chuyên ngành theo hình thức tự túc.
5. Chức năng lãnh đạo và động viên:
Trường Quốc Học Qui Nhơn là một trường có bề dày lịch sử và truyền thống tốt đẹp. Giáo viên của nhà trường đa số là giáo viên lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Bản thân Hiệu trưởng tuy có kinh nghiệm 10 năm làm công tác quản lý nhưng tuổi đời còn trẻ nhưng đã có nhiều cố gắng để tạo ra trong nhà trường một bầu không khí tin cậy và tin tưởng, thực hiện sự lãnh đạo dân chủ, khoan dung, cởi mở và thông cảm lẫn nhau, nhất là thái độ tích cực của cấp trên đối với cấp dưới.
6. Chức năng kiểm tra:
- Kiểm tra, đánh giá giáo viên đúng quy định, công bằng và dân chủ :
+ Tăng cường củng cố nề nếp, kỷ cương trong nhà trường thông qua việc kiểm tra, giám sát việc giảng dạy của giáo viên trong các giờ lên lớp.
	+ Tăng cường công tác thanh kiểm tra trong nhà trường (kiểm tra chuyên môn, kiểm tra chuyên đề), bảo đảm các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo đúng quy định, quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT. 
- Cải tiến việc kiểm tra, đánh giá học sinh :
	+ Đổi mới cách ra đề kiểm tra theo hướng đòi hỏi học sinh phải hiểu bài, vận dụng được kiến thức, chống học vẹt, học thuộc lòng máy móc.
+ Tổ chức việc kiểm tra 1 tiết theo đề chung cả 3 khối lớp đối với các môn Toán, Lý, Hóa để việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác. 
	+ Nghiêm túc trong việc đánh giá, xếp loại học sinh để phản ánh đúng chất lượng giáo dục của từng học sinh, từng lớp.
II. Thực hiện các nội dung quản lý: 
	1. Quản lý nhân sự :
	- Hồ sơ cán bộ, giáo viên được nhập vào vi tính theo chương trình EMIS của Bộ GD&ĐT cung cấp. Hồ sơ này bao gồm ảnh, lý lịch, quá trình đào tạo bồi dưỡng, quá trình lương, khen thưởng Khi cần có thể tra để nắm thông tin một cách chính xác. Hàng năm đều có phần bổ sung, cập nhật những thay đổi.
	- Quản lý hoạt động chuyên môn. Đây là nội dung quan trọng nhất và có tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục-đào tạo của nhà trường. Quản lý hoạt động chuyên môn bao gồm :
	+ Quản lý hồ sơ chuyên môn của trường. Bao gồm : Sổ điểm, học bạ, sổ cấp phát bằng
	+ Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.
	+ Quản lý hoạt động học tập của học sinh.
	2. Quản lý tài chính :
- Quản lý và sử dụng ngân sách theo đúng quy định. 
- Thu các quỹ ngoài ngân sách đúng quy định.
- Chi đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc tài chính kế toán và công khai rõ ràng.
- Thanh toán kịp thời các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
	3. Quản lý cơ sở vật chất.
- Chú trọng việc bảo quản tốt cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học hiện có.
- Trên cơ sở điều kiện thực tế thiết bị dạy học của trường, căn cứ vào yêu cầu của bộ môn về kiến thức, kỹ năng và nội dung sách giáo khoa, giáo viên chủ động vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh.
	- Đối với các bộ môn khoa học thực nghiệm phải đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm, thực hành theo qui định trong chương trình sách giáo khoa. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ lên lớp là tiêu chí bắt buộc trong việc đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên.
- Đảm bảo tỷ lệ kinh phí chi cho việc mua sắm sách báo, tài liệu tham khảo, trang thiết bị thí nghiệm thực hành theo quy định.
	- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp với chương trình bộ môn.
	4. Quản lý thông tin.
	- Thường xuyên nắm bắt thông tin về đơn vị mình qua thông tin nội bộ hoặc ngoài đơn vị. 
	- Tập hợp và tìm hiểu từ nhiều kênh để có thông tin chính xác.
	- Từ đó để có những xử lý thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. 
