Đề thi Sự phân hóa trong nội bộ triều Huế trước sự xâm lược của pháp và ảnh hưởng của nó đến quá trình chống Pháp xâm lược

I.Phần Mở Đầu
 Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn là triều đại ở vị trí rất đặc biệt, đó là điểm giao thời từ Việt Nam độc lập sang nước Việt Nam nô lệ. Nhà Nguyễn tồn tại 143 năm (1802 – 1945) trong thời kì đất nước có nhiều biến động, là nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Hiếm có triều đại nào thu hút nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu lịch sử như triều Nguyễn. Một nguyên nhân quan trọng vì đây là thời kì gần với lịch sử hiện đại Việt Nam, còn lưu giữ được nhiều những tư liệu thành văn nhưng phần khác là ở triều Nguyễn luôn tồn tại hai mảng sáng tối đan xen với nhau, dễ gây nên sự tranh luận của các nhà khoa học, trong đó nội dung được đề cập nhiều là cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược (1858 – 1885) và nguyên nhân để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
Nghiên cứu những xung đột giữa hai phe chủ chiến và chủ hòa trong nội bộ nhà Nguyễn thời kì đấu tranh chống Pháp xâm lược (1858 - 1885) không những rất cần thiết để hiểu về quá khứ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ hiện nay, nhất là ở thời điểm chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến vào hội nhập cùng khu vực và thế giới. Cuộc đấu tranh nội bộ đó đã để lại bài học sâu sắc về vấn đề xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong chính quyền nhà nước, là nhân tố quan trọng của thành công cũng như thất bại. Bài học về đoàn kết trong lực lượng lãnh đạo, đại đoàn kết toàn thể nhân dân là bài học lớn trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và nó chính là thứ di sản quý giá của dân tộc cần được chú trọng và tiếp tục vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


 

