Đề tài Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay

Thực tiễn Việt Nam trong những năm vừa qua đã khẳng định rằng cán bộ là một nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Hiện nay, công cuộc đổi mới, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế ở nước ta chỉ có thể thắng lợi khi các cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, có trình độ tư duy cao đáp ứng được nhiệm vụ mới - đó là tư duy biện chứng mácxít.

Nhận thức rõ điều đó, nghị quyết các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, cũng như các Nghị quyết 3, 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các Nghị quyết 01, 09 của Bộ Chính trị (khóa VII) và gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy, trí tuệ đối với cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo kinh tế.

Với một đội ngũ khá đông được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và trưởng thành từ thực tiễn chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, cán bộ lãnh đạo kinh tế ở nước ta thời gian qua đã góp phần không nhỏ đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm thực tiễn và năng lực tư duy, những yếu kém về tư duy lý luận, sự lạc hậu của tư duy so với sự phát triển của thực tiễn, mà đặc biệt là sự yếu kém về tư duy biện chứng, được biểu hiện trên các căn bệnh trong phương pháp tư duy như lối tư duy siêu hình, kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, bảo thủ, chủ quan duy ý chí. đã dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo hoạt động kinh tế thời gian qua. Những yếu kém về tư duy biện chứng, về phương pháp tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế đang là một vấn đề hết sức cấp bách cần phải giải quyết khi nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, sự thành công hay không thành công của quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế hiện nay.

Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò tư duy biện chứng, cũng như đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu về phương diện tư duy ở cán bộ lãnh đạo kinh tế, làm rõ tầm quan trọng của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới hiện nay. Trên cơ sở này, đề xuất những phương hướng, giải pháp đúng đắn nhằm phát triển, rèn luyện, nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế. Đây cũng là yêu cầu cấp bách mà cả lý luận và thực tiễn hiện nay đang đặt ra. Vì những lý do đó, tác giả đã chọn vấn đề: "Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận án của mình.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iệp cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Hiện nay, công cuộc đổi mới, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế ở nước ta chỉ có thể thắng lợi khi các cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực cần thiết, có trình độ tư duy cao đáp ứng được nhiệm vụ mới - đó là tư duy biện chứng mácxít.
Nhận thức rõ điều đó, nghị quyết các Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, cũng như các Nghị quyết 3, 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các Nghị quyết 01, 09 của Bộ Chính trị (khóa VII) và gần đây nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy, trí tuệ đối với cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo kinh tế.
Với một đội ngũ khá đông được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau và trưởng thành từ thực tiễn chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, cán bộ lãnh đạo kinh tế ở nước ta thời gian qua đã góp phần không nhỏ đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. 
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh về phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm thực tiễn và năng lực tư duy, những yếu kém về tư duy lý luận, sự lạc hậu của tư duy so với sự phát triển của thực tiễn, mà đặc biệt là sự yếu kém về tư duy biện chứng, được biểu hiện trên các căn bệnh trong phương pháp tư duy như lối tư duy siêu hình, kinh nghiệm chủ nghĩa, giáo điều, bảo thủ, chủ quan duy ý chí... đã dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong chỉ đạo hoạt động kinh tế thời gian qua. Những yếu kém về tư duy biện chứng, về phương pháp tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế đang là một vấn đề hết sức cấp bách cần phải giải quyết khi nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ, sự thành công hay không thành công của quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế hiện nay.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò tư duy biện chứng, cũng như đánh giá đúng những mặt mạnh, mặt yếu về phương diện tư duy ở cán bộ lãnh đạo kinh tế, làm rõ tầm quan trọng của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới hiện nay. Trên cơ sở này, đề xuất những phương hướng, giải pháp đúng đắn nhằm phát triển, rèn luyện, nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế. Đây cũng là yêu cầu cấp bách mà cả lý luận và thực tiễn hiện nay đang đặt ra. Vì những lý do đó, tác giả đã chọn vấn đề: "Vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận án của mình.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Về mặt lý luận, vấn đề tư duy và tư duy biện chứng đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong lịch sử triết học trước Mác, có rất nhiều nhà triết học đã nghiên cứu sâu sắc vấn đề tư duy mà đỉnh cao nhất là trong "Khoa học lôgíc" của Hêghen. Kế thừa, chọn lọc và cải tạo tư tưởng của các nhà triết học đi trước, đặc biệt là của Hêghen, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã xây dựng phép biện chứng duy vật và đưa tư duy biện chứng lên một trình độ khoa học mới. 
Ở Liên xô trước đây, vấn đề tư duy được bàn chủ yếu trong các tài liệu, sách báo triết học. Song, nó chủ yếu được đề cập khi các tác giả trình bày về lịch sử triết học, về phép biện chứng, lôgíc học hoặc những vấn đề của lý luận nhận thức. Xin nêu một số công trình quan trọng sau: 
- I. X. Nar-xki, Gor-xki: Phép biện chứng của nhận thức khoa học, Mát-xcơva, 1978;
N.C. Vắc-tô-min: Thực tiễn - tư duy - tri thức, Mát-xcơva, 1978.
- M. M. Rô-den-tan: Nguyên lý lôgíc biện chứng, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, 1979; 
- K. C. O-rut-jep: Lôgic biện chứng, Mát-xcơva, 1981; 
- I. D. An-đrây-ep: Lôgíc biện chứng, Mát-xcơva, 1985; 
- Lịch sử phép biện chứng mácxít. Từ khi xuất hiện chủ nghĩa Mác đến giai đoạn Lênin. Nxb Tiến bộ, Mát-xcơva, 1986;
- A.P. Sep-tu-lin: Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1987.
Ở nước ta, nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều bài viết trên tạp chí, một số luận án đã đề cập đến vấn đề đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, vấn đề nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, ý nghĩa của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo. Đặc biệt nhiều tác giả tập trung tìm hiểu thực trạng tư duy của đội ngũ cán bộ đảng viên và đã nêu ra một số căn bệnh trong phương pháp tư duy. Xin nêu một số công trình cơ bản sau: 
- Ngô Thành Dương: Một số khía cạnh về phép biện chứng duy vật, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1986.
- Nguyễn Văn Linh: Đổi mới tư duy và phong cách, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987. 
- Nguyễn Duy Quý: Đổi mới tư duy: Nội dung và phương hướng, Triết học, số 1/1987; 
- Nguyễn Ngọc Long: Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy, Tạp chí Cộng sản, số 10/1987; 
- Lê Hữu Nghĩa: Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của cán bộ ta, Triết học, số 2/1988; 
- Trần Hữu Tiến: Đổi mới tư duy lý luận - vấn đề cấp bách hiện nay, trong sách: "Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận", Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, 1988; 
- Lại Văn Toàn: Đổi mới tư duy. Tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới, Triết học, số 1/1988;
- Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên): Về sự phát triển của xã hội ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991; 
- Phạm Ngọc Quang: Thử vận dụng lý luận về mâu thuẫn vào thời kỳ quá độ ở nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.
- Vũ Văn Viên: Suy nghĩ về những định hướng trong nghiên cứu và giảng dạy Lô gích học thời gian tới, Triết học, số 1/1992;
- Hồ Bá Thâm: Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã hiện nay, Luận án PTS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994; 
- Trần Văn Phòng: Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Luận án PTS, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1994;
Trong các công trình nêu trên, một số tác giả tập trung phân tích những vấn đề lý luận chung của tư duy hoặc tư duy biện chứng, một số khác lại quan tâm phân tích những hạn chế, những căn bệnh và khuyết tật trong phương pháp tư duy của cán bộ đảng viên ta một cách cụ thể, số tác giả khác lại dành sự chú ý của mình cho việc tìm tòi truyền thống tư duy dân tộc với mong muốn kết hợp truyền thống tư duy của dân tộc với các phương pháp tư duy hiện đại nhằm xây dựng một tư duy mới. Và, có một điểm chung dễ dàng nhận thấy là đa số các tác giả đều tiếp cận vấn đề từ góc độ triết học, do đó thường tập trung vào giải quyết những vấn đề lý luận chung, những vấn đề mang tính khái quát và phổ biến. 
Bên cạnh đó cũng có một số ít tác giả bàn riêng về tư duy kinh tế, nhưng trong các tác phẩm này mối liên hệ giữa tư duy lý luận, tư duy biện chứng với tư duy kinh tế dường như chưa được quan tâm đúng mức. Dù vậy, qua các tác phẩm đó, các tác giả đã nêu ra được những đặc điểm chung, những nguyên tắc, những nét đặc thù của tư duy kinh tế và sự cần thiết của một tư duy kinh tế mới trong công cuộc đổi mới kinh tế. 
Tuy vậy, cho đến nay dường như chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách riêng biệt, có hệ thống và chuyên sâu về vai trò của tư duy biện chứng đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế. Trong khi đó, đây là một vấn đề đang đặt ra hết sức cấp bách đối với công tác lãnh đạo kinh tế trong điều kiện đổi mới đất nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là: Trên cơ sở làm sáng tỏ vai trò tư duy biện chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế, cũng như thực trạng tư duy của đội ngũ cán bộ này ở nước ta, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ này. 
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Làm rõ các phạm trù tư duy, tư duy biện chứng ở góc độ lôgíc biện chứng duy vật.
- Phân tích vai trò tư duy biện chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế.
- Trình bày thực trạng tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế và yêu cầu nâng cao trình độ tư duy biện chứng ở đội ngũ cán bộ này.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực và trình độ tư duy biện chứng cho cán bộ lãnh đạo kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: 
- Luận án không xem xét cán bộ lãnh đạo kinh tế ở mọi cấp mà chủ yếu xem xét đội ngũ cán bộ lãnh đạo kinh tế ở cấp chiến lược.
- Trong luận án, khái niệm tư duy biện chứng chủ yếu dùng để chỉ tư duy biện chứng duy vật mácxít. Chỉ trong một số trường hợp nó mới được dùng với nghĩa chung hơn.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những nguyên lý của phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc biện chứng. Luận án quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng các Nghị quyết của Đảng, sử dụng các công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp; qui nạp và diễn dịch; lịch sử và lôgíc; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê và các phương pháp khác.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần làm rõ vai trò của tư duy biện chứng mácxít đối với cán bộ lãnh đạo kinh tế cấp chiến lược ở nước ta hiện nay.
- Khái quát một số đặc điểm nói lên thực trạng tư duy ở cán bộ lãnh đạo kinh tế, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trình độ tư duy biện chứng cho đội ngũ cán bộ này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu trong luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo, qui hoạch và sử dụng cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo kinh tế.
Kết quả của luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy Triết học, Xây dựng Đảng, Kinh tế học trong hệ thống các trường Đảng, các trường Nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương, 7 tiết.
Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
Trường hợp có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung, độc giả có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.
Vui lòng truy cập tại đây để xem hướng dẫn: 

File đính kèm:

  • docLA2321.doc
Bài giảng liên quan