III. Nhận xét về công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Quốc Học Qui Nhơn :
1. Ưu điểm :
	- Nắm vững và thực hiện tương đối tốt các chức năng, nội dung, nguyên tắc và phương pháp quản lý. 
- Có nhiều cố gắng suy nghĩ tìm tòi để cải tiến công tác quản lý, đoàn kết, quy tụ đội ngũ giáo viên, phát huy nội lực để giữ vững chất lượng giáo dục -đào tạo.
2. Nhược điểm :
	- Công tác quản lý còn mang nặng tính hành chính, chưa có chiều sâu, chưa linh động. 
	- Trong công tác quản lý nhà trường đôi lúc chưa cương quyết, còn xuê xoa, vị nể.
Phần C – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
1. Ngày nay ai cũng biết rằng quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong bất cứ một hoạt động nào của con người, dù là sản xuất hay kinh doanh, dù trong hoạt động văn hóa hay trong hoạt động xã hội. Đối với sự nghiệp giáo dục cũng vậy, hiệu quả và chất lượng giáo dục phụ thuộc vào chính giáo viên và công tác quản lý hoạt động của họ trong nhà trường.
	2. Việc tìm kiếm những biện pháp quản lý trường học cho phù hợp, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là đòi hỏi cấp thiết và cũng là mong muốn của mỗi người làm công tác quản lý trường học.
Vấn đề cải tiến QLGD càng thêm có ý nghĩa quan trọng trong tình hình nước ta hiện nay, khi hệ thống giáo dục quốc dân đã phát triển với qui mô hết sức rộng lớn, với một cơ cấu chức năng và tổ chức ngày càng phức tạp, với đòi hỏi về nhiệm vụ ngày càng lớn, với trình độ ngày càng cao, khi mà các yếu tố lao động, vật tư, tài chính đầu tư vào giáo dục ngày càng phải tiết kiệm, khi mà công việc lãnh đạo và QLGD đối với số đông cán bộ của ngành chưa trở thành một nghề chuyên môn, nghĩa là chưa được đào tạo bồi dưỡng có hệ thống; ngay việc tổng kết kinh nghiệm để xây dựng lý luận QLGD cũng chưa làm được. Trong tình hình đó, việc “cải tiến bộ máy quản lý và công tác quản lý từ cấp Bộ đến cấp trường học”, cùng với việc “đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ QLGD” càng phải được quan tâm đúng mức.
3. Trong nhà trường, hiệu trưởng là con chim đầu đàn, vai trò của người hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Ngày nay trong trào lưu đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và dân chủ hóa nhà trường, nhằm phát huy cao độ tính tích cực của đội ngũ giáo viên thì vai trò của người hiệu trưởng càng nổi bật lên hơn bao giờ hết. 
4. Để làm tốt công tác quản lý trường học thì trước hết đòi hỏi người hiệu trưởng phải nắm vững các chức năng, nội dung, nguyên tắc và phương pháp quản lý. Đồng thời trong quá trình thực hiện cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
II. Một số ý kiến đề xuất:
	1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Cần nhanh chóng ổn định chương trình, sách giáo khoa các bậc học từ Tiểu học đến Đại học.
- Hiện nay có một số văn bản quy định về các hoạt động trong nhà trường không thống nhất, đã lỗi thời, không còn phù hợp cần được điều chỉnh kịp thời.
	2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý được tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tạo điều kiện để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường THPT trong đó quan tâm đến các điều kiện làm việc của cán bộ quản lý.	
- Tổ chức cho cán bộ quản lý các trường được tham quan học tập các trường bạn có kinh nghiệm quản lý tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn Khoa học quản lý (Của PGS TS Vũ Văn Dân, tại lớp Cao học QLGD – Khóa 8).
2. Bài giảng chuyên đề Những lý luận cơ sở quản lý giáo dục(Của Giảng viên Cao Duy Bình, trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo II).
3. Phạm Viết Vượng. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Vụ Đại học. Bộ Giáo dục và đào tạo. Hà Nội, 1995.
4. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
5. Hà Thế Ngữ. Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
6. Luật giáo dục (2005).
7. Điều lệ trường trung học.

File đính kèm:

  • docvai tro cua hieu truong tccn.doc
Bài giảng liên quan