ppt37 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 19/03/2022 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi Sự phân hóa trong nội bộ triều Huế trước sự xâm lược của pháp và ảnh hưởng của nó đến quá trình chống Pháp xâm lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 càng đông dưới ngọn cờ chống Pháp của các quan lại chủ chiến. Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục hãm mình trong thế bị động thương thuyết, hạ lệnh triệt hết quân để tỏ rõ tín nghĩa với quân Pháp và với hoà ước Giáp Tuất (1874).  
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai 
 Về phía Pháp , lợi dụng thời cơ thuận lợi nên đã đẩy mạnh ý đồ xâm chiếm toàn bộ nước ta . Giữa tháng 7/1883 Pháp tiến hành họp bàn kế hoạch đánh lên Huế . Muốn đánh Huế phải lấy pháo đài Thuận An.  Thái độ và hành động của nhà Nguyễn đã thể hiện rõ sự suy yếu , mất lòng dân nhưng lại luôn ý thức đến quyền lợi của giai cấp mình . Do suy yếu mà sợ giặc mà mất lòng dân nên sợ cả dân . Có điều là sợ Pháp thì Nhà nước Nguyễn bắt tay hoà hoãn Pháp đi đến đầu hàng Pháp , phản bội quyền lợi dân tộc . Còn sợ dân thì nhà Nguyễn chống lại dân , từ bỏ vai trò lãnh đạo , bỏ rơi thậm chí ngăn cản , phá hoại phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân .  Giữa lúc thực dân Pháp chuẩn bị âm mưu đánh Huế thì ngày 19/7/1883 vua Tự Đức băng hà sau 35 năm trị vì . Triều đình Huế đang đứng trước một thách thức mới : nội bộ rơi vào tình trạng lục đục , chia rẽ trong vấn đề tôn vương do Tự Đức không có con. Tình hình này đã tạo thêm cơ hội thuận lợi cho Pháp . 
Pháp tấn công cửa biển Thuận An 
 Chớp thời cơ thuận lợi , triều đình Huế đang rối ren khi vua Tự Đức qua đời , Pháp đánh thẳng vào Huế buộc triều đình đầu hàng . Sáng ngày 18 tháng 8 năm 1883, hạm đội Pháp do đô đốc Courbet ( Cuốc bê ) chỉ huy tiến vào cửa biển Thuận An đưa tối hậu thư buộc triều đình giao tất cả các pháo đài phòng thủ bờ biển cho chúng . Quân ta kháng cự quyết liệt . Cuộc đấu pháo kéo dài 3 ngày liền . Tối chiều ngày 20 tháng 8 năm 1883, quân Pháp mới đổ bộ lên được Thuận An. Được tin Thuận An mất vào tay Pháp , triều đình vội xin đình chiến . Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành đến tìm giám mục Caspard ( Cố Lộc ) làm trung gian để điều đình . Harmand ( Hác măng ) đòi các đồn phải giải giới từ cửa Thuận An lên Huế . Sau đó Harmand đi ngay Huế buộc triều đình ký vào bảng điều ước đã được thảo sẵn gồm 27 khoản rất nặng . ở ngôi vua lúc này là Hiệp Hoà . 
Công việc của Viện Cơ mật hầu như chỉ do hai đại thần Nguyễn Văn Tường , Tôn Thất Thuyết đảm nhận ( phái chủ chiến ), phụ chính Trần Tiễn Thành ( phái chủ hoà ) vì hai chân đau buốt khó đi lại nên xin miễn không phải vào chầu . Mọi việc của Viện Cơ mật đều do hai phụ chính ( phe chủ chiến ) quyết định . Hai ông này chủ trương lấy tấn công làm phòng thủ ở cửa Thuận An. Khi Thuận An thất thủ , vua liền ngả hoàn toàn theo phái chủ hoà vì lo sợ giặc . Lúc này trong các quan của Viện Cơ mật và Bộ binh , người chiếm ưu thế lại chính là Trần Tiễn Thành và bên cạnh ông ta còn có một người mang nặng tư tưởng chủ hoà khác ấy là Thượng thư bộ lại Nguyễn Trọng Hợp , người mới được Hiệp Hoà bổ sung vào Viện Cơ mật . Hiệp ước Harmand được kí kết ngày 25 tháng 8 năm 1883. Theo điều ước này , Nam triều chính thức công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp , công việc ngoại giao do công sứ Pháp chủ trương , nước Pháp đặt một chức công sứ ở Huế , một chức Khâm sứ . Vua và các đại quan cai trị dân như cũ . Khoản 5 của hiệp ước định rằng : Nam triều phải cho thi hành việc đình chỉ mọi hoạt động quân sự , gọi các quan ở Bắc Kỳ về làm việc như cũ . Thuế thương chính nước Pháp thu , nước Pháp còn giữ việc ngoại giao của nước Nam. 
Lễ kí hiệp ước Harmand 
 Xứ bộ Nam triều đề nghị nhượng cả xứ Bắc kỳ , từ tỉnh Ninh Bình ra bắc cho nước Pháp thuộc địa để lại cho nước Nam từ tỉnh Thanh Hoá cho đến hết tỉnh Bình Thuận tự chủ như cũ . Harmand không nghe buộc Nam Triều phải chấp nhận ký hoà ước .  Điều ước Harmand được ký kết chứng tỏ triều đình không còn sức kháng cự . Hiệp ước là một nỗi đau xót nhục nhã nhất trong các hoà ước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp . Sau khi hiệp ước được ký kết triều đình cử Nguyễn Trọng Hợp khâm sai đại thần ra Bắc Kỳ nhận lại các tỉnh , thành , triệt bãi các quan thứ , hiểu dụ nhân dân để thi hành thoả thuận với Pháp . 	 Trong khi phe chủ hoà sớm kí hoà ước bắt tay với Pháp thì phe chủ chiến vẫn ra sức hoạt động , chuẩn bị lực lượng để chờ ngày sống mái với kẻ thù . Dựa vào quyền lực của mình , Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết kiên quyết phế bỏ và trừ khử những ông vua và những thế lực thân Pháp . Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi Tự Đức mất , liên tiếp có 3 ông vua bị phế , lập , đó là các vua Dục Đức , Hiệp Hoà , Kiến Phúc . Những ông vua này đều sớm có tư tưởng thân Pháp làm cản trở phe chủ chiến và phong trào đấu tranh của nhân dân . Đồng thời đệ nhất phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành , người đúng đầu phe chủ hoà cũng bị giết .	 Lợi dụng sự sơ hở của hiệp ước Harmand (25/8/1883) không có khoản nào nói tới vấn đề quân sự của triều đình , Tôn Thất Thuyết đã cho tuyển mộ binh lính , thành lập và củng cố các sơn phòng . Tại kinh đô , Tôn Thất Thuyết cho tổ chức và đổi mới việc huấn luyện hai đội quân Phấn Nghĩa và Đoàn Kết . Đội quân này do Đề đốc kinh thành Trần Xuân Soạn chỉ huy . 
