Đề tài Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn giáo dục công dân lớp 7

 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

- Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu tích hợp việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7

- Tuy nhiên kinh nghiệm có thể áp dụng cho các khối lớp và một số bộ môn có liên quan như Địa lí, Lịch sử ,Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 4251 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn giáo dục công dân lớp 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. KN phê phán, đấu tranh ngăn chặn cái xấu.
3. Phương tiện dạy học
 Máy tính, máy chiếu
4. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
 Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
5. Tìm nội dung tích hợp trong bài học
- Tích hợp với môn Tin học: Hướng dẫn học sinh truy cập các địa chỉ trang Web để cập nhật thông tin, số liệu mới.
- Tích hợp với môn Địa lí lớp 7 bài 14: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa; lớp 8 tiết 28: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam; tiết 38: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam.
- Tích hợp với môn Lịch sử 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)
- Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số hình ảnh về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.
- Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận 
6. Tiến trình dạy học:	
6.1. Ổn định lớp
6.2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1. Trường hợp nào sau đây thực hiện quyền trẻ em. 
 a. Tâm là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên hè phố. 
 b. Nhà nghèo, Hà phải vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng. 
 c. Cha mẹ mải lo làm ăn, Hùng bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ngập
 d. Cha mẹ li thân để Hải về sống với bà ngoại. Ngoại nghèo lại đau yếu luôn nên Hải phải nghỉ học đi bán vé số. 
Câu 2. Trẻ em có bổn phận gì?
6.3. Bài mới
 Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sông ngòi. Em hãy mô tả lại những hình ảnh vừa quan sát? Đó là điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống của con người.. Bài mới ( Giáo viên tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam)
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
- Họat động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
HS: Đọc phần thông tin trong SGK
GV: Ngoài thông tin trên, em còn biết thông tin nào khác về tỉ lệ đất có rừng che phủ ở nước ta 
( Tích hợp với bộ môn tin học) HS chuẩn bị thông tin mới trên mạng Internet
GV: Bổ sung thêm thông tin mới về tỉ lệ % đất có rừng che phủ theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2011. Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn 2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2011. Theo đó, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010.
GV: Em có nhận xét gì về tỉ lệ độ che phủ rừng toàn quốc từ quyết định trên của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
GV kết luận: Tỉ lệ % đất có rừng che phủ có tăng tuy nhiên vẫn ở mức độ thấp.
HS đọc thông tin 2,3,4,5 ( SGK trang 43)
GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến tỉ lệ độ che phủ rừng không tăng trong những năm gần đây.
HS chỉ ra những nguyên nhân khác nhau
GV tích hợp với Lịch sử lớp 9 bài 28: mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)- Mĩ rải chất độc hóa học xuống các cánh rừng của Việt Nam.
Tích hợp với môn Địa lí về tình trạng du canh du cư của người dân: đốt nương làm rẫy.
Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số bức tranh rừng bị tàn phá nghiêm trọng ở nước ta.
GV: Việc tàn phá rừng do khách quan và chủ quan của con người đã gây ra những hậu quả gì
( HS thảo luận theo nhóm nhỏ: 2 bàn 1 nhóm)
- Môi trường bị phá hủy
- TNTN ngày càng cạn kiệt 
- Đời sống con người bị đe dọa.
GV: Việc bảo vệ rừng có quan hệ như thế nào với việc bảo vệ môi trường và TNTN.
 GV: Qua phân tích thông tin, sự kiện trên, em rút ra được bài học gì cho mình
GV chuyển ý
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
GV: Dựa vào kiến thức đã học trong môn Địa lí lớp 6, 7 và thông tin trong SGK, em hiểu môi trường là gì?
GV: Nêu các thành phần của môi trường?
( Tích hợp với Địa lí lớp 6 – Thành phần tự nhiên của trái đất; lớp 7 – Thành phần nhân văn của môi trường)
GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
HS: Một số yếu tố của môi trường: đất, nước, rừng, ánh sáng
GV: Minh họa ảnh về môi trường 
GV: Nhấn mạnh: đây là môi trường sống có tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người.
GV: Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
