Đề tài Vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi để giảng dạy phần chạy nhanh ở môn thể dục lớp 9

Để góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất trong nhà trường, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập là một vấn đề băn khoăn của đội ngũ giáo viên thể dục hiện nay. Làm thế nào để vận dụng tốt các biện pháp kích thích tính tích cực và chủ động trong học tập của học sinh? Nếu vận dụng không tốt các phương pháp giáo dục đặc trưng của bộ môn sẽ làm cho môn học trở lên nặng nề, khô khan, gây mệt mỏi ức chế cho học sinh trong tập luyện.

 Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên thể chất là biến bộ môn khô khan thành sinh động, biến các bài tập nặng nhọc thành các bài tập vui vẻ, lý thú và hồn nhiên bằng việc hướng các em vào các trò chơi, các bài tập bổ trợ để các em vừa chươi vừa học, trò chơi kết thúc cũng là lúc các em hoàn thành bài học.

 Trong thực tế giảng dạy thể dục các thầy giáo cô giáo đều biết rõ các động tác kỹ thuật khó, phải biết chia nhỏ kỹ thuật hoặc dùng các bài tập bổ trợ để hoàn thành từng phần động tác hoặc để sửa lỗi kỹ thuật cho các em.

 Nghiên cứu các cuốn sách thể dục dành cho giáo viên và các tài liệu tham khảo về giảng dạy phần chạy nhanh, các tác giả đều rất lưu ý việc vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi để nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật động tác.

 Xuất phát từ thực tế công tác, bản thân tôi dã có nhiều biện phát áp dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ để dạy phần chạy nhanh đạp kết quả cao nhất với kinh nghiệm:

 " Vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi để giảng dạy phần chạy nhanh ở môn thể dục lớp 9".

