Đề Thi Học Kỳ I Ngữ Văn 7 Trường THCS Thị Trấn Khe Tre

Câu 1(1 đ): a) Hoàn chỉnh chính xác đoạn thơ sau:

 Đã bấy lâu nay,bác tới nhà,

 .

 .

 Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

 (Ngữ văn 7, tập 1)

 b)Đoạn thơ vừa hoàn chỉnh trích từ bài thơ nào?Tác giả là ai?

Câu 2( 1 đ): Nêu ý nghĩa bài thơ ”Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương?

Câu 3(2đ): a) Từ đồng âm là gì?

 b) Đặt câu có sử dụng từ đồng âm và giải nghĩa của từ đồng âm đó(gạch chân từ đồng âm)?

 

doc8 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Học Kỳ I Ngữ Văn 7 Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u và nói rõ đấy là dạng điệp ngữ gì?
 ” Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ”
 (Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)
Câu 5(5đ) Phát biểu cảm nghĩ về thầy(cô) giáo của em.
 --------------------------------------------- Hết -----------------------------------------------
( Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (1 đ): 
 a) Học sinh chép chính xác ( 0,5 đ )
	Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
 Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
 b) -Trích từ bài thơ ”Bạn đến chơi nhà”(0,25đ)
 - Tác giả:Nguyển Khuyến (0,25đ)
Câu 2 (1 đ) : 
 Ý nghĩa của bài thỏ: Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. .
Câu 3 (2đ): a) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau (1đ)
 b) –Đặt câu và gạch chân đúng từ đồng âm (0,5đ) 
 -Phân tích nghĩa từ đồng âm (0,5đ)
Câu 4: (1đ) -Điệp ngữ: chưa ngủ (0,25đ)
 -Dạng điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng)(0,75đ)
Câu 5 (5 đ): 
 * Yêu cầu chung: 
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn biểu cảm .
- Bài văn trình bày mạch lạc, bố cục rõ ràng . Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
 *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
 Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh, cảm xúc của mình đối với thầy 
(cô) giáo. 
 Thân bài: Bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu 
sắc về thầy (cô) giáo (kết hợp hài hòa yếu tố miêu tả, tự sự): 
+ Hồi tưởng những kỉ niệm, những ấn tượng khó quên mà mình 
đã có trong những năm tháng đã qua với thầy (cô) giáo. 
+ Sự gắn bó của mình với thầy (cô) giáo trong niềm vui, nỗi 
buồn, trong học tập, trong sinh hoạt, vui chơi,  
+ Nghĩ đến hiện tại và tương lai của thầy (cô) giáo mà bày tỏ 
tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn,  
 Kết bài: Khẳng định lại cảm nghĩ chung về thầy (cô) giáo.
 * Yêu cầu chấm:
Diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng, nội dung phong phú , có cảm xúc ( 5 đ )
- Trình bày đủ ý nhưng diễn đạt chưa hay ( 4 đ )
Bài làm đủ ý , bố cục chưa rõ ràng ( 3 đ )
Bài làm thiếu ý, sai nhiều ( 2 đ )
Bài làm lạc đề, lủng củng (1đ)
 Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, giáo viên cần chủ động, linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và chấm điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc chân thực và sáng tạo. 
Hết
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 (HKI)
I. ĐỌC VĂN 
 *Văn bản Qua Đèo Ngang
1/Chép chính xác bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Nêu nội dung, nghệ thuật bài thơ.
2/ Bốn câu cuối bài thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
3/ Tìm hàm nghĩa cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang”.
Đáp án:
1/ Học sinh chép chính xác bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Nêu được nghệ thuật, nội dung bài thơ như đã học.
2/ Thể hiện tâm trạng nhớ nước thương nhà, hoài cổ quá khứ của tác giả.
3/ Cụm từ “ta với ta” chỉ một chủ thể nhà thơ đồng thời thể hiện sự đối diện với nỗi cô đơn tuyệt đối của tác giả.
 *Văn bản Bạn đến chơi nhà
1/ So sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang với cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”.
2/Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, em thấy tình cảnh của tác giả tiếp đãi bạn có gì đặc biệt? Điều đó mang ý nghĩa gì?
3/ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bạn sau khi học xong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
Đáp án:
1/ Học sinh nêu được ý nghĩa cụm từ “ta với ta” ở từng bài:
- Qua Đèo Ngang: thể hiện sự đối diện với nỗi cô đơn tuyệt đối của nhà thơ. “Ta với ta” chỉ một chủ thể nhà thơ.
- Bạn đến chơi nhà: “Ta với ta”thể hiện sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn ý hợp tâm đầu nên không có sự cô đơn. Ta là mình và cũng là bạn.
2/ Học sinh nêu được các ý sau:
- Tác giả tiếp bạn trong điều kiện đặc biệt: Không có gì để tiếp đãi bạn.
- Thực chất đây là cách dựng tình huống của nhà thơ vì nếu có đủ mọi thứ để tiếp bạn thì đó là điều bình thường trong cuộc sống. Từ cái không về vật chất nhằm khẳng định cái có sâu nặng là tình bạn.
3/ Học sinh viết được đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu với nội dung:
- Nêu được vấn đề tình bạn trong bài thơ của Nguyễn Khuyến.
- Liên hệ tình bạn của mình -> mong ước.
 *Văn bản Cảnh khuya
1/ Bài thơ “ Cảnh Khuya” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Bài thơ biểu hiện tâm hồn của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
2/ Hãy tìm và chép lại một bài thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên mà em biết.
3/ Chép lại bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.
