Đề tài Việt Nam gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức đối với một số ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam
Toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu thế lớn trong mối quan hệ quốc tế hiện tại.
Việt Nam với công cuộc đổi mới toàn diện cùng đường lối phát triển kinh tế - xã hội mới ngày càng thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế, và “hoà mình vào dòng chảy sôi động của sự phát triển”. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi (nằm trong khu vực kinh tế năng động và phát triển.) là điều kiện thuận lợi giúp nước ta “đi tắt đón đầu” thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
ích các nhà thầu dầu khí nước ngoài thực hiện chương trình đầu tư tìm kiếm và thăm dò dầu khí; ưu tiên tập trung nguồn lực hoàn thành đúng tiến bộ các dự án trọng điểm như nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngoài ra, Việt Nam cần khai thác sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí dầu khí, đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật trong khai thác và chế biến dầu khí để nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. 3.3. Đề xuất Một số giải pháp tăng cường khả năng hội nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội ở nước ta như trên, cùng với bổi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để tăng cường khả năng hội nhập phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dưới đây sẽ trình bày một số giải pháp nhằm góp phần xác định những mục tiêu, chủ trương đó. *Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hiểu rõ nôi dung , bản chất của quá trình gia nhập WTO đế mọi người chủ động và sẵn sàng tận dụng cơ hội mở ra, đồng thời ứng phó với những thách thức nảy sinh. * Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý. Nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cam kết Việt Nam cần soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực thi các luật mới ban hành; xoá bỏ mọi hình thức bao cấp; đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo đảm sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm Xây dựng các biện pháp hỗ trợ đối với một số lĩnh vực sản phẩm. Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá gía, chống trợ cấp tạo ra môi trường lành mạnh; đẩy mạnh cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm; Đổi mới cơ chế quản lý các cơ quan khoa học công nghệ theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự hoạch toán. * Thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không cần thiết thật sự nhằm rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp và tham gia thị trường, đưa nhanh hàng hoá và dịch vụ vào kinh doanh. * Sắp xếp lại các cơ quan quản lý Nhà nước theo yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, đảm bảo sự đồng bộ, tầm nhìn liên ngành khắc phục sự trồng chéo, kém hiệu quả trong việc xây dựng và thực thi các thiết kế quản lý. * Đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, tư vấn thiết kế * Tập trung sức phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng nhằm tăng cường thu hút đầu tư, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. * Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ, các lĩnh vực sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thành phần kinh tế theo lãnh thổ. * Cần xây dựng và hoàn thành kế hoạch hoạt động quốc gia (IAP), tập hợp các cam kết nêu rõ hiện trạng, các luật chính sách cơ bản để điều tiết các lĩnh vực, các kế hoạch hành động. * Tiếp thu kinh nghiệm của các thành viên trong khu vực, bổ sung cho các chính sách trong nước. * Tiền đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định để thực hiện thắng lợi của các chủ trương và giải pháp là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia. Các chiến lược và các hướng trong kinh doanh phải kết hợp các yếu tố chủ quan, khách quan trong và ngoài nước, phải hài hoà được các lợi ích quốc gia và quốc tế của các nền kinh tế nói chung và các ngành nói riêng trên cơ sở phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, ý trí tự lực tự cường dân tộc nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Phần kết luận Như vậy TCH, KVH là xu hướng phát triển tất yếu và quan trọng nhất hiện nay, các quốc gia đều hoà mình vào quỹ đạo vận động chung ấy. Trong đó WTO -tổ chức thương mại thế giới được thành lập ngày 01/01/1995 là kết quả của vòng đàm phán Urugoay kéo dài suốt 8 năm. Đây là tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện mục tiêu là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên đảm bảo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức đối với ngành kinh tế xã hội của đất nước mình. Vì vậy thực hiện chiến lược “hoà nhập nhưng không hoà tan” Việt Nam đang cố gắng tận dụng những cơ hội, thuận lợi mà TCH mang đến, đồng thời từng bước khắc phục, đấu tranh với những thách thức và khó khăn trong quá trình hội nhập. Để phát triển nhanh và bền vững quá trình hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực, đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải ban hành những chủ trương chính