GV: Phân loại TNTN?
 HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Minh họa ảnh về TNTN
GV: Nhấn mạnh: con người khai thác để phục vụ cuộc sống. Chuyển ý.
GV: Em có suy nghĩ, nhận xét gì về thực trạng môi trường và TNTN nước ta hiện nay và trên thế giới
( Tích hợp với địa lí lớp 7: : Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh tế của con người.)
GV nhận xét đánh giá về tình hình môi trường hiện nay.
GV: Môi trường và TNTN có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? Em hãy chứng minh
Thảo luận theo nhóm nhỏ
(Tích hợp với môn Ngữ văn 7 phần cách làm bài văn lập luận chứng minh: HS đưa ra được quan điểm và dẫn chứng cụ thể)
( Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số bức tranh về cảnh quan thiên nhiên)
GV: Có ý kiến cho rằng: “ Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
( GV nhấn: Đây là một đề văn nghị luận của lớp 7 mà các em sẽ viết trong thời gian tới)
- Họat động 3: Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy nêu một số việc làm bảo vệ, tàn phá môi trường của bản thân và mọi người mà em biết?
GV: Trước những việc làm đó, em dự định sẽ làm gì?
HS: Trả lời tự do.
HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
- Hoạt động 4 : Hướng dẫn làm bài tập
GV: Cho HS làm bài tập b SGK tr45. 
HS: Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện
1. Tỉ lệ đất có rừng che phủ hiện nay ở nước ta
- Tỉ lệ độ che phủ thấp. Tài nguyên rừng có nguy cơ cạn kiệt
- Nguyên nhân
+ Do chiến tranh
+ Do ý thức của con người
Đốt rừng làm nương rẫy
Chặt phá rừng 
2. Hậu quả của việc không bảo vệ rừng
- Môi trường bị phá hủy
- TNTN ngày càng cạn kiệt 
- Đời sống con người bị đe dọa.
? Cần bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường và TNTN
II.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
a. Môi trường: 
Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người, thiên nhiên.
Môi trường tự nhiên
b. Tài nguyên thiên nhiên:
 Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người.
Tài nguyên vô tận: Đất, nước, không khí
Năng lượng gió
Tài nguyên cạn kiệt: Khoáng sản
Than đá
TN đất, nước đang có nguy cơ trở thành TN cạn kiệt
2.Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên :
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người.
 + Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức.
+ Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui , khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần. 
II.Bài Tập
- Bài Tập b SGK Trang 45.
+ Hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi trường: 1,2,3,6..
6.4. Củng cố
HS đọc lại nội dung bài học phần khái niệm môi trường và TNTN; vai trò của môi trường và TNTN
6.5 Dặn dò.
- Chuẩn bị bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (TT).
+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về bảo vệ, tàn phá môi trường và tài nguyên thiên nhiên sống.
+ Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường và TNTN
Phần 3: Kết luận
1. Kết luận
	Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của học sinh..
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú hơn với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
2. Khuyến nghị
* Đối với nhà trường:
- Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần được sử dụng rộng rãi hơn nữa. 
- Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng dụng trong dạy học.
* Đối với phòng giáo dục
- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa cấp khu tổ chức theo quý để giáo viên có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm
- Cần bổ sung thêm sách tham khảo và sách nâng cao cho giáo viên môn Địa lí.
Xin chân thành cảm ơn!
CHÚ THÍCH NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT
1. THCS - Trung học cơ sở
2. GDCD - Giáo dục công dân
3. TNTN - Tài nguyên thiên nhiên 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần 1: Thông tin chung về sáng kiến
 Tóm tắt sáng kiến
1
2
Phần 2: Mô tả sáng kiến
1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm
2. Quan niệm về dạy học liên môn
3. Khảo sát thực tiễn
4. Phương pháp tích hợp liên môn trong bài học cụ thể
4.1. Nguyên tắc tích hợp
4.2. Các phương pháp thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong bài học
4.2.1. Khái quát bố cục bài học
4.2.2. Xác định các môn học có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học
4.2.2.1 Phần 1- Tìm hiểu thông tin, sự kiện
4.2.2.2 Phần 2- Tìm hiểu nội dung bài học
4.3 Kết quả vận dụng phương pháp dạy học liên môn vào bài học
5. Giáo án minh họa
3
4
5
5
5
6
6
6
6
8
14
14
Phần 3: Kết luận
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
20

File đính kèm:

  • docSKKN - GDCD chuan.doc
Bài giảng liên quan