Đáp án:
1/ Sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện tình cảm thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác.
2/ HS tìm và chép theo yêu cầu : Trung thu, Tin thắng trận 
3/ Chép bài thơ, nêu nội dung, nghệ thuật như đã học.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT 
 *Từ đồng nghĩa
1/ Thế nào là từ đồng nghĩa? Nêu các loại từ đồng nghĩa đã học?
2/ Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau:
a) Xe lửa
b) Máy bay
c) Gan dạ
d) Ngôn ngữ
Đáp án:
1/ Như ghi nhớ SGK/114
2/ Các từ đồng nghĩa với các từ sau:
a) Xe lửa - Hỏa xa
b) Máy bay - Phi cơ
c) Gan dạ - Dũng cảm
d) Ngôn ngữ - Tiếng nói
 *Từ đồng âm
1/ Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
a) Đậu ( động từ ) – đậu ( danh từ)
b) Sâu ( danh từ) – sâu ( tính từ)
2/ Từ đồng âm là gì? Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: ba, bác, cà
Đáp án:
1/ Đặt câu:
a) Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu.
b) Con sâu chui sâu vào quả táo.
2/- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
- Từ đồng âm với các từ sau:
+ Ba ( ba mẹ - số ba).
+ Bác ( đại bác – chú bác).
+ Cà ( trái cà – la cà).
 *Điệp ngữ
1/ Trình bày điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ? Cho ví dụ ?
2/ Tìm điệp ngữ trong các câu sau và cho biết thuộc dạng điệp ngữ nào?
a) “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
( Hồ Chí Minh )
b) Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây, xương sắt da đồng.
Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin.
( Tố Hữu)
Đáp án: 
1/ Như ghi nhớ SGK/152. HS cho ví dụ phù hợp.
2/ Điệp ngữ, dạng điệp ngữ:
a) Đoàn kết, thành công -> điệp ngữ nối tiếp
b) Đảng ta, muôn vạn -> Điệp ngữ cách quãng
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN: 
 Văn biểu cảm: 
	- Cảm nghỉ về ngôi trường 
	- Cảm nghỉ nghĩ về thầy (cô) giáo
* Yêu cầu :
 - Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
 	- Muốn biểu đạt tình cảm, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
	- Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng,chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.
 * Các bước làm bài văn biểu cảm:
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Sửa bài.
*Dàn bài cảm nghỉ về ngôi trường:
 a.Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường (tên, địa điểm).
b.Thân bài: 
-Đặc điểm gợi cảm của ngôi trường: phòng học, cây cối,sân trường ..
-Ngôi trường với thế hệ trẻ: là nơi học tập (cung cấp kiến thức...), ........
-Ngôi trường đối với bản thân học sinh (sự gắn bó với ngôi trường).
 c.Kết bài: Tình cảm của HS đối với ngôi trường ấy.
*Dàn bài cảm nghỉ về thầy( cô) giáo:
a)Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh, cảm xúc của mình đối với thầy 
(cô) giáo. 
 b)Thân bài: Bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu 
sắc về thầy (cô) giáo (kết hợp hài hòa yếu tố miêu tả, tự sự): 
+ Hồi tưởng những kỉ niệm, những ấn tượng khó quên mà mình 
đã có trong những năm tháng đã qua với thầy (cô) giáo. 
+ Sự gắn bó của mình với thầy (cô) giáo trong niềm vui, nỗi 
buồn, trong học tập, trong sinh hoạt, vui chơi,  
+ Nghĩ đến hiện tại và tương lai của thầy (cô) giáo mà bày tỏ 
tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn,  
 c)Kết bài: Khẳng định lại cảm nghĩ chung về thầy (cô) giáo.
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 
 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 9 phút)
Câu 1(1 đ): a) Hoàn chỉnh chính xác đoạn thơ sau:
 Đã bấy lâu nay,bác tới nhà,
 ...........................................
 ...........................................
 Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
 (Ngữ văn 7, tập 1)
 b) Đoạn thơ vừa hoàn chỉnh trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2( 1 đ): Nêu ý nghĩa bài thơ ”Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương? 
Câu 3(2đ): a) Từ đồng âm là gì?
 b) Đặt câu có sử dụng từ đồng âm và giải nghĩa của từ đồng âm đó(gạch chân từ đồng âm)?
Câu 4 (1 đ): Tìm điệp ngữ trong ví dụ sau và nói rõ đấy là dạng điệp ngữ gì?
 ” Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ”
 (Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)
Câu 5(5đ) Phát biểu cảm nghĩ về thầy (cô) giáo của em.
--------------------------------------------- Hết -----------------------------------------------
PHÒNG GD & ĐT NAM ĐÔNG
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 
 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 9 phút)
Câu 1(1 đ): a) Hoàn chỉnh chính xác đoạn thơ sau:
 Đã bấy lâu nay,bác tới nhà,
 ...........................................
 ...........................................
 Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
 (Ngữ văn 7, tập 1)
 b) Đoạn thơ vừa hoàn chỉnh trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2( 1 đ): Nêu ý nghĩa bài thơ ”Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương? 
Câu 3(2đ): a) Từ đồng âm là gì?
 b) Đặt câu có sử dụng từ đồng âm và giải nghĩa của từ đồng âm đó(gạch chân từ đồng âm)?
Câu 4 (1 đ): Tìm điệp ngữ trong ví dụ sau và nói rõ đấy là dạng điệp ngữ gì?
 ” Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ”
 (Cảnh khuya, Hồ Chí Minh)
Câu 5(5đ) Phát biểu cảm nghĩ về thầy (cô) giáo của em.
--------------------------------------------- Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docHK I 7.doc
Bài giảng liên quan