Đề thi môn Giáo dục công dân khối 12 Học kì 1 Năm học 2012 – 2013

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật.

- Nêu được khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình và nội dung bình đẳng giữa vơ và chồng trong quan hệ nhân thân.

- Nêu được nội dung bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc.

2. Về kĩ năng

- Nhận biết được các hình thức thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

- Nhận biết được những biểu hiện bình đẳng giữa vợ, chồng trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi môn Giáo dục công dân khối 12 Học kì 1 Năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀ THI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 12 HK 1 NĂM HỌC 2012 – 2013
I MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật.
- Nêu được khái niệm bình đẳng trong hôn nhân và gia đình và nội dung bình đẳng giữa vơ và chồng trong quan hệ nhân thân.
- Nêu được nội dung bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc.
2. Về kĩ năng
- Nhận biết được các hình thức thực hiện pháp luật trong cuộc sống.
- Nhận biết được những biểu hiện bình đẳng giữa vợ, chồng trong cuộc sống.
3. Về thái độ
- Có thái độ phê phán đối với những hành vi không thực hiện đúng pháp luật trong cuộc sống.
- Có thái độ đấu tranh vói những biểu hiện bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
II – HÌNH THỨC KIỂM TRA
Kết hợp giữa tự luận với trắc nghiệm khách quan
Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Bến Tre
Trường THPT Nguyễn Trãi 
 Đề thi học kì 1 – Năm học 2012 – 2013
Môn GDCD - khối 12
Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề)
A Phần tự luận (7đ)
Câu 1: (1.5)
Em hiểu thế nào là các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế ?
Câu 2: (1đ)
Vì sao Nhà nước lại quan tâm đầu tư phát triển ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tôc thiểu số
Câu 3: (1đ)
Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em. Theo em đây có phải là biểu hiện bất bình đẳng không? Vì sao?
Câu 4: (2đ) 
Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân gia đình?
Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện như thế nào trong quan hệ nhân thân?
Câu 5: (1.5đ)
Em hiểu thế nào là sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật? mỗi hình thức cho một ví dụ?
B Phần trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn và tô đậm những câu trả lời đúng nhất vào các kí tự A, B, C, D vào bảng bên dưới
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
A
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
C
C
C
C
C
C
C
C
C
C
C
C
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
D
Câu 1 : Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng , bình đẳng của pháp luật ?
A Tính qui phạm phổ biến	 B Tính quyền lực, tính bắt buộc chung
C Tính xác định chặt chẽ về hình thức	 D Tính hệ thống của pháp luật
Câu 2 : Chỉ ra đâu là văn bản qui phạm pháp luật
A Luật hôn nhân gia đình
B Nội qui của trường
C Điều lệ của đòan thanh niên cộng sản HCM
D Điều lệ của hội luật gia Việt Nam	
Câu 3 : Trong các loại văn bản PL dưới đây văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất ?
A Pháp lệnh , chỉ thị B Nghị quyết , nghị định
C Hiến pháp	 D Quyết định , thông tư
Câu 4 : Khái niệm pháp luật được hiểu là :
A Qui tắc xử sự , chỉ bắt buộc với một số người
B Qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
C Qui tắc xử sự của cơ quan nhà nước
D Qui tắc xư sự của một cộng đồng người
Câu 5: Trong những việc làm sau đây thì việc làm nào thuộc về tài sản giữa vợ và chồng
A Vợ, chồng bàn bạc về nơi cư trú.
B Tôn trong quyền tự do tín ngưỡng của nhau.
C Vợ, chồng bàn bạc sử dụng tiền để mua đất.
D Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của nhau
Câu 6: Theo luật hôn nhân gia đình nước ta, trong quan hệ về mọi mặt của cuộc sống gia đình
A Quyền và nghĩa vụ vợ chồng tùy thuộc vào phong tục tập quán của địa phương
B Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng tùy thuộc vào vị trí của mỗi người trong xã hội