sách kịp thời để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh việc tận dụng những nguồn lực bên ngoài, điều quyết định nhất vẫn là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia và định hướng của sự phát triển, đưa nền kinh tế nước ta phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Cuối cùng tôi xin cảm ơn và rất mong được sự bổ sung góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Giáo viên hướng dẫn ThS. Hoàng Việt Anh Sinh viên nghiên cứu Trần Thị Phượng Tài liệu tham khảo [1]. Bùi Thị Hải Yến - Giáo trình địa lý KT - XH thế giới, Nxb giáo dục, năm 2008. [2]. Doanh nghiệp Việt Nam, APEC, WTO hội nhập và phát triển, Nxb thế giới, Hà Nội năm 2006. [3]. Đặng Thị Thanh Quế - Khoá luật tốt nghiệp “Tổ chức thương mại thế giới WTO - Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Trung Quốc”, ĐHSP Thái Nguyên năm 2003. [4]. Địa lý 12, Nxb giáo dục, năm 2008. [5]. Giáo trình kinh tế - chính trị - Mác - Lênin, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003. [6]. Khổng Thị Thanh Hà - Khoá luật tốt nghiệp “Diễn đàn hợp tác kinh tế - Châu á - Thái Bình Dương và những tác động đến sự phát triển KT - XH - VN”, ĐHSP Thái Nguyên, năm 2008. [7]. Lịch sử 12, Nxb giáo dục, năm 2008. [8]. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức - Giáo trình Địa lý KT - XH Việt Nam, Nxb Giáo dục, năm 2006. [9]. Những mảng tối của toàn cầu hoá, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003. [10]. Ông Thị Đan Thanh - Giáo trình địa lý KT - XH thế giới, Nxb ĐHSP năm 2007. [11]. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại (WTO). Những điều cần biết, NXb lao động, năm 2006. [12]. Website: WTO.org Google.com.vn Mpi.gov.vn Tạp chí cộng sản.vn Danh mục các từ viết tắt CN Công nghiệp DN Doanh Nghiệp KTTT Kinh tế thị trường KT - XH Kinh tế xã hội KVH Khu vực hoá NK Nhập khẩu TCH Toàn cầu hoá KH-KT Khoa học - kỹ thuật XK Xuất khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá UNO Tổ chức Liên Hiệp Quốc UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam á APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương WB Ngân hàng thế giới IMF Quỹ tiền tệ thế giới Lời cảm ơn! Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển không ngừng đã thúc đẩy quy trình toàn cầu hoá kinh tế ngày càng mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, không một quốc gia nào nằm ngoài quỹ đạo vận động chung. Việt Nam với đường lối đổi mới nền kinh tế, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế đã tích cực tham gia vào các tổ chức và chương trình kinh tế lớn trên thế giới. Đặc biệt với việc tham gia vào WTO - một tổ chức thương mại thế giới - một sân chơi lớn, nước ta đã tận dụng những cơ hội, vận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài và từng bước khắc phục những khó khăn và thách thức để giúp đất nước nhanh chóng đi lên. Nhằm hiểu rõ vấn đề này hơn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Việt Nam gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức đối với một số ngành công nghiệp trọng điểm Việt Nam”. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô HoàngViệt Anh đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn sinh viên trong khoa đã giúp tôi hoàn thành đề tài này đúng thời hạn. Là sinh viên năm thứ ba, tuy đã được làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng trong thời gian có hạn, kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế tôi rất mong được sự bổ sung, góp ý, sửa chữa của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên nghiên cứu Trần Thị Phượng Mục Lục Trang Danh mục các từ viết tắt...................................................................... Danh mục sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu................................................... Lời cảm ơn........................................................................................... Phụ lục............................................................................................ Danh mục các sơ đồ, bảng biểu và biểu đồ Sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ Trang Sơ đồ 1.1. Cơ cấu ngành công nghiệp Việt nam 11 Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam(1975-2006) 15 Bảng 2.1. Thông tin cơ bản về WTO 16 Bảng 2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam 23 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chính ở Việt Nam 30 Bảng 3.1. Thực trạng phát triển rừng ở nước ta 35 Bảng 3.2. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam(2000-2008) 36 Bảng 3.3. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam(1995-2008) 42 Bảng 3.4. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam(2005-2008) 47 Bảng 3.5. Sản lượng xuất khẩu dầu thô Việt Nam(2002-2007) 54 Biểu đồ 3.1. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam(2000-2008) 36 Biểu đồ 3.2. Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (1995-2008) 43 Biểu đồ 3.3. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam(2005-2008) 48 Biểu đồ 3.4. Sản lượng xuất khẩu dầu thô Việt Nam(2002-2007) 55
File đính kèm:
- Viet nam gia nhap WTO 2 sua1.doc