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi để giảng dạy phần chạy nhanh ở môn thể dục lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 là chậm, hai tiếng là nhanh để các em vận dụng chạy biến tốc).
- Tập xuất phát theo tín hiệu: Tín hiệu có thể là khẩu lệnh, tiếng súng hoặc các tín hiệu khác. Dạy phần này giáo viên yêu cầu học sinh chú ý nghe, giáo viên kéo dài rút ngắn hiệu lệnh để học sinh chủ động phán đoán và thực hiện.
Để có được sức đẩy của chân mạnh trong xuất phát giáo viên có thể sử dụng các bài tập:
Xuất phát có người đẩy hai vai lại.
Xuất phát với dây cao su buộc thân người với vật cố định phía sau
 Với kỹ thuật chạy lao các bài tập bổ trợ tập chung vào thời kỳ đạp sau, tạo ra kỹ thuật đạp sau nhanh, mạnh, góc độ hợp lý, Phối hợp nhịp nhàng tay và chân, nâng dần độ cao thân người và chạm đất bằng 1/2 bàn chân.
	Chính vì vậy kỹ thuật chạy lao được sử dụng các bài tập bổ trợ sau:
Chạy đạp sau tích cực.
Xuất phát- chạy lao có chướng ngại vật đằng trước: căng dây, cành cây, bàn tay của giáo viên để ở các độ cao thích hợp.
Tập xuất phát thấp và chạy lao ở cự ly 20m 25 m.
c - Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ để giảng dạy phần về đích:
	Khi chạy ngần về tới đích người chạy đã mệt và có khi giảm tốc độ lên đòi hỏi phải cố ngắng duy trì được tốc độ tối đa khi qua đích, yêu cầu khi chạy qua đích không dừng lại đột ngột hoặc nhảy về phía trước. Vì vậy khi giảng dạy phần về đích giáo viên lưu lý các bài tập bổ trợ sau:
Tại chỗ tập đưa ngực hoặc vai đánh đích
Chạy nhanh 10m đánh đích
Kết hợp chạy giữa quãng và đánh đích.
 Sau khi học sinh đã thực hiện tốt các động tác trên giáo viên tiếp tục cho các em tập luyện phối các bài tập bổ trợ sau:
Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng 40m -50m
Xuất phát - chạy lao- chạy giữa quãng - về đích 50m -60m.
Hoàn thiện kỹ thuật chạy 60m.
3- Vận dụng các bài tập bổ trợ và các trò chơi vời tiết dạy cụ thể
 Tuần : 4
 Tiết: 7
 Bài thể dục: Ôn từ nhịp 1 - 25
	Học : nữ từ nhịp 26 -29
 nam từ nhịp 26 -33
 Chạy nhanh: Ôn như nội dung tiết 6.
 Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát- chạy giữa quãng.
 Trò chơi: người thừa thứ 3.
I- Mục tiêu:
	Tiếp tục ôn luyện nội dung bài thể dục từ nhịp 1 -25. Học tiếp từ 26 đến 29 của nữ và từ 26 - 33 của nam.
	Ôn lại kỹ thuật xuất phát thấp, học kỹ thuật chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng. Trò chơi người thừa thứ 3.
	Yêu cầu học sinh tập luyện đúng tư thế động tác, thuộc các động tác đã học, chú ý tính nhịp nhàng và uyển chuyển của bài tập. 
Tiếp tục ôn luyện và thực hiện được kỹ thuật xuất phát thấp, nắm vững kỹ thuật chay lao và chạy giữa quãng.
II - Địa điểm - phương tiện
Sân tập bàn đạp, đường chạy , đồng hồ, dây cao su, sào.
III- Tiến trình dạy và học
Nội dung
Đ/L
Phương pháp - tổ chức
Mở đầu:
+ Tập hợp lớp, nêu nội dung và yêu cầu bài học.
+ Khởi động: 
 - Chạy nhẹ nhàng một vòng lớn trên sân trường. 
 - Xoay kỹ các khớp.
 - 3 động tác bổ trợ: ( chạy bước nhỏ, chạy nâng cao gối, chạy đạp sau).
 + KTBC: Tập các động tác thể dục từ nhịp 1 - 25
B, Cơ bản
Thể dục
a, ôn bài thể dục từ nhịp 1 - 25
b, Học mới
 Nữ từ 26 -29
 Nam từ 26 -33
Hướng dẫn động tác mới
Ôn luyện các động tác mới
2, Chạy nhanh
a, Ôn kỹ thuật xuất phát thấp
b, Kỹ thuật chạy lao sau xuất phát
Giới thiệu kỹ thuật chạy lao sau xuất phát
Học sinh tập luyện kết hợp xuất phát thấp và chạy lao
Sửa sai:
Một số học sinh nâng người sớm không có giai đoạn chạy lao
