Đề thi học sinh giỏi lớp 9 trường THCS An Khánh năm học 2009-2010 môn: Sinh học

Câu 1 (6điểm).

So sánh nguyên phân và giảm phân?

Câu 2 (2,5điểm).

Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Men đen ở những điểm nào?

Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết gen?

 

doc3 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 trường THCS An Khánh năm học 2009-2010 môn: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Trường THCS An Khánh NĂM HỌC 2009-2010
 MÔN: SINH HỌC 
 ( Thời gian làm bài 150 phút, không tính thời gian giao đề )
Câu 1 (6điểm).
So sánh nguyên phân và giảm phân?
Câu 2 (2,5điểm).
Hiện tượng di truyền liên kết gen đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Men đen ở những điểm nào?
Điều kiện để xảy ra di truyền liên kết gen?
Câu 3 (2điểm).
Vì sao enzim pepsin trong dạ dày chỉ phân hủy prôtêin trong thức ăn mà không phân hủy prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày?
Câu 4 (6,5điểm). 
Dưới đây là thống kê 1 số phép lai ở 1 loại đậu.
Kiểu hình của P
Số cây F1
Hạt xám
Hạt trắng
1 P :Hạt xám X hạt trắng
99
100
2. P :Hạt xám X hạt xám
299
97
3. P : Hạt xám X hạt trắng
150
0
a. Xác định tính trội, lặn về mầu sắc hạt của loại đậu đem lai?
b. Giải thích và lập sơ đồ lai ở mỗi phép lai trên ?
Câu 5 (3đ).
Một gen có chiều dài 0,51 Micromet, gen này nhân đôi một số lần, mỗi gen con tạo ra tổng hợp một phân tử ARN.
Các phân tử ARN có chứa tất cả 24.000 ribo nucleotit.
a. Tính số lần gen nhân đôi.
b. Số lượng nucleotit trong các gen con và số lượng nucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi?
HẾT
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(6 đ)
So sánh nguyên phân với giảm phân: 
* Giống nhau: 
+ Đều là quá trình phân bào gián phân. 
+ Đều có sự nhân đôi của NST, NST tập trung Ở MPXĐ và Phân li về 2 cực của tế bào. 
+ Đều có sự biến đổi hình thái NST. 
+ Đều là cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể. 
* Khác nhau:
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Nguyên phân
Giảm phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào mẹ giao tử.
Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n) thời kỳ chín.
0,5 đ
Một lần phân bào, NST nhân đôi một lần.
Hai lần phân bào, NST nhân đôi một lần.
0,5 đ
Không có sự tiếp hợp của NST
Có sự tiếp hợp của NST
0,5 đ
Kỳ giữa NST xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kỳ giữa NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ( lần Phân bào I)
0,5 đ
Kỳ sau có sự phân chia đồng đều bộ NST về 2 TB con
Phân li 2 NST kép cùng cặp đồng dạng.
0,5 đ
Kì cuối, mỗi TB con nhận 2 NST đơn
Mỗi TB con nhận n NST kép.
0,5 đ
Kết quả: Từ 1 TB sinh dưỡng (2n) qua nguyên phân hình thành 2 TB con có 1 bộ NST (2n) giống TB mẹ.
Từ 1 TB sinh dục (2n) giảm phân hình thành 4TB con có bộ NST đơn bội (n)
0,5 đ
TB phân hóa tạo thành TB sinh dưỡng khác nhau
Phân hóa tạo thành giao tử.
0,5 đ
Câu 2
(2,5 đ)
* Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho các qui luật của Menđen
Có nhiều gen trên NST, các gen phân bố dọc theo chiều dài NST.
0,5 đ
Các gen không chỉ phân li độc lập mà còn có hiện tượng trên kết với nhau và hiện tượng liên kết gen mới là hiện tượng phổ biến.
0,5 đ
Hiện tượng liên kết gen đã giải thích vì sao trong tự nhiên có những nhóm tính trạng luôn đi kèm với nhau.
0,5 đ
* Điều kiện để xảy ra liên kết gen.
- Các gen phải cùng nằm trên 1 NST
0,5 đ
- Các gen nằm gần nhau thì liên kết càng chặt chẽ.
0,5 đ
Câu 3
(2đ)
Khi không có thức ăn enzim pepsin ở dạng không hoạt động(pepsinogen) . Enzim này chỉ hoạt động khi được hoạt hóa bởi HCl (1 đ)
Tế bào cổ tuyến của dạ dày tiết ra chất nhầy muxin phủ lên bề mặt niêm mạcà ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl 
à Enzim pepsin không phân hủy prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày (1đ)
Câu 4
(6,5đ)
a. Từ phép lai 3: P : Hạt xám x Hạt trắng. 
 F1 : 150 Hạt xám 
 (100% Hạt xám) 
 à Hạt xám là trội so với hạt trắng. 
b. Qui ước : gen A - qui định hạt xám
 gen a - qui định hạt trắng 
1 Phép lai 1 : P : Hạt xám x hạt trắng 
 F1 : 99 hạt xám , 100 hạt trắng. 
 F1 : 1 Hạt xám : 1 Hạt trắng 
Đây là kết quả của phép lai phân tích giữa P : Aa x aa 
Sơ đồ lai : P Aa x aa 
 (Hạt xám) (Hạt trắng) 
 Gp : A,a a 
 F1 : 1 Aa : 1 aa 
 (1 Hạt xám : 1 hạt trắng) 
2. Phép lai 2 ; P : Hạt xám x Hạt xám 
 F1 : 299 hạt xám : 97 hạt trắng 
 F1 : 3 hạt xám : 1 hạt trắng 
Đây là kết quả của phép lai giữa P : Aa x Aa 
Sơ đồ lai: 
 P : Aa x aa 
 (Hạt xám) (Hạt xám) 
 Gp: A,a A,a 
 F1: 1AA : 2Aa : 1aa 
 (3 hạt xám : 1 hạt trắng) 
3. Phép lai 3 ; P: Hạt xám x Hạt trắng 
 F1 : 150 Hạt xám 
 (100% Hạt xám) 
 => là kết quả của phép lai P : AA x aa (bố, mẹ thuần chủng) 
Sơ đồ lai: 
 P : AA x aa 
 (hạt xám) (hạt trắng) 
 Gp: A a 
 F1: Aa 
 (100% Hạt xám)
0,25 
0,25 
0,5 đ
0,25 
0,25
0,5đ
0,5đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(3đ)
a. Đổi 0,51 (µ m) = 0,51.104 (Ao) = 5.100(Ao) 
Chiều dài của gen là: L = 5.100(Ao) 
Số Nucleotit của gen là:
N = 2 =2 = 3.000(nucleotit) 
Số lượng Ribonucleotit của ARN là: 
N 3000 1
 = = 1.500(Ribonucleotit)
Gọi x là số lần nhân đôi của gen: 
Vậy số gen con là: 2x 
Mỗi gen con tổng hơp 1 ARN à Số ARN là 2x
Số Ribonucleotit trong các phân tử ARN là: 
 2x = 24.000 
=> 2x = = 16 = 24 
=> X= 4 
Vậy gen nhân đôi 4 1ần. 
b. Số lượng Nucleotit trong các gen con 
2x.N = 16.3000 = 48.000 (Nucleotit)
Số lượng Nucleotit môi trường nội bào cung cấp cho gen nhân đôi là:
(2x- 1)N = (16 - 1)3000 = 45.000 (Nucleotit)
0,25
0,5đ
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docDE HS GIOI 9 mon sinh.doc
Bài giảng liên quan