Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2008 - 2009 môn thi: địa lý
Câu 1: (5,0 điểm)
a) Hãy cho biết vào các ngày 30/4, 20/11 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ nào?
b) Thành phố Đà Nẵng có vĩ độ 160B. Mỗi năm mặt trời lên thiên đỉnh ở Đà Nẵng mấy lần? Vào những ngày nào?
c) Hãy tính khoảng cách tương đối từ vĩ tuyến 2015' Bắc đến vĩ tuyến 58015' Bắc. Cho biết chiều dài từ cực Bắc đến cực Nam trung bình là 20.000.000m.
ăng trưởng các sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc thời kỳ 1985-2004. c) Nhận xét và giải thích. Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (0C) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,8 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5 Tp. HCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1 Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó? Câu 4: (2,0 điểm) Tại sao thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao? Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được phân thành những đai nào? Nêu khái quát đặc điểm của mỗi đai. Câu 5: (5,0 điểm) Dựa vào atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, a) Hãy xác định vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta; b) Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta về tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng. -------- Hết -------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 NĂM HỌC 2008- 2009 MÔN : ĐỊA LÍ (Đáp án gồm 5 trang) Nội dung Điểm Câu1 (5,0 đ) a) Tính vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh: + Ngày 30/4 Trong thời gian 93 ngày (từ ngày 21/3 đến 22/6), Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 23027' (Từ xích đạo lên chí tuyến Bắc). 40 ngày mặt trời chuyển động biểu kiến được x vĩ độ => B Vậy, ngày 30/4, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ 1005' B. + Ngày 20/11 Trong thời gian 90 ngày (từ ngày 23/9 đến 22/12), Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 23027' (Từ xích đạo xuống chí tuyến Nam). 58 ngày mặt trời chuyển động biểu kiến được y vĩ độ => N Vậy, ngày 20/11, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở vĩ độ 1506' N. (Học sinh có thể tính bằng cách khác, nếu ra kết quả đúng vẫn được điểm tối đa. Nếu có kết quả đúng nhưng không trình bày cách tính thì chỉ được 1/2 số điểm). 2,0 b) Vì Đà Nẵng có vĩ độ là 160B thuộc khu vực nội chí tuyến nên mỗi năm Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Đà Nẵng 2 lần. Lần 1: Trong thời gian từ ngày 21/3 đến 22/6 (93 ngày), Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 23027' (Từ xích đạo lên chí tuyến Bắc). Vậy trong x ngày Mặt Trời di chuyển được 160 (Từ xích đạo đến 160B). x = (160 x 93): 23027' ≈ 63 ngày. Như vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 ở Đà Nẵng sau ngày 21/3 là 63 ngày, đó là ngày 23/5. Lần 2: Trong thời gian từ ngày 22/6 đến 23/9 (92 ngày), Mặt Trời chuyển động biểu kiến được 23027' (Từ chí tuyến Bắc về xích đạo). Vậy trong x ngày Mặt Trời di chuyển được 7027’ (Từ chí tuyến Bắc đến 160B). x = (7027’ x 92): 23027' ≈ 29 ngày. Như vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 ở Đà Nẵng sau ngày 22/6 là 29 ngày, đó là ngày 21/7. (Nếu HS có kết quả đúng nhưng không trình bày cách tính cho 1/2 số điểm. Nếu kết quả sai số 1 ngày vẫn cho điểm tối đa). 2,0 c. Khoảng cách trung bình từ xích đạo đến cực Bắc là: 20.000.000m : 2 = 10.000.000 m 10 vĩ tuyến có chiều dài: 10.000.000 : 90 ≈ 111.111,1 m Khoảng cách từ vĩ tuyến 2015' B đến vĩ tuyến 58015' B là: (58015' B - 2015' B) x 111.111,1 ≈ 6.222.222,2 m. 1,0 a) Tính tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp Trung Quốc Đơn vị: % Năm Sản phẩm 1985 1995 2004 Than 100 159,8 170,0 Điện 100 244,5 559,3 Thép 100 202,1 580,9 Xi măng 100 326,0 664,4 1,0 Câu 2 (5,0 đ) b) Vẽ biểu đồ: Yêu cầu: Biểu đồ đường, vẽ chính xác, đẹp, có tên biểu đồ, đơn vị, năm. Thiếu hoặc sai mỗi thứ trừ 0,5 điểm. 2,0 c. Nhận xét và giải thích: * Nhận xét: - Từ năm 1985 - 2004, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Trung Quốc tăng lên không ngừng với tốc độ tăng trưởng cao, một số sản phẩm đạt tới vị trí dẫn đầu thế giới (dẫn chứng). - Giai đoạn từ 1995 - 2004 tốc độ tăng trưởng cao hơn giai đoạn 1985 – 1995 (dẫn chứng). - Sản xuất xi măng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, sau đó đến thép và điện; ngành khai thác than có tốc độ tăng trưởng thấp nhất song sản lượng vẫn đứng đầu thế giới (dẫn chứng). * Giải thích: - Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành này (...) - Từ năm 1994 Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng (5 ngành chủ yếu) do đó giai đoạn 1995 - 2005 các sản phẩm công nghiệp nói trên của Trung Quốc có tốc độ phát triển rất nhanh. - Ngành công nghiệp xây dựng của Trung Quốc đang phát triển mạnh, nhu cầu xi măng lớn => sản xuất xi măng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. - Khai thác than là ngành truyền thống, hiện nay do sự phát triển các nguồn năng lượng mới nên tốc độ tăng trưởng chậm hơn. 2,0 Câu 3 (3,0đ) Sự khác biệt trong chế độ nhiệt của 2 địa điểm Hµ Néi vµ Tp. HCM: * Hà Nội: - Có nền nhiệt độ thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh, phân mùa rõ rệt. - Có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C, trong