Một số ngã chúi về trước
b, Chạy giữa quãng
+ Chạy tốc độ cao cự ly 30m -40m
+ Chạy biến tốc theo nhịp vỗ tay: Chạy chậm 10m tăng tốc độ 30m
+ Tập xuất phát chạy lao, chạy giữa quãng 50m -60m
Một số sai lầm:
Chạm đất cả bàn chân
Thân trên ngả sau nhiều
Gò bó lên gân
3, Trò chơi người thừa thứ 3
C- Kết thúc
+ Thả lỏng cơ bắp
+ Hướng dẫn về nhà: Ôn bài thể dục
 Tập chạy tốc độcao30m x3
+ Nhận xét giờ học
2 phút
1 vòng
3x3
1lần
3 lần
3 lần
5 lần
3 lần
2 phút
3 lần
3 phút
2 lần
1 lần
2 lần
3 phút
5 phút
3 phút
1 phút
1 phút
-Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số, giáo viên nhận lớp nêu rõ nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy theo hàng 1 sau đó chuyển 3 hàng ngang. Cán sự hướng dẫn
x x x x x ..........
x x x x x ..........
x x x x x .........
- Gọi 2 học sinh thực hiện, giáo viên đánh giá
Chia lớp thành 2 nhóm, cán sự hướng dẫn tập luyện đồng loạt theo hàng ngang
- Giáo viên quan sát sửa sai
Giáo viên làm mẫu luân phiên từng nhóm bằng phương pháp giảng giải làm mẫu; học sinh tập theo
-Tập theo nhóm giới tính, Cán sự hướng dẫn, giáo viên sửa chữa động tác sai
Giáo viên nhắc lại kỹ thuật.
Học sinh tập luyện theo hàng ngang
Giáo viên dùng khẩu lệnh
Giáo viên dùng phương pháp giảng giải làm mẫu
- Theo nhóm 4 học sinh ( có bàn đạp) theo đội hình nước chảy
x x x x ............
x x x x ..............
x x x x ............
Giáo viên dùng sào hoặc căng dây ở độ cao 1,2 m cách người xuất phát 1 m sau đó cho học sinh xuất phát theo hiệu lệnh bình thường
Đánh mạnh tay, tằng độ dài bước chạy
Theo nhóm 4 học sinh
Đội hình nước chảy
phương pháp như trên
Chạy theo nhóm 4 học sinh chạy đường chạy riêng; giáo viên quan sát nhắc nhở
* Giáo viên nêu nguyên nhân sai và yêu cầu học sinh tập lại
- Giáo viên triển khai lớp theo vòng tròn, hướng dẫn học sinh chơi
Cho 4 đôi chạy
- Đứng tại chỗ theo vòng tròn làm các động tác thư giãn cơ bắp ( Giáo viên hướng dẫn)
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện vào sáng sớm
Nêu rõ ưu nhược điểm, tuyên dương và phê bình các cá nhân.
4, Vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi trong phần hướng dẫn về nhà tập luyện.
	Một trong các điểm rất lưu ý trong đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục là phần giao bài tập về nhà để các em tập luyện
	Từ đặc thù của môn giáo dục thể chất là giảng dạy ngoài trời. Nếu giáo viên không làm tốt công tác tổ chức quản lý lớp, tiến hành bài giảng một cách khoa học thì thường bị thiếu thời gian.
	Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa khối lượng vận động với số lượng học sinh và quỹ thời gian luôn luôn xảy ra. Vì vậy giáo viên phải biết cách hướng dẫn các trò chơi và các bài tập bổ trợ để học sinh tự tập luyện tại nhà.
	Việc hướng dẫn bài tập về nhà phải hướng dẫn tỉ mỉ, thông qua đội ngũ cán sự môn thể dục một cách chu đáo thường xuyên cho học sinh.
	Với thực tế sinh động của môn chạy ngắn tôi thường tiến hành hướng dẫn các bài tập về nhà như sau:
	+ Các bài tập bổ trợ:
Chạy trên một đường thẳng.
Xuất phát có dây chun kéo lại phía sau.
Xuất phát, chạy lao theo dây căng chéo để nâng thân người theo dây.
Chạy tốc độ cao 30m -40m có chướng ngại vật và không có chướng ngại vật.
Tập xuất phát, tập đánh đích.
+ Các trò chơi bổ trợ
Chạy tiếp sức
Chạy tiếp sức chuyển vật
 Người thừa thứ 3.
Chạy nhanh mang theo vật nặng
III - Kết quả thực hiện.