C Chồng có quyền và nghĩa vụ nhiều hơn vợ
D Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
Câu 7: Hợp đồng lao động được kí kết trực tiếp giữa: 
A Người lao động và người sử dụng lao động
B Người lao động và ủy ban nhân dân quận
C Người lao động và phòng thương binh xã hội
D Người lao động và sở tư pháp
Câu 8: Những việc làm nào sau đây không phù hợp với quyền bình đẳng các dân tộc
A Đoàn kết giúp đỡ các dân tộc thiểu số
B Tôn trọng phong tục, tập quán các dân tộc
C Đóng góp vật chất, tinh thần cho các dân tộc vùng sâu, vùng xa
D Một số doanh nghiệp không nhận lao động là những người dân tộc thiểu số
Câu 9: Những việc làm nào dưới đây thuộc về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị
A Các dân tộc có quyền dung tiếng nói,chữ viết của mình.
B Giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc.
C Nhà nước tạo điều kiện cho các dân tộc được bình đẳng về cơ hội học tập
D Các dân tộc được tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Câu 10: khi người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước thì người đó đang ở hình thức thực hiện pháp luật nào cuẩ nhà nước
A Sử dụng pháp luật B Thi hành pháp luật
C Tuân thủ pháp luật D Áp dụng pháp luật
Câu 11: Người tham gia giao thong không qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Nghĩa là người đó đang ở hình thức thực hiện pháp luật nào của nhà nước
A Sử dụng pháp luật B Thi hành pháp luật
C Tuân thủ pháp luật D Áp dụng pháp luật
Câu 12: Những việc làm nào dưới đây của công dân thuộc về hình thức sử dụng pháp luật.
A Kinh doanh sản xuất gạo. B Nộp thế cho nhà nước.
C Thực hiện nghĩa vụ quân sự D Không vượt đèn đỏ tại các ngã tư.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN GIÓA DỤC CÔNG DÂN
KHÓI 12 HK1 NĂM HỌC 2012 – 2013
A PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1
- Trong đầu tư phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước ta không có sự phan biệt giữa dân tộc đa số và thiểu sô.
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đói với tất cả các vùng, đặc bieetf là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng các dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển
Câu 2
- Do những vùng này có đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đời sống vật chất cùng như tinh thần còn thiếu so với vùng đồng bằng cũng như ở đô thị, nên Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế ở những vùng này để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, rút ngắn phát triển so với đồng bằng và đô thị (0.5)
- Nhà nước quan tâm đầu tư ở đây để tạo nền móng vững chắc cho những vùng này tự mình vươn lên phát triển về mọi mặt, nâng cao đời sống của người dân (0.5đ)
Câu 3
- Tình trạng bào lực trong hôn nhân và gia đình đó là biểu hiện của bất bình đẳng vì nó đã làm cho người vợ, người con bị khủng hoảng về mạt tinh than, sống một tâm trạng hoang mang, lo sợ. (0.5đ)
- Hành vi này còn là hành vi xâm phạm về nhân phẩm, danh dự củ người khác. Nó đã vi phạm các luật như luật hôn nhân và gia đình,,uật bình đẳng giới, luật phòng chống bào lực gia đình, nếu hành vi này nặng (gây thương tích, gây chết người) thì phải chịu trách nhiệm hình sự (0.5)
Câu 4
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội (1đ)
- Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chon nơi cư trú
- Tôn trong và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cuảnhau
- Tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt (1đ)
Câu 5
- Sử dụng pháp luật : cá nhân tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình. Ví dụ đúng (0.5đ)
- Thi hành pháp luật: Các cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật qui định pháp làm. Ví dụ đúng (0.5đ)
- Tuân thủ pháp luật: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. Ví dụ đúng (0.5đ)
B PHẦN TRẮC NGHIỆM
1A 2D 3C 4B 5C 6D 7A 8D 9D 10B 11C 12A

File đính kèm:

  • docDe thi moon GDCD hoc ki 1 2012 - 2013.doc
Bài giảng liên quan