đó có 2 tháng dưới 180C, có 4 tháng nhiệt độ cao hơn Tp. Hồ Chí Minh. - Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,50C. * Thành phố Hồ Chí Minh: - Quanh năm nóng, nền nhiệt độ cao hơn Hà Nội. - Không có tháng nào nhiệt độ dưới 25,70C. - Biên độ nhiệt độ ở thành phố Hồ Chí Minh thấp, chỉ có 3,20C. (mỗi ý nhận xét đều phải có dẫn chứng, nếu thiếu chỉ được 1/2 số điểm) * Giải thích: - Hà Nội nằm ở gần chí tuyến Bắc, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc, nhiệt độ hạ thấp về mùa đông - Tp. HCM gần xích đạo hơn, không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc - Từ tháng V đến tháng X, toàn lãnh thổ có gió tây nam thịnh hành và Tín phong nửa cầu Bắc hoạt động xen kẽ: nhiệt độ cao đều trên toàn quốc. - Thời gian 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh ở Hà Nội ngắn hơn + hiệu ứng phơn tây nam xảy ra trong mùa hạ, nên nhiệt độ tháng VI, VII, VIII, IX cao hơn ở Tp. HCM. 1,0 1,0 1,0 Câu 4 (2,0đ) Tại sao thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao? Theo độ cao, thiên nhiên nước ta được phân thành những đai nào? Nêu khái quát đặc điểm của mỗi đai. * Sự phân hoá của thiên nhiên theo độ cao chủ yếu do sự thay đổi khí hậu theo độ cao của địa hình ở vùng núi. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C). Theo độ cao khí hậu nước ta phân thành 3 đai (...) * Đặc điểm của từng đai: - Đai nhiệt đới gió mùa chân núi, độ cao trung bình dưới 600 - 700m: mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng trên 250C, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi, từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm. Đất gồm 2 nhóm chủ yếu là đất đồng bằng và đất Feralit vùng đồi núi thấp; sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới. - Đai cận nhiệt gió mùa trên núi độ cao từ 600 – 700m đến 2600m: khí hậu mát mẻ, không có tháng nào có nhiệt độ trung bình trên 250C, độ ẩm tăng lên. Đất chủ yếu là Feralit có mùn trên núi ; sinh vật gồm các hệ sinh thái cận nhiệt đới. - Đai ôn đới gió mùa trên núi, độ cao từ 2600m trở lên: nhiệt độ quanh năm thấp dưới 150C, mùa đông có nơi dưới 50C. Đất chủ yếu là đất mùn thô; sinh vật gồm các hệ sinh thái có nguồn gốc ôn đới. 0,5 1,5 Câu 5 (5,0đ) a) Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta * Vị trí địa lý - Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. - Vừa gắn liền với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương. - Nằm trên đường giao thông hàng hải, đường bộ, hàng không quốc tế quan trọng. + Hệ tọa độ: B: 23023'B Xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. N: 8034'B Xã đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau T: 102009'Đ Xã Xín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. Đ: 109024'Đ Xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa. 1,0 * Phạm vi lãnh thổ: + Vùng đất: Gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo của nước ta (diện tích 321.212 km2). Có đường biên giới chung với các nước Trung Quốc (1400 km); Lào (2100 km); Campuchia (1100 km). + Vùng biển: có diện tích trên 1 triệu km2 thuộc Biển Đông, chiều dài đường bờ biển 3.260 km chạy theo hình chữ S từ Móng Cái đến Hà Tiên. + Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài lãnh hải và không gian của các đảo. .............................................................................................................................. b) Ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta * Về tự nhiên: - Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu; giáp biển Đông => thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, cây cối bốn mùa xanh tốt, ... - Nằm trong khu vực gió mùa châu Á, khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô; mùa hè nóng và mưa nhiều. - Nằm kề vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và TBD => Giàu khoáng sản. - Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật, tài nguyên sinh vật phong phú. - Vị trí và hình thể tạo ra sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. 1,0 .......... 1,0 * Ý nghĩa về kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng: + Kinh tế: - Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, có nhiều cảng biển quan trọng; là cửa ngõ ra biển của Lào, khu vực Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc => Thuận lợi để giao lưu, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. + Văn hóa - xã hội: - Nằm ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, có sự tương đồng về lịch sử, văn hoá xã hội với các nước láng giềng => Điều kiện thuận lợi để chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực. + Về an ninh quốc phòng: - Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. - Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 1,5 * Khó khăn: - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thiếu ổn định, các tai biến của thiên nhiên gây tổn thất đến sản xuất và đời sống. - Đường biên giới đường bộ và đường biển kéo dài; Biển Đông chung với nhiều nước gây khó khăn cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta. - Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đặt nước ta vào tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới. 0,5 Tổng điểm 20,0
File đính kèm:
- De thi, DA Dia ly.doc