Trong chương trình thể dục THCS, phân phối chương trình là pháp lệnh nhưng các bài tập trong từng bài dạy cụ thể là những ví dụ mở. Vì vậy giáo viên giảng dạy thể dục có thể vận dụng để thay đổi các bài tập cho phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh.
	Xuất phát từ thực tế có nhiều năm dạy thể dục lớp 9, bản thân tôi đã vận dụng các bài tập trên để đưa các bài tập bổ trợ và trò chơi vào giảng dạy phần chạy nhanh lớp 9. Tôi thu được kết quả như sau:
Lớp 9A có 45 học sinh
Lớp 9B có 41 học sinh
 ở lớp 9A, tôi đã soạn và dạy đưa thêm các bài tập bổ trợ và trò chơi đã trình bày để giảng dạy kết hợp vơí phân phối chương trình của bộ.
 Lớp 9B, tôi soạn và dạy trung thành theo phân phối chương trình của bộ, không đưa thêm hoặc cải biên các bài tập và trò chơi bổ trợ. Sau phần kiểm tra chạy nhanh tôi thấy kết quả như sau:
Lớp
sĩ số
Kiểm tra lần 1( Bắt đầu vào học chạy nhanh)
Kiểm tra lần 2( kết thúc chạy nhanh)
Trung bình thành tích nữ
Trung bình thành tích nam
Trung bình thành tích nữ
Trung bình thành tích nam
9A
45
10//50
9//85
10//20
9//70
9B
41
10//52
9//86
10//40
9//75
	Từ các số liệu thống kê trên rõ ràng việc vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi vào giảng dạy phần chạy nhanh thành tích của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.
	Một cái được lớn hơn nữa là qua các bài tập và trò chơi bổ trợ các em được tiếp thu kiến thức một cách tích cực chủ động, không khí giờ học vui vẻ thoải mái. không bị gò bó căng thẳng.
IV - Bài học kinh nghiệm
1, Giáo viên phải nghiên cứu kỹ phân phối chương trình thể dục 9 và chương trình chạy ngắn để có kế hoạch giảng dạy cụ thể với từng bài.
2, Sưu tầm và nghiên cứu các bài tập tập bổ trợ và trò chơi thích hợp để vận dụng thiết thực với từng bài học.
3, Đưa thêm các bài tập bổ trợ và trò chơi hoặc thay thế ; cải biên động tác, giáo viên phải soạn kỹ, chuẩn bị nhiều phương án khác nhau để thực hiện ở trên lớp hay ở nhà.
4, Các bài tập bổ trợ và trò chơi giáo viên có thể hướng dẫn trước cho đội ngũ cán sự hoặc là mẫu và giảng giải kĩ ở trên lớp.
V - Những điểm còn hạn chế và khó khăn khi thực hiện đề tài.
	Nội dung đề tài đã đưa được các bài tập bổ trợ và trò chơi điển hình và giúp phần giảng dạy chạy nhanh ở lớp 9. Song không phải giáo án nào cũng thực hiện được, lớp nào cũng thực hiện được mà yêu cầu giáo viên phải có năng lực tổ chức sư phạm tốt, đội ngũ cán sự và sân tập cùng trang thiết bị dụng cụ tập luyện đầy đủ. Đậy là một điều phần lớn các trường THCS đều gặp khó khăn như: giáo viên mới ra trường, cơ sở vật chất trang thiết bị vừa yếu vừa thiếu nhiều.
	Bên cạnh đó các biện pháp để khắc phục vừa đảm bảo đầy đủ chương trình vừa đưa thêm các bài tập bổ trợ và trò chơi thích hợp chưa được đề cập nhiều
VI - Điều kiện áp dụng và hướng đề xuất.
	Như phần tên gọi đề tài này áp dụng để giảng dạy phần chạy nhanh ở môn thể dục lớp 9 trường THCS.
	Khi vận dụng các biện pháp của đề tài này giáo viên cần trình bày rõ ý tưởng của mình với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để thông nhất trong giảng dạy. 
	Việc thay đổi các bài tập bổ trợ và các trò chơi thích hợp với đối tượng học sinh, ở lớp ở trường mình dạy là một hướng đi đúng mà việc thay sách bộ thể dục đã được bộ giáo dục khẳng định .
***
	Từ những kinh nghiệm khiêm tốn của bản thân đã rút ra từ thực tế giảng dạy phần chạy nhanh của thể dục lớp 9. Tôi mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ bé này và rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docTD 06-07 C.doc
Bài giảng liên quan