 Như vậy , Tôn Thất Thuyết sớm có tinh thần chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với thực dân Pháp . Hành động loại bỏ phái chủ hoà của phái chủ chiến đã cho thấy trong nội các Huế chỉ còn phái chủ chiến cầm quyền và đối lập với Pháp . Không chỉ dừng lại ở đó , phái chủ chiến còn có những hành động khiến người Pháp tức giận . Ngày 22 tháng 7 năm 1883 vua Dục Đức bị phế , ngày 29 tháng 11 năm 1883 Hồng Dật bị phế , ngày 31 tháng 7 năm 1884, Kiến Phúc bị phế , Ưng Lịch lên ngôi lấy hiệu là Hàm Nghi mà không thông qua người Pháp . Dân gian gọi là sự kiện trên là “ Tứ nguyệt tam vương ” . Như vậy chỉ trong vòng 4 tháng nước ta đã có 3 ông vua bị phế , chứng tỏ tình hình chính trị nước ta khá căng thẳng , điều đó đã làm cho tư tưởng của một số quan lại lay động . Bên cạnh những người vì quyền lợi của bản thân , quyền lợi giai cấp mà đi ngược lại truyền thống của dân tộc , đi ngược lại với quản đại quần chúng nhân dân mà có xu hướng thân Pháp , thậm chí còn cầu viện Pháp ( Hiệp Hòa ) thì cũng có một số người đã đứng lại trước quyền lợi của nhân dân , tin tưởng vào sự ủng hộ của nhân dân , đại diện như Tôn Thất Thuyết . Rõ ràng lúc này phe chủ chiến đã thắng thế . Tôn Thất thuyết không chỉ cương quyết phế truất các ông vua mới lên ngôi đã có tu tưởng thân Pháp như Dục Đức , Hiệp Hòa . Như vậy , những hành động của phe chủ chiến lúc này mà Tôn Thất Thuyết là người đại diện có thể khiến cho người khác nghĩ là chuyên quyền . Tuy nhiên nếu nhìn đa diện thì hành động cương quyết của Tôn Thất Thuyết là đáng ghi nhận , rất hợp lòng dân . Có thể nói đây là sự lên ngôi của phe chủ chiến , chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chống Pháp bằng bạo lực nổ ra . 
3. Một vài nhận định về kết quả và ý nghĩa .  Với chế độ phong kiến Việt Nam, kết quả của sự phân hóa này đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn lệ thuộc và trở thành tay sai cho chính quyền thực dân cai trị nước ta . Đồng thời với thất bại phái chủ chiến đã chấm dứt thời kì chia rẽ trong nội bộ triều đình . Từ đây , triều đình Huế đi vào thống nhất nhưng đặt dưới sự chỉ đạo của thực dân Pháp .	 Sự thất bại của triều đình lúc bấy giờ là một tất yếu của lịch sử do con đường đấu tranh của lực lượng phong kiến không đủ sức giành thắng lợi trước âm mưu thâm độc và sức mạnh của chủ nghĩa thực dân phương Tây , thành trì phong kiến không chống nổi sức mạnh của đại bác tư bản . và bởi ngọn cờ đấu tranh phong kiến lúc này đã trở nên lạc hậu , không còn phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc . 	 Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược , phái chủ chiến đã được hình thành và nhanh chóng trở thành chỗ dựa của quần chúng nhân dân . Đường lối chống giặc của phe chủ chiến đã vạch ra con đường chính nghĩa giải phóng dân tộc , phù hợp với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta . Ngược lại , phái chủ hòa đã bộc lộ rõ bản chất phản động nên ngày càng đối lập với nhân dân dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai phong kiến trở nên sâu sắc . 
Từ việc phân tích trên có thể rút ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến sự hình thành luồng tư tưởng này : 
	 Thứ nhất , xuất phát từ nhận thức khác nhau của vua quan nhà Nguyễn phần lớn quan lại nhà Nguyễn đều nhận định sai lầm âm mưu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam chỉ là muốn thông thương và truyền đạo . Chính sự ngây thơ mơ hồ này cũng là một nguyên nhân thúc đẩy triều đình Huế sớm có tư tưởng nghị hoà . Nhưng bên cạnh đó cũng có người nhận rõ dã tâm của thực dân Pháp nên kiên quyết chống giặc đến cùng .	 Hai là , thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam đúng vào lúc chế độ phong kiến đã đi vào giai đoạn suy tàn . Nước Việt Nam đã suy yếu về mọi mặt nên không còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản Phương Tây . Vì vậy mà nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hoà hoang mang sợ giặc . Cuối cùng dẫn tới thiếu quyết đoán , chỉ đạo đường lối sai lầm . 
	 Ba là , dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên sự xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều Nguyễn đã vấp phải phản ứng quyết liệt của nhân dân . Phe chủ chiến đã tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân mà gây áp lực với Pháp , cản trở phe chủ hoà câu kết với thực dân Pháp .	 Bốn là , trước sức tấn công của tư bản Pháp với tiềm lực hiện đại mạnh hơn ta nhiều lần thì sự phân hoá thành phe chủ chiến và chủ hoà dưới triều Nguyễn là một tất yếu của lịch sử . Đó là sự phân hoá của hai luồng tư tưởng : sợ giặc và kiên quyết chống Pháp đến cùng . Kẻ sợ giặc thì nhanh chóng đầu hàng còn người yêu nước thì chống Pháp đến cùng . Thực trạng phân hoá đó phản ánh đúng lịch sử cách mạng Việt Nam lúc đó .  
4. Kết Luận .	 Qua sự phân hoá của hai luồng tư tưởng chủ chiến và chủ hoà đã cho thấy bức tranh phong kiến triều Nguyễn lúc giao thời . Đó là lúc triều đình rối ren lắm mối nhiều tơ còn người đứng đầu thì do dự bị động thiếu tính quyết đoán . Cuối cùng triều đình đã thất bại , chấp nhận chia sẻ quyền lợi với thực dân Pháp . 
	Qua đó , chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn , nhiều chiều hơn về công và tội của triều đình nhà Nguyễn . 

File đính kèm:

  • pptde_thi_su_phan_hoa_trong_noi_bo_trieu_hue_truoc_su_xam_luoc.ppt
Bài giảng liên quan